Ảnh: TL
[if gte mso 9]>
Lòng đập rộng chưa đầy thước nổi lên giữa cánh đồng tối mịt. Tiếng ếch nhái từ hai bờ mương cùng ngọn gió rì rào trên đọt lúa, tấu lên khúc nhạc muôn thuở của đồng quê. Dù cắm mắt xuống đường, thỉnh thoảng tôi vẫn bị vấp phải hay trượt chân suýt ngã vì những thớ đất mấp mô, nhẵn thín chân người. Mỗi lần như thế, mấy chiếc sào lại đánh vào nhau lộp cộp, khiến chị Mảnh quay đầu động viên tôi vài tiếng, rồi cái bóng lực lưỡng của chị cùng máng xe dài thượt, tiếp tục thọc sâu vào đêm tối.
Tôi nhìn quanh, bốn bề mông quạnh. Ếch nhái đã bớt lời than vãn, nhưng dưới lòng mương chốc chốc lại nổi lên tiếng lõm bõm như đất sụt. Bầu trời cao hơn, và những vì sao dày đặc lấp lánh. Cảm giác lo sợ bắt đầu lén vào người làm tôi thấy lành lạnh. Tôi đưa tay đập muỗi, rồi co rúm người thả ống quần đã xắn cẩn thận từ nhà phủ xuống chân, và thấy nội mở mắt thao láo nhìn vầng trăng như muốn thu cả cái đĩa trái xoài sáng rực ấy vào người. Chưa bao giờ tôi bắt gặp cái nhìn đầy bức xúc này của nội. - Đúng vào cái đêm hai mươi tháng năm như đêm nay - giọng nói rành rọt của nội có phần bùi ngùi thương cảm, nhưng trong vòm mắt hun hút lại ánh lên tia lửa hờn oán - vào lúc bóng trăng đỏ tía ló lên chừng một cây sào, nội cùng đạp nước với một người bạn gái, thì gã Chiêu tới. Gã báo tin em của người bạn ấy bị bỏng nặng, khiến cô ta hoảng hốt chạy biến vào làng. Ít phút sau, biết bị lừa, và chuyện gì sẽ tới, nội cũng vùng bỏ chạy. Gã như con trâu cui sút dây mũi, hùng hục đuổi theo. Đường vắng, làng xa, tiếng kêu tuyệt vọng của nội chốc lát bị tay gã túm lại. Gã vật nội xuống mé đập… Bất giác, nội vỗ tay lên vai tôi, hỏi một câu chẳng ăn nhập vào đâu: - Cháu có tin con người ai cũng có lương tâm không? - Có. Tôi trả lời không chút suy nghĩ. - Đúng đấy cháu ạ. Phải tin như thế mới sống được. Ngay cả khi làm xong cái việc nhơ nhuốc ấy, gã chìa cả hai tay về phía nội. Chắc cháu khó hình dung gã cầm vật gì. Chính nội cũng sửng sốt khi trước mắt mình cùng lúc là một gói tiền lớn và một con dao quắm sáng ngời ánh thép. Gã đe: nếu giữ kín việc này sẽ lấy chồng ổn thỏa, bằng không, làm lớn chuyện, con dao nhọn hoắt đã vấy máu nhiều người, nay đến lượt cô! Lúc gã bày bộ mặt gạ gẫm, phỉnh nịnh quen thuộc ra nội chợt nhớ cái dáng đi lủi thủi của ông trên đồi, với gánh cỏ lặc lè trên vai. Máu giận ứ lên mặt, nội chụp gói tiền ném xuống mương, vung mạnh tay nện lên mặt gã, rồi vắt chân lên cổ mà chạy. Được một đoạn, hết cơn hoảng mới phát hiện ra không có ai đuổi theo. Dừng lại, nhìn chỗ cũ thấy gã Chiêu vẫn đứng sững dưới trăng, tựa con nộm rơm ai đem cắm nổi giữa đồng. Gã không trả thù nội, dù gã thừa sức để làm việc ấy khi nội đi trình hết với các chức sắc trong làng, ngay chính đêm hôm đó. Chuyện vỡ ra, thôn trên xóm dưới đều biết. Gã Chiêu bị nhốt ở đình. Nhờ đồng tiền, gã được mở trói. Còn chuyện ăn hỏi của nội, gia đình ông Cự Đệ xin hoãn lại, để không bao giờ nhắc tới nữa. Sau đó gã Chiêu bị họ hàng buộc phải lấy vợ ngay, và người đàn bà ấy đã thắng cương con ngựa hoang dã trong người gã. Gã trở thành một người tử tế. Nhưng với nội, nội vẫn ghê tởm gã, vì vết thương do gã gây nên đã để lại trong bụng một giọt máu… mà trớ trêu là nội không muốn tẩy đi! Nội tôi thở dài, tháo một đầu khăn đang chít ngang trán đưa lên chậm mắt, nói tiếp: - Khi cái bụng đã nhô lên, theo lệ làng, hàng xóm buộc gã Chiêu cưới nội làm lẽ. Nội cương quyết không chịu. Rồi ông cháu trở về. Hiểu rõ sự tình, và vì thương nội, ông nhận cái thai trong bụng là con của mình. - Mọi người cũng đồng tình hả nội? Tôi hỏi nhanh. - Còn muốn tống nội đi cho khuất mắt nữa là khác! Nói có vầng trăng chứng giám, cái thai ấy sau này thành bác của cháu. Đến cha cháu ra đời cách đó ba năm mới thật là con đẻ của ông. - Tôi hết sức ngạc nhiên trước tiết lộ này của nội. Lớn lên giữa xóm làng đồng ruộng, mọi hang cùng ngõ hẻm ở quê, tôi đều khăng khít, gần gũi, nhưng chưa hề nghe ai bảo bác và cha tôi là con một mẹ khác cha. Vì cả hai anh em đều mất sớm, nên chuyện cũ gác lại chăng? Theo lời mẹ tôi kể thì bác là một chiến sĩ du kích hy sinh trong chống Pháp, để lại người vợ trẻ và đứa con còn đỏ hỏn là chị Mảnh bây giờ. Sau đó, bác gái cũng đi lấy chồng nhưng gặp nơi chẳng ra gì, lại không có con nên bỏ về thủ phận làm ăn. Còn cha tôi chỉ giỏi việc đồng áng, lại chẳng may mắc bệnh mất khi tôi mới đi tập tễnh. Mẹ tôi không cải giá, cùng bác gái xúm lại quanh bà nội, chung lưng đấu cật mà sống. Ngay cả nhận ruộng khoán hiện nay, hai nhà cũng xin được chia chung một vạt. - Ai như con Mảnh ra đó rồi kìa - nội tôi vội vã tụt xuống đập, lần tay vào túi yếm tìm miếng trầu khác. Chị Mảnh đến nơi, mở bi đông rót nước vào ca, đưa nội: - Cháu phải hâm lại nên có lâu một chút. Nội đợi lát rồi cùng về luôn thể. - Thôi nội về ngay, chờ khuya lạnh chết. Uống xong ngụm nước, nội bỏ về. Biết tính nội một khi đã quyết chuyện gì, khó ai cản được, chị Mảnh giục tôi lên giá xe. Khi ánh trăng chuyển sang màu vàng, và chùm sao Đại Hùng đã xoay ngang chiếc ghế trên đầu, tôi đem chuyện nội kể nói với chị Mảnh. Cũng như tôi, chị lặng đi hồi lâu vì kinh ngạc. Anh Chung, chồng chị làm thợ ở xa, chị phải bồng bế hai đứa con dại sang nương nhờ nhà mẹ. Tôi quý chị. Đi đâu hay làm việc gì bên cạnh chị, tôi rất yên tâm, vì được chị chăm sóc che chở không kém mẹ tôi. Giờ đây, giữa đêm khuya thanh vắng, nhìn khuôn mặt vuông vức sạm nắng của chị cau lại ra chiều tư lự, nỗi thương cảm dâng lên trong lòng, khiến tôi cũng buồn rười rượi. - Ngày anh Chung và chị mới yêu nhau - chị Mảnh nói khẽ - người nhiệt tình vun quén tình yêu ấy cho đến hôm nay là