Trang thơ Hoàng Thúy

08:34 26/05/2015

LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)

HOÀNG THÚY

Thành phố như một giấc mơ đi

Thành phố nằm nghe đêm hát lời tự tình bên ngực trái
cậu bé có đôi mắt sâu thẳm lang thang mang ngơ ngác vào đời
thành phố bồng bềnh
dòng sông vẫn chảy, đôi cánh thuyền lạc ở phía khơi xa không
người dẫn hướng
những con sóng dập dềnh
cạn
vơi…


thành phố nối những chuyến đi hờ hững
nắng cháy rồi màn đêm tóc bạc
thành phố hát cho đất, cho cây, cho bầu trời cho mỗi đôi chân
duy nhất một bài ca rực khát
đen đúa
những nét cười trần trụi!


thành phố cô đơn
thành phố buồn
thành phố khờ khạo giấu nỗi nhớ không tên
mùa chín đỏ rồi xanh, ước nguyện qua bao lần thay lá
định mệnh xoay vần, vội vàng cuốn theo những tính toan
giữa lưng trời
chẳng có hình hài nào vẹn nguyên
thành phố lên đèn ngả vàng hiu hắt,
con đường bình minh xa lạ quá
cậu bé có đôi mắt sâu thẳm lang thang giấu chút bình yên bên
ngực phải
nửa mùa thương bỏ lại
thành phố như một giấc mơ đi.



Không đề

vẫn là câu chuyện cũ, mới
em đi qua mùa thu từ lâu không có tuổi
câu thơ già trong kí ức mục rỗng


đôi khi chẳng biết lòng buồn hay vui
chỉ thấy hạnh phúc mắc kẹt giữa bàn tay nhìn không ra năm ngón
để lạc trái tim gầy và cả nỗi nhớ mong manh


em muốn thương mình hơn sau những ngày chông chênh
dẫu mùa đã khô khốc
hoa cúc nào vừa chết trên nụ môi trinh nguyên


Vẫn là những khóc, cười cứ đến rồi đi.


Thôi đừng viết về đàn bà

cuốn sách nằm ngoan trên giá
viết về người đàn bà
dày bốn nghìn chín chín lời ca ngợi
triệu triệu con chữ mù lòa chạy đường thẳng
lối về kết thúc bằng dấu chấm


người đàn bà có trong những người đàn bà
ngoài nỗi đa đoan và nụ môi mềm run như cỏ
là bờ ngực khát hạnh phúc


thôi đừng viết về người đàn bà
cuốn sách rồi sẽ bị bỏ quên bụi thời gian kết mạng nhện quanh co
thôi đừng hoài nghi nữa
gấp lại
ném đi
chạy đến mà níu những ngón gầy…!


(SH315/05-15)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Nhắc đến Trần Thị Huyền Trang chắc hẳn bạn đọc Sông Hương không thể nào quên truyện ngắn “Đắng như hạnh phúc” trên “Trang viết đầu tay” của Tạp chí Sông Hương số 7 (tháng 6.1984). Tựa đề này sau đó được lấy làm tựa đề chung cho một tập truyện ngắn của CLB Văn học Trẻ Huế.

  • Lê Văn Ngăn - Ngô Xuân Hội - Thế Dũng

  • Từ Nguyễn - Đông Triều - Cao Hạnh - Trần Huy Minh Phương - Nguyễn Minh Khiêm - Đức Sơn - Từ Hoài Tấn - Bảo Cường - Biển Bắc

  • LGT: Gia đình Kim Quý là một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Chồng, nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của nhiều vở kịch nói, để lại dấu ấn cho nền sân khấu Việt Nam một thời không thể nào quên.

  • HOÀNG VŨ THUẬT Nếu tôi chết đi Xin cứ để bao lơn rộng mở… (F. Garcia Lorca)

  • Huỳnh Thúy Kiều - Nguyễn Đông Nhật - Thạch Quỳ - Trần Tịnh Yên - Đoàn Vĩnh Phúc - Lê Huỳnh Lâm - Khaly Chàm - Tôn Phong - Nguyễn Lãm Thắng - Đình Thu

  • NGUYỄN NGỌC PHÚ                   (Trích trường ca)

  • TRẦN HỒ THÚY HẰNG

  • TUỆ NGUYÊN

  • Trần Mạnh Hảo - Lý Toàn Thắng - Trần Bá Đại Dương - Thái Ngọc San - Trúc Chi - Phạm Tấn Hầu - Ngô Minh - Văn Tăng - Nguyễn Khắc Thạch - Lý Hoài Xuân - Trần Hải Sâm

  • Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang  - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh

  • LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng  chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.

  • Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương