Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949, quê ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Nhà thơ mất ngày 06 tháng 7 năm 2023.
Ảnh: tư liệu
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ: Nguyên phóng viên, biên tập viên Tạp chí Sông Hương; Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (khóa VII, VIII, IX); Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III và khóa IV; Nguyên Tổng Thư ký Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (2000 - 2005).
Giải thưởng: Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ 1971 - 1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng; Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 1999. Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998 - 2004) của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1988);...
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đến với cuộc đời bằng một dư vang thanh khiết, hồn nhiên. Sự nghiệp sáng tác chính của bà là thơ, bên cạnh đó mảng đề tài viết cho thiếu nhi gồm cả thơ và truyện cũng rất thành công. Giai đoạn “Tuổi chiều”, bà còn sáng tác nhiều ca khúc, được thể hiện bởi các ca sĩ chuyên nghiệp. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có niềm sẻ chia trong mát, có nỗi buồn lặng yên thấu đáy, có ý nghĩa thấm trong phận chữ mà nhà thơ đã thảng thốt cất lên quá đỗi tự nhiên. Tâm hồn thơ của bà sẽ mãi “tươi như nắng, xanh như lá”, mãi theo dòng thời gian dẫu nhà thơ đã rời đi để trải nghiệm sự tinh khôi ở một cõi khác.
Tạp chí Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ từ Tuyển tập Lâm Thị Mỹ Dạ, như nén nhang chia buồn và tưởng nhớ sâu sắc.
Tạp chí Sông Hương
LÂM THỊ MỸ DẠ
Khoảng trời, hố bom
Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù - Hứng lấy luồng bom...
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau.
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Đi qua khoảng trời em - vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?
Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng
Lệ Thủy, 1972
Có một đường long não
Những lúc lòng buồn khổ
Ta thường đến bên người
Ơi những vòm long não
Thiên đường xanh của tôi
Sáng tròn bao phiến lá
Cây gieo ngọc lên trời
Gió từng chùm buông thả
Thầm thì về xa xôi
Tôi đi dưới hàng cây
Biết mình không còn bé
Cây cao lên mỗi ngày
Như tôi không còn trẻ
Tiếc nuối rồi cũng thế
Lá vàng ư? Sẽ rơi
Lá vàng như cánh cửa
Khép đất xa cách trời!
Mà hương thơm long não
Dầu đi xa nơi nào
Vẫn về trong giấc ngủ
Như một niềm khát khao
Có một đường long não
Nên xa Huế không đành
Có một đường long não
Nên nỗi buồn biếc xanh!
Nói với trái tim
Biết bao ngôn ngữ trên đời
Làm sao nói hết những lời trái tim
(Mỹ Dạ)
Sau một đêm dài thức trắng vì thơ
Chợt tia nắng soi vào phòng tôi tinh nghịch
Tôi chạy ra sân
Chạy như trẻ con
Làm vỡ tung những giọt sương trên đất
Ngực áp lên bao ngọn cỏ mềm
Nghe trời đất thấm vào hồn như rượu
Bỗng lạ lùng
Nhận ra dáng trái tim mình như dáng lưỡi cày
Úp lên ngực đất
Đập thình thình cày lên thời gian
Trái tim dịu dàng, trái tim đằm thắm
Sao em lại mang dáng lưỡi cày
Để đau buồn chạm vào em là buốt nhói
Để tình yêu chạm vào em là tốt tươi
Em là nơi bắt đầu, là nơi kết thúc
Nhưng chẳng bao giờ có biên giới trong em
Em sinh ra để làm ra, để chứng kiến và để chứa đựng
Nỗi buồn, tình thương và hạnh phúc
Không gian không sâu thẳm bằng em
Biển khơi không dữ dội bằng em
Mặt trời không nóng bức bằng em
Ôi, trái tim
Sao em lại mang dáng lưỡi cày
Để suốt đời không bao giờ yên ổn
Để suốt đời cày lên
Cày lên
Đớn đau và hạnh phúc
Cho anh tựa vào em
Cuộc đời em đơn thân đến nỗi...