nội. Thuyết biết đó, anh Chung là cháu nhà Cự Đệ. Nội muốn đáp chút nghĩa bẽ bàng của nhà ấy chăng? Còn con cháu ông Chiêu, nay là những người tử tế cả. Mới sau tết này, con bé ốm, nhà chú Dĩnh gọi chị lại cho mượn ba vuông lúa, bảo cứ lo thuốc thang cho cháu lành, bao giờ trả cũng được. Gặp buổi giáp hạt, lúa tháng giêng tiền tháng chạp mà, chú ấy cũng khó như mình, nhưng lại nhường phần để giúp mới quý. Tôi nghĩ, hay chú Dĩnh - con ông Chiêu - cũng biết chị Mảnh là cháu mình, nhưng ngại nội, chẳng dám nói ra? Tôi ân hận đã đem chuyện nội kể nói với chị Mảnh, dù sao không có chuyện ấy vẫn hơn. Cung bậc tình cảm quen thuộc của con người thường không muốn ai xáo trộn, dù chỉ một nấc nhỏ. chị Mảnh hết nhìn xuống ruộng, lại ngước đôi mắt đầy nước lên vầng trăng. Im lặng một lát, chị quay sang tôi: - Phải hỏi lại nội xem hư thực ra sao đã, Thuyết à. Từ đó đến khi dỡ xe vác về, chị Mảnh lặng lẽ không nói gì thêm với tôi nữa. *** Hai chị em do dự mãi không biết nên bắt đầu câu chuyện ra sao để hỏi, thì nội tôi lâm bệnh. Sau trận ốm đột ngột này, nội yếu đi rất nhanh và trở nên lú lẫn. Một đêm, bác gái và mẹ tôi bận đi họp, nội ra ngồi nhai trầu trên chiếc giường tre đặt ở mé hiên. Tôi cùng chị Mảnh qua vườn hái khế rồi đến ngồi cạnh nội. Lúc ấy bóng trăng hạ tuần cùng vừa ló ra rực rỡ sau lũy tre. Một dịp hiếm có để gợi chuyện cũ với nội. Tôi ghé miệng sát tai nội, nhắc lại rạch ròi những chi tiết trong chuyện riêng nội kể. Nói mấy lần, đều vô hiệu, nội lắc đầu quầy quậy, bảo không nhớ. Đến khi tôi cố gọi lớn những cái tên người trong chuyện, nội tôi tỏ vẻ xúc động, đưa bàn tay run rẩy ra ngăn lại, miệng mấp máy: - Phải rồi! Nội đã nhớ ra những con người ấy, họ sống trong một câu chuyện ngày xưa, lâu lắm rồi, bây giờ không còn ai biết đến họ nữa. Ngay cả nội cũng không đồng thời với họ, vậy các cháu ích gì mà hỏi kia chứ? Chị Mảnh thất vọng nhìn tôi, nhưng ngay sau đó đôi mắt chị lại ánh lên niềm vui của người vừa trút xong gánh nặng. Nội muốn xóa đi chuyện cũ mà trong một thời điểm gợi cảm, đã buột miệng kể ra. Khuôn mặt già nua của nội rực lên dưới trăng như chính từ ánh sáng huyền ảo ấy - Khuôn mặt hiện ra… Rồi ánh trăng sẽ mang câu chuyện của nội trả lại cho cỏ cây, đồng ruộng. Chị Mảnh và tôi ngồi nhìn những tia chớp cuối trời, ngầm đoán cơn mưa sẽ kéo về vỗ tươi đọt lúa. Bóng trăng đẽo lên cành tre, tạo nên những bông hoa xinh xắn xếp đầy trên chiếu, còn những vì sao thì rơi xuống đậu vào đĩa thành những lát khế ngọt ngào. T.N. (17/2-86) |
PHẠM NGỌC TÚY
Tin siêu bão đài báo trước đó mấy ngày. Cả nhà ngồi chờ bão đến, My đi chợ ngày chủ nhật, lai rai mua mỗi ngày một ít thức ăn.
PHẠM GIAI QUỲNH
Huyên giật mình tỉnh dậy trong đêm; cơn giật mình tới thường xuyên, kéo dài trong nhiều năm, khiến cô luôn rơi vào tình trạng thấp thỏm.
CÁT LÂM
1. Tôi bắt đầu không còn sợ bóng tối nữa, nhất định là không. Khi nỗi buồn dâng lên đến ngộp thở thì bóng đêm chính là nơi nương náu cuối cùng. Điều ấy luôn đúng với tôi, một cô bé chẳng thể đi đâu nếu không có sự giúp đỡ của người khác.
LÊ MINH PHONG
Mở mắt ra đi.
NGUYỄN NGỌC LỢI
Hỏng Phỉ - Dốc Ma bên sườn trái Pù Phỉ - Núi Ma. Rừng trên Pù Phỉ âm u rậm rạp lắm. Người Thái Lũng Xài già nhất cũng chưa đi hết cái Núi Ma ấy. Người ta không dám đi bởi nó âm u rậm rạp, bởi nó lắm hổ nhiều beo…
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
TRẦN NGUYÊN
- Mẹ ơi sao cha vẫn chưa về?
TRẦN BĂNG KHUÊ
NGUYỄN BẢN
Anh vừa ngồi xuống đi-văng, bỗng giật mình:
- Hello, things, all right? (1)
LÊ THỊ HOÀI NAM
Có ai đó đã quẳng vào hiên nhà tôi một con khỉ bị thương. Vốn là bạn chí thiết của ông chủ quán "cầy tơ bảy món", tôi liền nghĩ ngay đến món giả cầy bằng thịt khỉ.
NGUYỄN THÙY HOÀI DUYÊN
Uyên lại thức giấc lúc nửa đêm, cô nhìn vào những vệt sáng yếu ớt của đèn đường chiếu qua lớp kính cửa sổ. Uyên nhìn những giọt nước đang cố bám mình trên tấm kính nhưng cuối cùng chúng đều phải trượt xuống rồi vỡ tan trên mặt đất.
TRẦN BĂNG KHUÊ
TRẦN HOÀNG VY
Nàng thức dậy với cặp mắt đỏ hoe. Nàng lại tiếp tục với những cơn ho, khi những cơn ho kéo tới nàng lấy tay bưng mặt và cố kìm nén những cơn ho nhưng không thể.
NGUYỄN HẢI YẾN
Cuộc gọi ấy đến lúc 20 giờ 15 phút. Gã biết chắc chắn điều đó vì cái đồng hồ Pháp cổ gia truyền ba đời treo ngoài phòng khách nhà gã vừa thong thả buông đúng tám tiếng.
THU LOAN
Anh mất vì một tai nạn giao thông. Đang dừng ở ngã tư, chờ đèn xanh thì bất ngờ một chiếc ôtô đâm sầm vào.
NGUYỄN HẢI YẾN
Lão Sếnh lệt sệt lê đôi dép tổ ong qua quãng đường nổi nhựa đen sì dưới nắng vào phòng vé. Đang nghênh nghênh như trâu cày ruộng cạn thì một cái bóng lù lù nhảy bổ từ đâu ra chặn ngang trước mặt lão: “Úi thầy!”…
NGUYÊN QUÂN
Biển vẫn hồn nhiên quẫy động những con sóng bạc đầu, vỗ đập vào bờ vỡ vụn thứ âm tầng hàng trăm năm thân thuộc.
NGÂN HẰNG
Tôi sinh ra trong một ngôi làng nhỏ. Làng tôi quanh năm ràn rạt gió lào, cái thứ gió rát bỏng làm đen đúa nước da con gái, những đôi tay thô kệch úa đi vì nắng như những gốc rạ trơ trốc sau mùa gặt.
NGUYỄN LUÂN
Nhà của Nhếnh ở chân núi Khún, một gò đất hẹp nằm lấp sau những bụi cây chồi lên giữa sống đá. Mỗi buổi sáng thức dậy, Nhếnh lại nghe tiếng đập cánh rào rào của bầy chim vọng về từ trên vách núi mịt mù sương.
TRẦN NHẬT
Cúi xuống thật gần, Phương ơi, em hãy cúi xuống thật gần, em sẽ ngửi thấy được mùi của đất và nước, em đừng khóc, ở đây anh có đồng đội, anh không cô đơn…”.