Minh họa: Trần Thanh Bình
Cùng với làn nắng rụt rè tỏa xuống là không khí ấm áp hơi quá mức bình thường của một ngày đầu mùa lan ra không thể nói là chậm chạp dần dà. Chốc sau, nắng tắt đột ngột. Ngước nhìn lên, đã thấy không gian như vừa được phết lên một lớp sơn màu ghi sáng mỏng, hơi ấm lúc nãy vừa phả biến mất, thay vào đó là cái lạnh se bất chợt làm cho người ta thoắt rùng mình...
Thuận đã lên tới đỉnh đồi. Chị dừng lại phóng mắt về xa, nơi con sông lượn vòng một cách bí ẩn, đẹp mê hồn. Mới đó đã dăm năm kể từ ngày chị đến sống ở xóm đồi này. Luồng suy nghĩ đeo đuổi trong đầu chị vẫn chưa thôi, dù trước mắt chị cảnh trí tuyệt vời của những nương chè bậc thang chập chùng, xanh mởn, đang phô bày hết vẻ đẹp vừa rỡ ràng vừa u uyên của nó trong màn nắng nhẹ buổi sáng nhưng lúc nào cũng vương sương mỏng của vùng đồng rừng. Chị đưa hai tay xoa má, chợt nhận ra rằng mình buồn cười thật, tại sao, vì lẽ gì mà mình quan tâm tìm hiểu về bố con ông Kiệm tỉ mỉ như thế chứ. Cái ông già - đâu đã già nhỉ? - cũng hay, ruột để ngoài da như thế nhưng vẫn có một góc riêng trong đầu bất khả xâm phạm để lưu giữ những điều chỉ riêng mình biết. Còn cậu con trai, Toàn, ngậm hột thị, lúc nào mặt mày cũng nghiêm trọng, quy củ như đứng trước hàng quân, biết đâu lại là một anh chàng rộng mở, mới mẻ, phóng khoáng cũng nên! Giờ thì anh chàng đã trưởng thành, lái xe cho công ty chế biến chè xuất khẩu, sau khi đã đi bộ đội bốn năm về. Chả là anh ta hồi tại ngũ ở đơn vị thiết giáp bánh hơi, từng học lái thạo đủ các loại xe lớn nhỏ, khi ra quân mang theo bằng chứng nhận lái xe. Anh ta lại đang theo học lớp đại học tại chức, khá khen thật! Còn em gái anh ta cũng vừa tốt nghiệp, sắp nhận công tác, sắp trở nên đồng nghiệp của chị. Chỉ riêng ông Kiệm vẫn thế, thời gian phôi pha như trượt qua cuộc đời ông, chẳng để lại dấu vết gì. Nói như bà con xóm đồi vẫn nói, gà trống nuôi con được như ông không mấy ai theo nổi... Thuận đến nhà ông Kiệm vừa lúc ông ngoài nương chè về. Ông gỡ giỏ chè búp vừa hái trên vai xuống đặt ở góc hiên nhà. Cô giáo tương lai của gia đình hình như đã nấu nướng sửa soạn xong xuôi, đang ngồi nói chuyện ở gian bên với một người đàn ông đứng tuổi ăn mặc khá chải chuốt, áo vét "na-tô" mầu rêu đi giày mõm nhọn đen bóng lộn. Thấy cô giáo cũ hiện ở bậc thềm, Mai ào ra, tươi cười tíu tít: - Chào cô ạ! Em đợi cô nóng cả ruột, cứ sợ cô bận việc gì không đến được, em lo lo là... à, đây là anh Cường, trưởng phòng tổ chức trường em. Người khách đứng dậy chào, vẻ vừa tự nhiên vừa lúng túng, nhưng không quên đưa tay vuốt mái tóc dày đen rợp rất đẹp. Cử chỉ của anh ta làm Thuận chợt nghĩ: "Chắc gì mái tóc đó vốn đã như vậy lâu nay!" - Nghe tiếng chị đã lâu nhưng hôm nay tôi mới được gặp! Chị Thuận người quê dưới tỉnh Đông à? Tôi cũng có một bà cô lấy chồng dưới mạn ấy đấy! - Vâng. Thế à? - Thuận trả lời. Ông Kiệm nhìn lướt bàn nước vẻ chưa ưng ý, quay lại mở tủ lấy ra một bộ ấm chén bằng đất nung, đặt vào bàn, mở lọ trà: - Chè Thái quê mình phải pha loại này mới đúng điệu ôi chà, cô giáo Thuận cả vùng này ai còn lạ, hôm nay bác Cường mới gặp ư? Ông rót trà ra chén. Dòng nước xanh mầu nõn chuối từ vòi ấm tong tong chảy ra, mùi thơm bốc lên, lừng mà dịu. Tinh tường một chút, có thể nghe có vị bùi bùi trong đó. - Mời cô giáo, mời bác. Vụ chè năm nay xem chừng khá hơn mấy vụ trước, cô Thuận ạ. Có điều mấy hôm rồi, lốm đốm thấy có rầy ở đôi khoảnh sát dưới bờ sông. - Thế bác đã báo cho bà con biết chưa? - Đã. Bà con đang lo diệt ngoài ấy. Toàn về rồi hả con? Thôi, dọn mâm ra, Mai! - Vâng, con xong ngay đây. Toàn giẫm giẫm giày bộ đội vào hòn đá mặt phẳng trên sân cho mảng đất dính ở đế bong ra, vào nhà. Gặp ánh mắt Thuận, anh liền cụp cái nhìn xuống, ngượng nghịu, lảng đi chỗ khác, nhưng lời chào thì lại hơi bốc lên, quấn quýt: - Lúc nãy tôi đi ngang qua trường rẽ vào, định đón chị về cùng luôn nhưng xúi quẩy quá, chị đã đi rồi. - Thuận cười, hơi ngạc nhiên trước vẻ bạo dạn của anh con trai: - Thế à, cám ơn anh. Xa xôi cách trở gì mà phải phiền anh đưa đón. Tôi đã hứa là tôi đến chứ. - Cháu bé đi đâu không thấy ở nhà, chị Thuận? - Cháu đi học tổ nhóm cùng bạn. Mới hồi nào, giờ cháu đã lên lớp năm rồi đấy! Anh Toàn thấy có nhanh không? - Vâng, nhanh thật! Thuận đưa tay đón mâm cơm Mai bưng ra khệ nệ: - Để cô giúp em! - Bày cả ra bàn cho rộng rãi thoải mãi, cô ạ! Ông Kiệm vỗ vỗ chai rượu cầm trên tay, trịnh trọng: - Hôm nay gia đình tôi vui lắm vì có cô giáo và bác Cường đến chơi, mừng cho hai đứa con tôi; một đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự về là có công ăn việc làm đàng hoàng, chóng vánh; một đã tốt nghiệp nay mai cũng được làm cô giáo. Ước mơ của đời một người cha như tôi thế là toại nguyện. Thế này, người ta thì bia bọt, nhưng chúng ta "dân gian" một chút, làm chén "cuốc lủi". Mời cô giáo Thuận, mời bác Cường! Ngồi ăn, Thuận thấy trong lòng vui vui, một niềm vui là lạ, phấp phỏng. Bố già không ổn rồi, gọi ông trưởng phòng tổ chức bằng bác không sợ xúc phạm đến cô con gái rượu sao? Hay ông biết chắc Mai chẳng có tình ý gì với anh cả. Hoặc ngược lại? Còn Toàn, anh chàng nghĩ gì mà đã trở lại với vẻ mặt như sắp hô nghiêm, nghỉ thế? Ưu tư à... Vì chuyện gì, vì ai...? Bất giác hai má Thuận rần rần. Ngụm rượu ngon, êm ngọt, làm cho chị ngà ngà; chẳng hiểu giờ đây khuôn mặt mình ra sao, có biểu lộ điều gì để người khác đọc được hay không nữa! Chị ấp hai tay vào má, cảm nhận sự ấm nồng dịu nhẹ của rượu dường như giúp chị thanh thản hơn, vị tha hơn... Mai tiễn Cường ra cổng. Người đàn ông đứng tuổi đi cạnh cô gái trẻ măng với những bước đầy tự tin. Họ nói với nhau nhỏ nhẻ, chừng mực, khó nói được là gần gũi hay cách biệt, thành thật hay khách sáo. - Cô ơi ra ngoài này với em một tí! Thuận mỉm cười. Cô bé quả đang còn là cô bé, còn nũng nịu đáng yêu thế! Chị khoác vai cô học trò cũ, hạ giọng, thì thầm: - Bạn trai của em đấy à? - Chưa đâu cô ạ. Chắc là còn... nhưng... cũng có thể! Cô góp ý cho em đi! - Góp là góp thế nào? Tùy em chứ! - Em không quan tâm đến tuổi tác. Tuổi tác có nghĩa gì khi đã thực sự hiểu nhau, yêu nhau, cô nhỉ? Rồi em sẽ thưa với cô sau. Thôi xin phép cô, em tiễn anh ấy một