Chưa bao giờ em tựa vào anh
Và vì thế em âm thầm sống
Tựa vào chính mình trĩu nặng, đớn đau
Bao lời tiếng lấm lem bùn đất
Bao đêm trắng tơ giăng chóng mặt
Em tựa vào em - đơn độc quen rồi
Em tựa vào em - gắng vững giữa đời
Trên đôi vai bình yên
Mà bão giông nghiêng ngửa!
Em chênh vênh đối mặt chính mình
Nào ai biết, đến anh cùng chẳng biết
Em quằn mình như rễ giữa đất im
Đời bất chợt thác ghềnh ào trút xuống
Vùi lấp anh - cơn bạo bệnh kinh hoàng
Bạn bè anh rộng nhiều như trời biển
Vực anh lên cho anh lại lòng tin
Bàn tay nâng em thành bảo mẫu
Nước mắt lặn vào trong cho anh thấy nụ cười
Bệnh tật lo toan giấu vào đêm trắng
Giữa tháng ngày trĩu nặng
Em đứng thẳng người
Cho anh tựa vào em
1999
Ném thia lia
Thôi thì ta với hồ xanh
Ném thia lia - sóng bỗng thành bạn chơi
Đá xanh chém vút ngang trời
Tung từng con nước trắng ngời sáng lên
Đá cho sóng đôi cánh mềm
Hay sóng cho đá bay trên mặt hồ
Cám ơn trò chơi ngây thơ
Cho ta gặp tuổi dại khờ thuở nao
Đuổi tìm nhau bước thấp cao
Sóng cười đá nhảy ngả vào hồ thơm
Ước gì cầm được cô đơn
Ném thia lia để hóa buồn thành vui
(TCSH414/08-2023)
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung
Sinh năm: 1952 tại Nga Sơn, Thanh Hoá.Hiện đang công tác tại Hà Nội.Tiến sĩ Sử học, Phó giáo sư Xã hội học.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
...Ta cứ hẹn gặp nhau nơi HuếGió xòa lang thang tóc thả mờiMắt lá nghiêng cười cho ai đợiAnh để lòng bỏ ngỏ cõi hoang...
Khoảnh khắc Cõi yêu Tự khúc
Võ Quê - Nguyễn Xuân Sang - Hồ Ngọc Chương - Duy Phi - Trần Thị Ngọc Lan - Nguyễn Hưng Hải - Huy Tập - Vương Anh
Sinh ngày 10-3-1973Quê quán: Phong Điền Thừa Thiên HuếHiện công tác tại Văn phòng Hội Nhà Văn TP Hồ Chí Minh
HỒ CHÍ MINH(Hồ Chí Minh Toàn tập (tập 7, tr.277) NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2000)
Phạm Xuân Trường - Đức Sơn - Hoàng Quý - Hoàng Niên
Sinh năm 1953 tại Huế. Hiện nay sinh sống, làm báo tại TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
THANH THẢOThăm vườn nhà bạn Tặng Trần Vàng Sao
Sao bỗng muốn quăng cả hồn lẫn bútCái cây bút nhẹ tênh mà vương nợ chi màNhưng cứ mãi vậy thôi, mãi còng lưng cõng bútTừng bước nhọc nhằn rút ngắn dặm trời xa...
Tên thật: Mai Linh Sinh năm: 1959, nơi sinh: Thanh HoáBút danh: Mai Linh, Mai Tài MinhThể loại: Thơ, văn học dịch
Kỷ niệm ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt Nam 15-7-1950 Hồ Xuân Hùng - Trần Nhuận Minh - Phạm Tấn Hầu - Quốc Thành - Nguyễn Thế Thắng - Lê Bá Thự - Nguyễn Sĩ Cứ - Nguyễn Thanh Xuân - Trần Ngọc Trác - Trần Cao Sơn