LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
Nhà thơ Hữu Loan - ký họa của Hải Bằng
Tham gia khởi nghĩa Nga Sơn, tháng 8-1945, ủy viên ủy ban lâm thời tỉnh Thanh Hóa - Phụ trách báo Chiến Sĩ của Liên khu 4 - Tuyên huấn Sư đoàn nổi tiếng 304. 1954 công tác ở Hội nhà văn Việt Nam. Sau chuyện "Nhân văn - Giai phẩm" ông trở về quê làm ruộng, và suốt 30 năm không bước chân ra Hà Nội.
Sông Hương xin trân trọng giới thiệu 3 bài thơ của ông, gồm 2 sáng tác cũ và một đoạn trích trường ca.
HỮU LOAN
Phương gió
Bộ đội liên hoan mai đã đi
Người từ ven núi dọc bờ khe
Bãi khuya khe núi đồng thanh tắt
Tan kịch người thôn nối đuốc về
Bộ đội lên đường dưới rặng cây
Rào thưa ngõ chống dóng tre gầy
Từng tay già nắm từng tay trẻ
Tưởng đến đây thì ở mãi đây
Bộ đội lên đường nối tiếp nhau
Vang vang kèn lệnh dội bên cầu
Trông theo bụi cuốn vàng lưng ngựa
Làng xóm quê mùa nếp váy nâu
Chiều xuống nhà sao rộng quá chừng
Nền cao đất trắng lạnh bàn chân
Người xa gối súng dài đêm lạ
Mắt mẹ xa vời bóng xám sân
Sương ở đâu nhiều chăn chiếu vá
Ở đâu lửa rắc lụi tro dần
Bờ khuya ai múc lầm phương gió
Cho để rơi đài xuống giếng trăng
Nguyễn Sơn
Nguyễn Sơn như con tàu biển khổng lồ
mang giông tố đại dương đi đến đâu
không
cho
sóng
ngủ
Nguyễn Sơn như núi lửa mọc ở đâu
là gây những đám cháy
vòng quanh
Từ Vạn Lý Trường Chinh
Nguyễn Sơn về Liên khu Tư
những năm đầu kháng chiến
Liên khu Tư của
Nghệ Tĩnh lầm lỳ
và nước Liên khu Tư
đã biết thế nào là giông biển
và rừng Liên khu Tư
đã biết thế nào là cháy rừng.
Phải vì Đất như giường hẹp
Nằm thừa
đầu
thừa
chân
phải vì giường không đầu
một bước đi vạn lý
Nguyễn Sơn ra đi
không
ai
ngờ...
Những thằng đại xu nịnh ngày xưa
trở mặt
nhưng lịch sử và thời gian
không
bao
giờ
phản trắc
Còn vang dội mãi rừng núi Nưa
tiếng Nguyễn Sơn
một
lần
truyền
hịch
còn vang dội mãi những tâm hồn
những o gái Liên khu Tư
mắt xanh màu Trường Sơn
mang trong mắt hình ảnh người
Râu - Hùm, Hàm - Én.
gần thì sợ ghê
nhưng xa thì nói
không bao giờ hết chuyện
những gánh trống chèo
những kèn đồng gươm gỗ
lỉnh kỉnh
gánh gồng khiêng vác
những gia đình nghệ nhân toàn gia
dắt dìu bế bồng
không chỗ nào là không tụng ca
người mê xem quân nhân văn nghệ
Nguyễn Sơn
Nhưng ngày 22 tháng 10
đọc báo Nhân Dân thấy đăng cáo phó
"Thiếu tướng Nguyễn Sơn
đã từ trần!"
- Thiếu tướng Nguyễn Sơn nào?
- Làm gì có mấy Nguyễn Sơn!
Đành rằng sống chết con người tại số
nhưng hình như có bàn tay
Định
mệnh
khốc
liệt
nào
đặt lên cung kiếp Nguyễn Sơn
Một cuộc đời ngắn ngủi
bao nhiêu là bất thường
bất thường đến
bất thường đi
về bất thường
chết lại càng
không
đúng lúc!
Văn nghệ sĩ bao người đã khóc
khi đọc báo Nhân Dân
thấy cáo phó Nguyễn Sơn
Và ngày 22 tháng 10 trên khắp nẻo đường Thủ đô
một đám tang đã diễu hành
một đám tang
cờ đỏ liệm quan tài
nấc lên màu huyết...
Một đám tang đi
không
bao
giờ
tới
huyệt!
Hà Nội, 10-1956
Ái hoa và nấm độc
(trích)
…
Những bão tố chiến tranh
những tai họa không tên
sẽ cập bến
các vì tinh tú!
Khối đoàn kết tinh cầu
sẽ
không còn nữa
Khách quý trần gian
đã hạ cố lên chơi
mang theo chân
đói rách
hiềm nghi
nịnh hót
vô luân
cướp của giết người
- Có những vì sao
như mắt đẹp em ơi
sẽ vĩnh viễn tắt đi
như vĩnh viễn
mắt em nhắm ngủ!
*
Đừng đánh giá văn minh loài người
bằng những cuộc
đi mây
về gió
hay
bằng những chùm vệ tinh
đeo quanh quỹ đạo Địa Cầu
như một chuỗi nữ trang
*
Chưa có triều đại nào
lo cho dân
cái ăn
xây cho dân cái ở
trước khi xây
cung vua
và lăng mộ
Kim Tự Tháp
kỳ quan
hay tội ác
để đời
của tập đoàn
pharaông
bạo chúa?
*
Khoa học nuôi dân
chưa
hiện
đại
bao giờ!
Chỉ có khoa học
giết người
là siêu bình phương
là siêu bình phương
hiện đại!
Ở điểm này
bọn buôn nước
buôn dân
có thể vỗ ngực
tự hào
không những bằng trời
mà còn bỏ cách xa trời
*
Những chiến tranh
bị cưỡng bức đi
xâm lăng vũ trụ
nay mai
Những bãi chiến trường
sẽ không còn là
làng xóm
thảo nguyên
hay sa mạc
dưới đời!
Xác những chinh phu
không còn dùng da ngựa
hay ni lông để gói
xương trắng
chiến binh
Không còn được làm mồi
cho rùa hang
chó núi
Tam giác thần nào vũ trụ nào
sẽ treo lửng lơ
mãi mãi
hay sẽ rơi vào
vô cực
đâu đâu?
*
Trên đất lành
nếu đem hạt cỏ ta tung
sẽ mọc ngay
xanh rì
mùa cỏ
Nếu đem gieo ré đó
bón phân gì đi nữa
cũng không thành
tấm thơm
(thu hoạch dù bội hơn
bông nhiều và hạt mẩy)
Rặt nòi
là như vậy
hay
nòi nào thì giống nấy
*
Vào không gian mênh mông
nếu ta tung hoa lành
gió lên
mùa hương ngát...
Năm 1982
(SH32/08-88)
HUỲNH THUÝ KIỀU
NGUYỄN THỊ HẢI
KIM QUÝ
LÊ THÀNH NGHỊ
Nguyễn Đức Tùng - Lê Hoàng Thảo - Đỗ Tấn Đạt - Trần Văn Thiên - Nhật Chiêu - Vũ Dy - Hoàng Thu Phố - Trần Thu Hà
TRẦN PHƯƠNG KỲ
TRẦN TỊNH YÊN
TRẦN THỊ HUÊ
PHẠM THỊ NGỌC LIÊN
Nguyễn Thiền Nghi - Nguyên Hào
Nguyễn Hữu Phú - Lâm Hạ - Lâm Tẻn Cuôi
LÊ VI THỦY
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
Từ những cảm trạng thường nhật đặt trong sự giao cắt với đời sống nay lại được quy đổi thành những cảm thức khá chân thật đặt trong những rung chấn thì thầm của tâm cảm, thế giới trong thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh hiện lên với những sức sống động cố hữu của nó.
PHAN VĂN CHƯƠNG
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
TRẦN QUỐC TOÀN
Hồ Tấn Phong - Nguyễn Loan - Hà Nhật - Nguyễn Minh Khiêm - Bạch Diệp - Ngàn Thương - Phan Lệ Dung - Nguyễn Hới Thọ - Lê Viết Xuân - Nguyễn Thiền Nghi
Nghiệm về sự chết qua từng nhịp thở mong manh, không dễ ai cũng lặng chừng thấu cảm. Người thơ thấy bóng đêm khi vầng dương rạng rỡ và cái đầu nghiêng hẳn về một giấc mơ.
Tác giả trẻ Đặng Thiên Sơn soi vào tưởng tượng hầu tìm kiếm bản thể khác của đời sống, lặng lẽ như tiếng dế đêm thâu, như ánh sáng đom đóm chiếu xuống tuyền đường ký ức.
Sử Khuất giới thiệu
Nguyễn Hoàng Thọ - Phùng Tấn Đông - Đỗ Quyên - Hà Văn Sỹ