Chiều 31/5, nhân kỷ niệm 220 năm ngày vua Gia Long thống nhất đất nước và đặt niên hiệu Gia Long, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm khoa học”Công lao và những đóng góp quan trọng về mặt lịch sử của Hoàng đế Gia Long (1802-1820)”.
Tại buổi tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu đã tập trung thảo luận về các chủ đề: Khẳng định Nguyễn Ánh – Gia Long có công lao to lớn là hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước, khai sinh nước Việt Nam, khôi phục vương triều Nguyễn; vua Gia Long là người đặt nền móng cho các chính sách nội trị, ngoại giao của triều Nguyễn; vua Gia Long đã có công lớn trong việc xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam mang tính pháp lý quốc tế cao; về văn hóa, vua Gia Long đã có công trong xây dựng Kinh đô Huế, đặt nền tảng cho giáo dục Nho học và trọng dụng nhân tài; một số nhận định đánh giá chung về công lao và dấu ấn của vua Gia Long và một số đề xuất…
Tại buổi tọa đàm, Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho biết, sau gần 300 năm phân ly (1553-1802) đất nước dưới thời vua Gia Long mới được thống nhất về mặt lãnh thổ, còn nhiều mảng vỡ chưa được hàn gắn. Vua Gia Long đã thực hiện hàng loạt các kế sách về quản lý hành chính xã hội, xây dựng hệ thống pháp luật, chấn hưng giáo dục khoa cử và học thuật…Nhìn tổng thể, những quyết sách lớn về đối nội, đối ngoại để khắc phục một thời đất nước bị phân ly kéo dài, giữ vững nền tự chủ trong hòa bình, tập trung xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thống nhất, thực sự đã bộc lộ một tài năng đáng nể của vị khai sáng vương triều Nguyễn.
![]() |
Các đại biểu đã nêu lên ý kiến của mình về vua Gia Long, người có công lao to lớn trong việc thống nhất lãnh thổ, lãnh hải đất nước, đặt quốc hiệu, đặt nền tảng cho giáo dục, văn hóa… để lại nhiều di sản quý báu cho đất nước và cho Huế |
Nhà Nghiên cứu Trần Đại Vinh cũng đã nêu vai trò của pháp luật thời Gia Long thông qua một ví dụ cụ thể là làng Phù Bài của Thừa Thiên Huế (lưu trữ gần 2 vạn trang tư liệu Hán Nôm), trong đó có cả bản gốc chữ Hán của bộ Hoàng Việt luật lệ cùng cả một hệ thống văn bản pháp luật, hành chính liên quan. NNC Trần Đại Vinh cũng cho rằng, Vua Gia Long rất quan tâm đến việc thu phục nhân tài để chuẩn bị cho công cuộc chấn hưng văn hóa, giáo dục sau chiến tranh. Chính vua Gia Long đã tạo ra một sinh khí mới rất tích cực, sối nổi sau thời kỳ dài đất nước bị chia cắt, loạn lạc, nhiều giá trị truyền thống bị suy đồi, xuống cấp. Tiêu biểu và là sản phẩm của nền giáo dục tiến bộ đầu thời Nguyễn là Nguyễn Công Trứ, một người có nhân sinh quan và tinh thần nhập thế rất tích cực thể hiện qua thơ văn, trước tác của ông. Thời Gia Long tuy chỉ có thi hương, tuyển chọn đến bậc Cử nhân, nhưng hơn 220 Cử nhân của thời Nguyễn hầu như đều trở thành những trụ cột của thời Nguyễn, tiêu biểu như Lê Văn Đức, Đặng Văn Hòa, Trương Đăng Quế, Nguyễn Công Trứ, Hà Duy Phiên… Chấn hưng văn hóa từ giáo dục chính là từ đó.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến – nguyên Trưởng khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Huế, chuyên gia nghiên cứu về chủ quyền biển đảo cho rằng, việc tổ chức khai thác, chiếm hữu và thực thi chủ quyền quốc gia ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xúc tiến liên tục kể từ thời các chúa Nguyễn ở thế kỷ 17; nhưng dưới góc độ công pháp quốc tế, vua Gia Long mới là người có công lớn nhất trong việc tạo dựng cơ sở pháp lý quốc tế cho Việt Nam về vấn đề xác lập chủ quyền của quốc gia đối với những quần đảo này. Lợi thế của cuộc tranh chấp pháp lý về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa hiện nay của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là để bác bỏ tuyên bố chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa của chính quyền địa phương tỉnh Quảng Đông ở Trung Hoa năm 1909, một phần lớn dựa vào thành quả có được từ tuyên bố chiếm hữu chính thức về mặt nhà nước thời vua Gia Long năm 1816, được quốc tế công nhận.
Dựa trên công pháp quốc tế, có thể khẳng định đóng góp của vua Gia Long trong vấn đề xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của quốc gia nói chung, xác lập và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các thực thể địa lý ở quần đảo Hoàng Sa nói riêng là hết sức quan trọng và vô cùng to lớn đối với vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Việt Nam, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
Các nhà nghiên cứu tham dự tọa đàm thống nhất nhận định, vua Gia Long đã có công đặt tên Việt Nam là quốc hiệu, có công lao to lớn thống nhất quốc gia trên lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ hiện nay.
Ngoài ra Hoàng đế Gia Long còn đặt nền móng cho việc phát triển kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội… xây dựng Kinh đô Huế. Dưới triều đại của mình, ông tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguyên Phương
Sáng ngày 30/8, Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Triển lãm chuyên đề” Hành trình vươn tới ước mơ – 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1969- 2019”.
Chiều tối 29/8, tại Đông Khuyết Đài - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư thương mại Thời Gian Vàng tổ chức lễ khai trương không gian văn hóa Đông Khuyết Đài và khởi đầu bằng triển lãm “Chuyện ghế” của họa sĩ Lê Thiết Cương.
Chiều ngày 29/8, Tại UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo “Hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng du lịch và dịch vụ - Kinh nghiệm thế giới và đề xuất cho tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Sáng 29/8, tại hội trường khách sạn Villa Huế, Sở Du lịch phối hợp với Sở Ngoại vụ, Phủ Kyoto (Nhật Bản) tổ chức hội thảo “Thiết lập nền tảng xúc tiến phát triển du lịch và nguồn nhân lực du lịch thông qua hợp tác công tư”.
Tối 28/8, tại Trung tâm thi đấu Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương), Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Hội chợ sản phẩm công nghiệp nông thôn và làng nghề Huế năm 2019.
Sáng ngày 28/08, tại Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ Trao tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trên lĩnh vực văn hóa phi vật thể - lần thứ II. Đến dự có ông Bùi Thanh Hà - Phó Bí thứ thường trực Tỉnh ủy, Ông Phan Ngọc Thọ, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thừa Thiên Huế, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.
Tối 27/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI năm 2019. Đến dự có ông Nguyễn Thái Sơn – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Chiều 24/8, tại hội trường Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức lễ Bế mạc Trại sáng tác “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống" lần thứ I, năm 2019”.
Ngày 23/8, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/8, tại Hội trường khách sạn Century Huế, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Hội khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, trường Đại học Sư phạm Huế tổ chức hội thảo khoa học: Thừa Thiên Huế - 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Sáng 21/8, tại Thừa Thiên Huế, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF Việt Nam) đã tổ chức lễ ra mắt Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam.
Ngày 16/8/2019, Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 - 2018) đã tổ chức phiên họp Hội đồng Chung khảo thẩm định và chấm điểm các tác phẩm, công trình VHNT tham dự giải thưởng đã được Hội đồng sơ khảo giới thiệu vào. Kết quả, Hội đồng Chung khảo đã chọn được 56 tác phẩm, công trình của 56 tác giả, nhóm tác giả để BTC trao thưởng.
Sáng 17/8, tại thành phố Huế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh Thừa Thiên Huế (01/7/1989 - 01/7/2019).
Tối ngày, 16/8 Ban quản lý chợ Đông Ba đã tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm xây dựng và phát triển chợ Đông Ba (1899 - 2019).
Chiều ngày 8/8, tại Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Trở về” của họa sĩ Nguyễn Thị Dư Dư.
Chiều 8/8, tại khách sạn Hương Giang, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Nhà báo tỉnh.
Chiều ngày 03/08, Trung tâm mục vụ tổng giáo phận Huế phối hợp vơi trung tâm mỹ thuật Dominiart tổ chức triển lãm “Về bên mẹ”.
Chiều 02/8, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Khai mạc Chương trình đưa di sản Ca Huế vào trường học.
Sáng ngày 2/08, Bảo tàng Văn hóa Huế đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “ Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế”.
Chiều ngày 1/8, tại Bảo tàng Mỹ Thuật Huế - Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị đã diễn ra Triển lãm mỹ thuật " Ký ức quê nhà" của họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi.