LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...
Nhà thơ Hồng Thế qua ký họa của Hải Bằng
Hồng Thế là "tác giả chân đất", đúng về cả nghĩa đen của từ này - 40 tuổi là 40 năm anh gắn bó với đồng ruộng, làng quê. Nhưng thơ anh được in từ 1973 và chùm thơ đăng SH số 22 (1986) của anh được Sông Hương chọn là chùm hay nhất trong năm.
Âm điệu thiên nhiên, đồng quê gần gũi là cơ sở cảm xúc tinh tế, giản dị trong sáng của thơ Hồng Thế. Bằng cách ấy Hồng Thế tạo được sự khác thường cho thơ. Vẻ đẹp tinh thần con người nông thôn cũng là vẻ đẹp nơi anh: bình dị, không phô trương hình thức. Sông Hương xin giới thiệu ba bài thơ mới của Hồng Thế.
HỒNG THẾ
Con bò
Tìm đâu trên đồng vắng
Con bò già thân quen
Dưới bờ tre toả bóng
Bò nằm nhai bình yên
Lúc khoẻ bắt kéo cày
Khi già đem mổ thịt
Vui vẻ bầy con nít
Cứ reo lên ầm làng
Nhìn gian chuồng trống rộng
Đứa trẻ chăn chưa về?
Còn đâu trên đồng vắng
Cỏ giờ xanh lối đê
Đường cày đang dang dở
Chiếc ách vẫn còn đây
Làm sao không thương nhớ
Cái nết ăn, nết cày
Suốt ngày cứ lóng ngóng
Như đứt chân, đứt tay
Cửa chuồng không còn đóng
Cỏ không cắt ai hay!
Người ta mang ra chợ
Bán đi con bò già
Nhà ai mua thịt rẻ
Tiếng cười nghe xót xa
Năm nay vào mùa khoán
Bò con chưa kéo cày
Đồng vắng đất thêm trắng
Tay cuốc phồng bàn tay
1987
Gửi lại tháng giêng hai
Gửi lại tháng giêng hai
Tháng củ mài, củ chuối
Một giọt mưa không nổi
Đất đai hóa khô cằn
Ngọn khoai bấm mấy lần
Nói chi được chuyện cấm
Có nhà ăn cháo cám
Ngắt trụi lá bầu non
Tháng ba còn cơ cực
Củ khoai nuôi cả nhà
Con ăn cha mẹ nhịn
Ngày cứ như dài ra
Cha mẹ vẫn làm việc
Vẫn tin yêu mùa màng
Các con vẫn đi học
Nói năng lời dịu dàng
Thế mới biết ở đời
Vì sao lắm tất bật
Nhiều khi cái bề ngoài
Khác xa điều sự thật
Hôm nay còn nghèo đói
Ngày mai là ước ao
Nhìn trời cao vòi vọi
Lòng mong trận mưa rào.
Tháng 3-1988
Có những lúc
Có những lúc thấy lòng trống rỗng
Như tháng ba không hạt thóc trong bồ
Có những khi thấy mình lạnh cóng
Bếp tắt vùi tro nguội hẳn còn trơ.
Ta mệt mỏi nằm xoài như con chó
Như quả chanh vắt kiệt nước còn chi?
Trong kiệt cùng bỗng bâng lâng ngọn gió
Bâng lâng là ngọn cỏ dọc bờ đê.
Cỏ thầm lặng cỏ trào dâng sự sống
Gió vô tư gió thổi đến không cùng
Cũng có khi ngày lửng nắng đêm về lửng gió
Như lời hẹn hò khi đó lửng quên.
Nhưng không thể sống thờ ơ lãnh đạm
Ngọn gió nồm xanh biếc cỏ hồn nhiên
Sự sống trong tôi bắt đầu tái hiện
Bắt đầu từ trong sáng thiên nhiên.
26-4-1988
(SH32/08-88)
NGUYỄN THỤY VÂN ANH
Tên thật Nguyễn Thị Giáng Vân, sinh năm 1959 tại Nghệ Tĩnh. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1980. Đã công tác tại Công trường Thủy điện Hòa Bình, biên tập viên Báo Phụ nữ Hà Nội. Tập thơ đầu tay: Năm tháng lãng quên, Nxb Thanh niên, 1990.
ĐÀO NGỌC CHƯƠNG
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
Lê Ân - Thảo Nguyên - Thy Lan
VŨ THANH HOA
LÊ THỊ KIM SƠN
HÀ DUY PHƯƠNG
Nguyễn Thị Minh Ngân, sinh năm 1989, hiện đang sống và viết tại Daklak, ký bút danh Lâm Hạ dưới những trang viết.
LGT: Trong tháng 8 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức trại sáng tác VHNT tại huyện miền núi A Lưới (từ ngày 9/8 đến ngày 16/8/2017); Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức trại sáng tác văn học tại xã ven biển Vinh Hiền (từ ngày 24/8 đến ngày 30/8/2017).
ĐÀO DUY ANH
ĐỖ QUANG VINH
ĐOÀN TRỌNG HẢI
NGUYỄN THỐNG NHẤT
LỮ THỊ MAI
Huế những năm 70 của thế kỷ trước có những tên tuổi như Ngô Kha, Thái Ngọc San, Chu Sơn, Lê Văn Ngăn, Võ Quê, Trần Hoài, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành, Bửu Chỉ… đã làm nên sự khác biệt của ly cà phê, giàn hoa giấy, tạo thành sự tích ngôi nhà 22 Trương Định.
NGUYEN SU TU
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Hoàng Thụy Anh - Nguyễn Thanh Lưu - Tạ Anh Thư
NGÔ THANH VÂN