đoạn. Thuận quay vào, thấy như hụt hẫng điều gì. Thật sự hiểu nhau yêu nhau thì còn gì phải nói, nhưng hiểu nhau chưa chắc đã yêu nhau và ngược lại. Tốt quá với nhau, bỏ qua những chuyện tưởng không thể bỏ qua như bố mẹ em đấy thôi, họ có chung sống với nhau trọn đời đâu! Con người có thể bước qua lỗi lầm đã hối cải nhưng tuồng như khó lòng bước qua niềm tin đã bị nứt vỡ... Đúng vậy chăng? Thuận sà xuống hiên nhà nơi hai cha con đang ngồi vò chè, bị cuốn hút ngay bởi những bàn tay đàn ông gân guốc nhưng mềm mại, khéo léo lạ thường của họ. Chè búp trước khi sao phải được vò cẩn thận, đúng kỹ thuật, mới giữ màu, được nước và khi lên than lửa liu riu mới không bị gãy nát; sao khô rồi mới hiện hình những chiếc móc câu tuyệt vời. Chẳng phải lần đầu nhìn thấy, Thuận cũng đã từng học, từng làm khá thành thạo, nhưng sao giờ đây nhìn những bàn tay xoay vò những búp chè "một tôm hai cá" tròn vo, mạnh mẽ và vẫn nâng niu, tưởng như tách rời mà vẫn xoắn xuýt, chị bỗng thấy bồi hồi xúc động, nghèn nghẹn nơi lồng ngực... Ông Kiệm đứng lên: - Để Toàn nó làm nốt, cô giáo ạ. Mời cô vào trong này tôi xin thưa một chuyện. Thuận bị bất ngờ, hơi biến sắc. Ông Kiệm cuống cuồng, líu lưỡi một lát: - Chẳng... không, không có gì... Tôi chỉ muốn nghe một lời khuyên của cô thôi, cô giáo à. Chả là ngày mai, anh em chúng nó về xuôi thăm mẹ chúng. Một bà ở quê tôi, một bà ở Hải Phòng, cô ạ! Thuận thở hắt một hơi nhẹ, trong khi Toàn nhìn bố lưng lẻo, diệu vợi... Chắc chắn đây là lần đầu anh chàng nhìn bố như vậy. ...Thuận ra về sau khi "lấy hương" một mẻ chè sao mà chị bảo để chị làm thử; và ông già Kiệm vốc một vốc đưa lên hít hít, khen: "Đẹp, hương đẹp lắm!". Thuận nán lại một lát nơi đỉnh đồi nửa vát nửa tròn, mắt đăm đắm nhìn vào những hàng chè mới lên độ gang tay. Những cây non trông mới sức vóc làm sao, dù chúng vẫn còn chút rụt rè khi từ đất trồi lên chạm phải bao la khoáng đãng vùng đồi. Cái màu tro than sầu đông của đất đồi ở đây thật đặc biệt, nó nâu sẫm hẳn là không nhưng xám nhạt cũng chẳng phải. Có một chút gì anh ánh trong đó, rất khó tả nhưng lại làm người ta yên lòng - Thuận nghĩ - Ông già Kiệm đấy, ông đã hỏi chị những điều mà nếu như không xem chị là người đặc biệt tin cậy, có khả năng làm yên lòng người khác, chí ít là những người trong gia đình ông; thì ông không hỏi. Như là một dịp tâm sự, giãi bày, bàn luận... Phải vậy thôi, những người con của ông, lớp thanh niên mới bây giờ, họ đâu có xa rời với đạo lý làm người, với truyền thống cha ông, mặc dù họ có thể nghĩ khác làm khác ông chuyện này chuyện kia... Buổi sáng hai đứa con lên đường, ông Kiệm dậy sớm hơn thường lệ. Ông không đun nước bằng củi trong bếp như mọi khi, mà quạt một lò than nhỏ cho hồng rồi bắc ấm lên. Than tí tách, phi phi... đượm dần. Gian nhà ngoài ấm sực. Ông nói vọi vào bếp với con gái: - Chong chóng lên con. Ra ga sớm một chút cho khỏe. Mình đợi tàu chứ tàu không đợi mình! - Vâng ạ. Bố và anh cứ uống xong tuần trà là con đâu vào đấy thôi mà! Ông đưa tay ra mời con trai ngồi vào bàn trà, trân trọng đến nỗi Toàn há mồm nhìn cha một giây. Người con vụt hiểu, mỉm cười không nói gì, để bố tự nhiên. Đã lâu lắm, hai cha con mới lại ngồi đối ẩm, đúng với tinh thần một cuộc đối ẩm bạn bè, dường như thế thì phải... Ông Kiệm tráng ấm, lường lượng chè cho vừa cho vào ấm, "làm lông" xong, rót nước vào, ngồi đợi chè ngấm. Hai cha con im lặng, dường như giờ đây họ chẳng có việc gì quan trọng bằng việc thưởng thức mùi vị ấm chè ngon của vùng quê đồi quen thuộc mà lạ lùng này. Lát sau người con nói, giọng hơi chìm lẩn nhưng thiết tha: - Bố à, bố còn tráng kiện lắm; con nghĩ rồi đây chúng con sẽ không còn ở nhà luôn bên mình bố được nữa; bố hãy... bố nên... Người cha ngắt lời: - Bậy nào! Là con ấy, bố biết, hình như con... Ông ngừng lại, với tay cầm ấm chè, rót. Và bỗng nhiên, ông nháy mắt tinh nghịch với cậu con trai: - Con biết không? Có lần bố đến Hàng Châu, được mời uống chè ở đó, họ nói - mà hồi xưa các cụ nhà ta sành sỏi cũng đã nói rồi! Rằng trà có nhiều nước. Nước đầu là "Nước thiếu nữ". Thanh khiết, ngào ngạt. Nước thứ hai là "Nước thiếu phụ". Đượm đà, nồng nàn, sâu thẳm. Đấy mới là nước ngon nhất trong một ấm trà. Dư vị trong cổ họng cứ đọng hoài, đọng mãi… không tan. Con có biết không, Toàn? Người con trố mắt. Điều này thì anh chưa biết thật!... 12-1999 H.N (132/02-2000)
|
Tặng anh Hữu Ngọc, anh Đoàn, Lành - Ngọc Anh. Tưởng nhớ chị TâmHảo không có giấy mời. Có thể những người bạn cũ của anh ở Huế cũng đã nghỉ hưu cả rồi, hoặc giả họ bận trăm công ngàn việc nên cũng chẳng nhớ anh ở đâu mà tìm... Song điều ấy không quan trọng.
Chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, nhận tấm thẻ thương binh, tôi trở về quê nhà. Để bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình, tôi dã dành tất cả số tiền chính sách nhận được mở một quầy sách báo. Khách hàng của tôi khá đông.
Ông Biểu đột ngột nằm xuống. Tưởng như mọi cái đâu vào đấy. Như linh cảm trước, cuối năm con hổ, ông Biểu đã sắm cỗ áo quan dạ hương thơm nức. Xe cộ cần bao nhiêu chẳng có. Mọi thứ nếu muốn, chỉ sau một tiếng “alô” là tha hồ.
- Mẹ nếm thử xem. Con cho thêm một tý đường nữa nhé.Tôi ngừng tay bên rổ rau sống xanh um cầm lấy thìa nước chấm nhấm nháp lắng nghe vị vừa chua vừa ngọt vừa bùi bùi tan ra trên đầu lưỡi: - Một thìa nhỏ nữa thôi con. Ngon rồi đấy.
Nó tỉnh dậy. Sương lành lạnh, thời tiết thật khắc nghiệt, ban ngày trời nắng như thiêu như đốt. Khẽ co ngón tay, một cảm giác đau buốt suốt từ đỉnh ngón chạy vào tim, xương sống như có luồng điện chạy qua. lạnh toát.
Chuyện kể rằng ở xóm Đồng có một gia đình hiếm con lắm, chữa mãi đến năm chồng 45 tuổi, vợ 40 tuổi mới có mang.
Khúc sông lặng lẽ như thói quen của nó vẫn lặng lẽ vào mùa thu nước kiệt. Bây giờ, dòng chảy chỉ còn là một dải nông lờ, xuống đến tận mép nước mới nghe được tiếng chảy róc rách như tiếng nói thầm.
“Ai cũng biết rằng tạo hóa sinh ra đất, nước, cây cỏ, chim muông, thú vật... và con người. Động vật có trước con người có sau. Như vạy họ là tiền bói của con người. Đã không thờ kính tiền bối, lại làm điều ác với họ, con người phải gánh chịu lấy hậu quả. Âu đó cũng là lẽ trời...!”
Chủ nhật, tôi đến thăm một người bạn quen nhưng không thân lắm ở bên kia Cầu Kho, phía Tây Bắc thành phố. Đã dăm bảy năm nay tôi không gặp anh, mặc dù đã biết anh chuyển về dạy ở Đại học Nông Lâm khá lâu.
Truyện ngụ ngôn của TRIỀU NGUYÊN
Truyện ngắn “Sóng ngoài khơi” đã tránh được gần như tất cả những trò “dỏm” của nhiều người cầm bút hôm nay: Viết về tình dục với cung cách ồn ào như thể đây là món tân kỳ về tư tưởng và nghệ thuật nhưng thật ra chỉ cho thấy thói a dua thời trang và sự thiếu hiểu biết về văn chương đương đại. Với một bút pháp tinh tế, thông minh, và kiềm chế, “Sóng ngoài khơi” đã thể hiện được bản lãnh văn chương của một tác giả trẻ khi đụng tới đề tài nằm ngoài kinh nghiệm bản thân như Khánh Phương. PHAN NHIÊN HẠO
1. Con đường nhầy nhụa dẫn xuống chân dốc đã được ai đó rắc lên ít cát khô. Trời nắng hay mưa thì con đường vẫn thế. Để đi được vào cái xóm tự lập này không còn con đường nào khác.
Vào cái giây phút định mệnh ấy, tiếng hát nức nở của Khánh Ly vọng tới: Đêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui, Mẹ hãy ra đây nhìn phố ngập người. Đêm nay hòa bình, không nụ cười trên môi. Nhìn quanh đây không ai còn lại…vỗ về cơn say dịu dàng của tôi.
Anh chị dọn về đây từ hồi mới cưới nhau. Căn phòng xinh xinh, quét vôi xanh nhạt, trang nhã và sạch sẽ.
PHẠM XUÂN PHỤNGNgười thợ học việc rán một hơi cuối cùng. Đó là hơi quyết định sự thành bại của sản phẩm. Đốm thủy tinh lỏng đỏ rực đầu ống xuy phồng to lên, đẹp như một quả cầu lửa sáng chói. Đoạn, anh đưa quả cầu lửa vào lỗ khuôn rồi vừa thổi vừa xoay vừa nhấc dần đầu ống xuy đồng lên cao. Cuối cùng, bằng một động tác dứt khoát, anh xoáy mạnh, cắt lìa đầu ống khỏi phần còn lại của quả cầu lửa hơi nhô ra trên lỗ khuôn.
NGUYỄN BẢNTôi nhổ vào hai lọ crem Tokalon trắng và hồng, loại crem Pháp đắt tiền đang dùng dở của bà, rồi vảy nước bọt đi cho mất dấu.
NGUYỄN ANH ĐÀONàng vào Phú Xuân đã gần hai tháng. Giữa cảnh ngựa xe tấp nập, khăn áo lượt là, muôn hồng nghìn tía của chôn kinh thành, không làm cho lòng nàng nguôi ngoai nỗi nhớ cố hương. Ở cái làng nằm khuất dưới những rặng liễu bên Hồ Tây, vào mùa này rực lên màu vàng của những cuộn tơ óng ả vắt trên bờ giậu. Gió thu lồng lộng mơn man như những ngón tay thiếu nữ nhẹ bứt những chiếc lá đào úa vàng rắc xuống hồ làm thành những chiếc chong chóng quay tít trên mặt nước. Nàng đắm chìm trong nỗi nhớ nhà, nhớ kinh thành cũ với những đền đài, chùa miếu, tuy không thật uy nghi tráng lệ nhưng in đậm dấu vết của thời gian mà mỗi triều đại như khắc hằn trên đó những nét tinh hoa của một nền văn vật nghìn năm.
BÙI MINH QUỐCHoạ sĩ Từ Thành bạn tôi, vào thời khốn đốn nhất phải xoay sang làm mặt nạ để sống qua ngày. Ông thường làm các mặt nạ hề đủ loại, mặt ông địa, mặt chó, mặt khỉ, mặt gấu... và cả các thứ mặt tướng cướp. Khách hàng của ông toàn trẻ con. Vào mùa nắng ráo- mùa vui chơi của lũ trẻ, ông bán khá chạy. Biết tụi nhỏ chẳng có mấy tiền, ông bán rẻ, lấy công làm lãi, nên cũng chỉ tạm đủ sống. Nhưng vào mùa mưa gió bão bùng, hàng ế, thì ông đói.