NGUYỄN QUANG HÀ
Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.
Ảnh: internet
Đồn được xây bằng xi măng cốt thép, có tháp canh, xung quanh được rào bằng mấy lớp dây kẽm gai đan nhau chắc chắn. Đứng gác trên đỉnh tháp canh này có thể quan sát được cả một vùng đất đai rộng lớn, nhìn qua ống nhòm thì cảnh quan tất cả hiện ra trước mắt rõ mồn một.
Khi chuẩn bị đánh Huế, đồn An Cựu là một trong những đồn được quan tâm, vì đó là hướng tấn công phía Nam.
Quân Giải phóng ở Huế có hai tiểu đoàn đặc công. Đó là tiểu đoàn Chị Thừa Một và tiểu đoàn Chị Thừa Hai. Tiểu đoàn Chị Thừa Một được giao nhiệm vụ đánh đồn An Cựu. Đại đội trinh sát Hoàng Minh được trực tiếp nhận nhiệm vụ này.
Gọi là đại đội nhưng tất cả vỏn vẹn chỉ có 31 người. Là chỉ huy, nên Minh thực hiện từng bước một, hết sức bí mật. Đầu tiên, anh cho lính trinh sát nắm chắc đường đi lối lại, thật cụ thể. Tiếp theo là nắm chắc cơ sở ở An Cựu, để có người dẫn dắt, che chở, giúp đỡ, cho biết dư luận địa phương… Thông tin cụ thể mà cơ sở cho Minh biết là: trong đồn có một đại đội lính Cộng hòa đóng quân và có một sĩ quan mũ nồi đỏ chỉ huy. Đồn bốt vững chắc, quân lính đầy tin tưởng, nên có người giở giọng kiêu căng (cũng phải thôi): “Có thách bọn Cộng sản cũng không dám đụng tới đồn An Cựu”.
Minh thận trọng tới mức độ, trước khi xuất quân trinh sát, anh đã tổ chức một tổ ba người do anh chỉ huy, đi “tiền trạm” vào đồn An Cựu. Chuyến đi thành công: địch không phát hiện được gì, cả ba người trở về an toàn. Anh Minh khẳng định: “Ngày tới chúng ta sẽ trinh sát thành công”.
Minh cho họp đại đội, chính thức báo cáo với toàn đội kết quả cuộc đi vừa rồi. Anh em rất mừng. Ngay sau đó anh Minh tổ chức cho đại đội đi trinh sát. Anh em đã ngụy trang rất kỹ, toàn người xanh như lá cỏ, và bò vào đồn cũng rất kỹ thuật để lính canh chòi gác không dễ phát hiện.
Cẩn thận đến thế, ngỡ đã cầm chắc an toàn hơn chín mươi phần trăm rồi, nhưng anh Minh không thể ngờ rằng anh em đã ra ngoài đều đến gần bờ rào dây thép gai, bỗng súng trong đồn bắn ra cả một băng đạn dài, không có ai chết, nhưng ba người bị thương. May là lúc ấy, anh em nhảy vọt ra bờ rào là thoát hiểm. Bị lộ. Một trận mưa đạn bắn theo tới tấp, tới tấp…
![]() |
Minh họa: TÔ TRẦN BÍCH THÚY |
Tiểu đoàn trưởng cho họp khẩn các đại đội trưởng và nghe anh Minh báo cáo. Tiểu đoàn trưởng xác định: Chuyện đi trinh sát mà bị lộ thì cũng không có gì lạ. May mà không có ai hy sinh. Điều quan trọng với chúng ta là rút kinh nghiệm để các cuộc trinh sát khác thành công.
Anh Minh xin lỗi thủ trưởng.
Tiểu đoàn trưởng hỏi:
- Vậy thì bây giờ anh Minh tính sao đây để kế hoạch diệt đồn An Cựu của chúng ta vẫn được thực hiện?
Anh Minh có ý kiến:
- Theo tôi đêm nay chúng ta đánh đồn An Cựu.
Tiểu đoàn trưởng hỏi:
- Anh Minh có liều lĩnh không đấy?
Anh Minh đáp:
- Như lời cửa miệng đầy ngạo mạn của nhiều lính địch trong đồn: “Dẫu có thách, quân Cộng sản cũng không dám đụng vào đồn An Cựu”. Thêm vào cuộc trinh sát của chúng ta bị lộ, chúng càng tin rằng chúng ta chưa dám làm gì tiếp… Chúng sẽ thảnh thơi chơi và có thể ăn mừng chiến thắng hôm qua… Đánh vào sự chủ quan và ngạo nghễ ấy, một cách thật bất ngờ, chúng ta chắc dễ thành công.
Có người phản đối nhưng cũng có người ủng hộ ý kiến của Minh. Bàn đi, tính lại, số đông nghiêng về phía ủng hộ. Tiểu đoàn trưởng cũng không gạt bỏ ý kiến của Minh, chỉ đề nghị xin thêm ý kiến của mọi người.
Đại đội trưởng đại đội ba phát biểu:
- Tôi đồng ý hoàn toàn với phương án chúng ta đã thống nhất. Đại đội chúng tôi sẽ kết hợp với đại đội trinh sát của anh Minh, cùng tham gia đánh trận này.
Các đại đội trưởng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Tiểu đoàn trưởng lập tức cho triệu tập đại đội ba tới, lên ngay kế hoạch tấn công. Đại đội ba chọn chừng ba mươi người (1/5 quân) tham gia. Đại đội trinh sát dẫn đường, hành quân theo bốn mũi: một mũi đánh vào phòng chỉ huy đồn, hai mũi đánh vào phòng lính đồn, một mũi nhắm vào chòi canh gác, bắn cho được tên lính canh. Tất cả bốn mũi cùng nổ súng vào giờ G.
Đêm ấy, không chỉ Tiểu đoàn trưởng Chị Thừa Một không ngủ, mà hầu như các anh em ở nhà đều thức chờ giờ nổ súng. Đúng ba giờ sáng, tiếng súng và tiếng bộc phá đồng loạt nổ vang, xé màn đêm bình yên. Không hề có tiếng súng đáp trả của lính trong đồn.
Trận đánh bất ngờ đã thắng lợi lớn.
Trung đoàn trưởng Thân Trọng Một đích thân về tận đại đội ba và đại đội trinh sát, Tiểu đoàn Chi Thừa Một khen và tặng quà. Ông nói một câu như đinh đóng cột:
- Chúng ta đã đánh thắng một trận bất ngờ. Đây là bài học rất đáng quý cho chúng ta.
N.Q.H
(TCSH43SDB/12-2021)
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)
MAI AN NGUYỄN ANH TUẤN
PHI TÂN
Làng Đại Lộc quê tôi cách biển không xa, nhưng người làng tôi không một ai biết đi biển đánh cá. Nghề đi biển là của những người đàn ông làng biển.
LÊ QUỐC HÁN
Huy Cận (31/5/1919 - 19/2/2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc trong phong trào Thơ Mới (1939 - 1945). Nhiều nhà phê bình xếp ông cùng với Xuân Diệu, Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử vào hàng “tứ bất tử” trong thi ca Việt Nam của thời kỳ này.
BÙI KIM CHI
Tôi rời trường xưa, Đại học Sư phạm Huế chạm ngưỡng 50 năm. Bàng hoàng. Xao xuyến. Thuở vàng son của những tháng năm cũ vẫn lặng lẽ theo tôi, giao cảm tuyệt vời.
NGUYỄN XUÂN HOA
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Sáu chục năm trước, tôi chỉ là người hoạt động văn nghệ “tay trái”, vì “tay phải” còn lo làm công ăn lương. Sau khi rời ngành giao thông 1974 cho đến lúc về hưu năm 1999, thì làm văn nghệ cả hai tay!
DƯƠNG PHƯỚC THU
Theo báo Quyết Chiến, Cơ quan Thành bộ Việt Minh Thuận Hóa, về sau là của Việt Minh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên), do nhà báo Vĩnh Mai (bí danh và cũng là bút danh của Nguyễn Hoàng) làm chủ bút; các nhà báo Nguyễn Đức Phiên, Vĩnh Hòa, Nguyễn Cửu Kiếm kế nhau làm quản lý và trị sự.
TRẦN NGUYÊN HÀO
Bác Hồ là người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, là người sáng lập và linh hồn của nhiều tờ báo vô sản đầu tiên trong lịch sử báo chí ở nước ta và trên thế giới.
Kỷ Niệm 130 Năm Ngày Sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)
VÕ VÂN ĐÌNH
PHẠM XUÂN PHỤNG
Về quê mẹ là về quê nội của mạ mình, tức là làng Tân Xuân Lai thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Còn “Quê Mẹ” là nhan đề một bài thơ của Tố Hữu viết về quê hương mình (cả quê nội lẫn quê ngoại), mà địa danh đại diện trong bài là Huế: “Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi!”
Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020)
PHONG LÊ
ĐÔNG HÀ
Người ta mỗi ngày thường hay nhìn tới để đi, nhưng cũng nhiều lúc, chọn cho mình một góc riêng tư, lại thường nhớ về những nỗi nhớ.
XUÂN CỬU
Kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế
BÙI HIỂN
Giữa năm 1949, lúc ấy tôi đang là ủy viên kiểm tra sở thông tin tuyên truyền liên khu IV, ông Hải Triều gợi ý tôi nên đi công tác một chuyến vào vùng tạm chiếm Bình Trị Thiên.
LÊ QUANG THÁI
Nhà thơ Nguyễn Khoa Vy (1881-1968) ở làng An Cựu, phủ Thừa Thiên, bút hiệu Thảo Am, đã sáng tác bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú theo hạn mỗi câu có tên một con thú.
ĐỖ QUÝ DÂN
Có lẽ tất cả những ai lớn lên ở Việt Nam đều biết đến nước mắm. Và đây chỉ là một câu chuyện. Một câu chuyện có chút liên quan đến nước mắm. Câu chuyện này cũng liên quan đến một người đàn bà được hoặc bị người ta gán cho cái tên Nước Mắm, hoặc Mắm, nếu người ta lười, chỉ muốn dùng một chữ để cho tiện gọi tên.
HỒ NGỌC DIỆP
Rất nhiều nhà viết sử, làm văn ao ước một lần được Bác Hồ tiết lộ một chút đời tư, nhưng may mắn đó chỉ thuộc về một người, đó là cố Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà văn Sơn Tùng.
CHÍ QUANG
Tết Nguyên đán là ngày lễ hội lớn nhất trong năm của toàn dân tộc. Những nghi lễ, tập tục ngày Tết biểu hiện đậm nét văn hóa Việt Nam, chứa đựng tổng thể văn hóa tâm linh, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa nghệ thuật trong đời sống.
PHẠM THỊ CÚC
Chú tên là Đô, người làng Thanh Thủy, nhưng không phải làng Thanh Thủy Chánh có Cầu Ngói, mà là Thanh Thủy Thượng, bây giờ gọi là Thủy Dương, cùng quê với nhà thơ Phùng Quán. Chú không phải là nhà thơ nên ngất ngưỡng kiểu khác, đặc biệt hơn.