Hoàng Thu Phố là bút danh của Nguyễn Minh Ngọc, sinh năm 1985 ở miền núi Yên Bái, hồi hộp gửi đến Tạp chí Sông Hương những dòng thơ ban đầu và đã có duyên.
Ảnh: internet
Giờ đây, Sông Hương với Hoàng Thu Phố là “một địa chỉ để gửi xúc cảm, đôi khi là sự bế tắc đóng khung thành con chữ vọng vang những vụn vỡ bất lực vây quanh từ đời sống, và thi thoảng đây đó những niềm vui bất chợt đến và tan đi”. Thơ Hoàng Thu Phố đa phần là ký ức và thi ảnh được chớp thu giữa những ngày sống trong lòng những đô thị giữa núi rừng Tây Bắc. Không ồn ào, nhưng có gì đó như cõi mộng du phố phường trong mông lung sương núi…
HOÀNG THU PHỐ
Mưa, chiều, bếp lửa
Thôi,
ngồi xuống đây đi em
hững hờ làm gì nữa
cơn mưa gọi mùa đậu hoài bậu cửa
buồn rụng cả bờ vai
đôi chim giũ cánh giấu mỏ đền đài
nhìn anh như sâu gầy trong kén
mờ phai.
thôi,
ngồi xuống đây đi em
nhóm giùm anh bếp lửa ngày dài
thổi cho anh bùng lên ngọn lửa
dập cả buổi chiều phai.
ngồi xuống đây đi em
đừng bới lại tro than chi nữa
kẻo gió
thổi lụi dốc đời
đâu ai qua lại than củi ngày mai.
ngồi xuống đây đi em
đừng ngóng đợi
con mắt anh lam lũ hình hài
lấy gì cho ban mai.
...
ngồi xuống đây đi em.
Buổi sáng
Buổi sáng
phố ngồi chơi
ly trà đá màu vàng
mệt nhọc thở
mặt trời khói lung lay
người tình váy gầy ngái ngủ
những bình minh nôn nao giống nhau
những cái nhìn hao hao giống nhau
những bàn tay quờ quạng giống nhau
anh ngồi giống anh như bao thuở khác
nghe một bản nhạc không sao nhớ nổi
bủa vây
tù túng
bay
khát vọng
cọng cỏ mướt u buồn
anh muốn nằm và đợi
bão gió
núi đồi
nguồn cội
mối tình trôi
rữa mục
bàn tay
giữa cuộc đời hồng tươi năm ngón
cái chết mê say.
Tháng 9 cho em
Tôi tham lam và em cũng tham lam
người ta đi ngoài phố
phố mộng du
giữa một mùa chẳng nhận ra mùa
mưa cả tháng như mặt người trên núi
bài thơ ướt nhẹp của tôi
trôi lõng bõng
có còn ai muốn bước đi
mà không ngoái đầu đau khổ
những cơn cớ giông giật trên đầu
cái nhìn u tối
ở đây không có ông họa sĩ
đầu trọc và cầm cọ, xé những nỗi buồn dán lại và tô màu
thế nên chẳng ai ngó lâu lâu vào mình
và bảo: ta cứ đi thế này rồi về đâu
ai cũng đi làm vào buổi sáng
gương mặt để lại trong góc khuất ngôi nhà
ngôi nhà nghe mưa đêm đi qua
giờ ta nói chuyện với nhau bằng những cái lưng
đầy áo quần dây dợ
không còn ai biết mơ màng đẹp lúc nhả bồng bềnh đời xanh điếu
thuốc
và bảo: ta cứ đi thế này rồi về đâu.
(TCSH346/12-2017)
Tên thật Nguyễn Thị Giáng Vân, sinh năm 1959 tại Nghệ Tĩnh. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1980. Đã công tác tại Công trường Thủy điện Hòa Bình, biên tập viên Báo Phụ nữ Hà Nội. Tập thơ đầu tay: Năm tháng lãng quên, Nxb Thanh niên, 1990.
ĐÀO NGỌC CHƯƠNG
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
Lê Ân - Thảo Nguyên - Thy Lan
VŨ THANH HOA
LÊ THỊ KIM SƠN
HÀ DUY PHƯƠNG
Nguyễn Thị Minh Ngân, sinh năm 1989, hiện đang sống và viết tại Daklak, ký bút danh Lâm Hạ dưới những trang viết.
LGT: Trong tháng 8 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức trại sáng tác VHNT tại huyện miền núi A Lưới (từ ngày 9/8 đến ngày 16/8/2017); Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức trại sáng tác văn học tại xã ven biển Vinh Hiền (từ ngày 24/8 đến ngày 30/8/2017).
ĐÀO DUY ANH
ĐỖ QUANG VINH
ĐOÀN TRỌNG HẢI
NGUYỄN THỐNG NHẤT
LỮ THỊ MAI
Huế những năm 70 của thế kỷ trước có những tên tuổi như Ngô Kha, Thái Ngọc San, Chu Sơn, Lê Văn Ngăn, Võ Quê, Trần Hoài, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành, Bửu Chỉ… đã làm nên sự khác biệt của ly cà phê, giàn hoa giấy, tạo thành sự tích ngôi nhà 22 Trương Định.
NGUYEN SU TU
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Hoàng Thụy Anh - Nguyễn Thanh Lưu - Tạ Anh Thư
NGÔ THANH VÂN
HUỲNH THUÝ KIỀU