Chiều ngày 18/1, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức cuộc Tọa đàm khoa học với tựa đề: “420 năm chùa Thiên Mụ và Chúa Nguyễn Phúc Chu với những dấu ấn trong lịch sử”.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao phát biểu tại buổi tọa đàm
Vào năm Tân Sửu (1601), Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng (thực ra là trùng kiến) chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê, cạnh dòng Hương Giang xinh đẹp. Từ đó đến nay, dẫu trải qua biết bao thăng trầm, chùa Thiên Mụ vẫn luôn là ngôi đại danh lam quan trọng nhất của xứ Huế, trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất về một vùng đất văn vật, một trong những trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam.
Cũng cách đây tròn 330 năm, một trong những vị chúa Nguyễn kiệt xuất nhất- chúa Nguyễn Phúc Chu lên ngôi ở Đàng Trong. Và với 34 năm cầm quyền (1691-1725), ông đã để lại những dấu ấn đặc biệt đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhất là trên các phương diện mở rộng lãnh thổ, phát triển lãnh hải, phát triển văn hóa và hội nhập quốc tế.
Đối với chùa Thiên Mụ, chúa Nguyễn Phúc Chu cũng góp phần rất quan trọng trong việc mở rộng các công trình kiến trúc, phát triển đạo pháp và pháp bảo, nâng cao vị thế của ngôi đại danh lam này; đến nay, có hai hiện vật mà ông để lại đã trở thành Bảo vật quốc gia.
![]() |
Đông đảo các nhà nghiên cứu tham gia buổi tọa đàm |
Hội thảo đã nhận được 30 bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu viết về các chủ đề liên quan và được chia làm hai phần, phần “420 năm chùa Thiên Mụ” và phần “Chúa Nguyễn Phúc Chu với những dấu ấn trong lịch sử”.
Các tham luận đề cập đến việc Tiên chúa Nguyễn Hoàng tìm ra và trùng kiến Chùa Thiên Mụ, các giá trị di sản tại chùa Thiên Mụ, trùng tu, tôn tạo Chùa Thiên Mụ qua Châu bản Triều Nguyễn, bàn về vị thế của Chùa Thiên Mụ và việc trùng tu ngôi cổ tự, định hướng quy hoạch phát huy giá trị di tích…
Bên cạnh đó, các bài viết về Chúa Nguyễn Phúc Chu và những dấu ấn lịch sử, các đại biểu đã nêu rõ chiến lược sử dụng người tài, công cuộc mở cõi và xác lập chủ quyền biển đảo, công cuộc mở cõi và xây dựng chính quyền Nam bộ, của Chúa Nguyễn Phúc Chu…
Phương Anh
Chiều 19/11, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Gặp gỡ” của giáo viên, họa sĩ người Pháp Léopold Franckowiak.
Sáng ngày 19/11, tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Khoa Sư phạm Mỹ Thuật ĐH Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm Nét Huế.
Chiều 15/11, tại thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi Giới thiệu tác phẩm “Ở xứa mưa không buồn” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà.
Chiều ngày 15/11, Sở Văn hóa Thể thao đã tổ chức lễ Bế mạc chương trình đưa Ca Huế vào trường học.
Sáng 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và UBND Thành phố Huế tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và Hội thi “Tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2019.
Ngày 01 tháng 11 năm 2019, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 144/QĐ-LHVHNT về việc phân công cán bộ.
* Kỷ niệm 20 năm cơn lũ lịch sử 1999
- Trời gieo bão lụt giữa lòng Cố đô - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
* Chuyên đề MỸ THUẬT HIỆN ĐẠI - MỘT GÓC NHÌN
Ngày nay, mọi thứ luôn vận hành trong xu thế liên đới lẫn nhau dưới nhãn quan của liên văn bản. Văn chương và mỹ thuật cũng không ngoại lệ. Suy cho cùng cả hai đều khởi đi từ những ý tưởng và nỗ lực tạo ra các hình tượng mang tính biểu đạt cao dựa trên những chất liệu khác nhau.
Ngày 31.10, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh TT Huế, Công đoàn viên chức tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức hội thi “Văn hóa công sở” năm 2019.
Chiều ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp vận hành hiệu quả cho hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương”
Sáng ngày 25/10, tại thành phố Huế, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Sáng 19/10, Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với phong trào cách mạng ở Thừa Thiên - Huế và Trung kỳ”.
Chiều 15/10, Trong khuôn khổ liên kết phát triển du lịch ba địa phương, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam vừa thực hiện buổi quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch (roadshow) cho chương trình Một điểm đến - Ba địa phương ở Miền Trung Việt Nam tại Singapore.
Ngày 20/10/2019, phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan di tích Huế sẽ được miễn phí vé 100%.
Nhà thơ Du Tử Lê qua đời vào lúc 8 giờ 6 phút tối thứ hai 7-10 (theo giờ Mỹ) tại nhà riêng của ông ở Garden Grove (Mỹ), hưởng thọ 77 tuổi.
Chiều 11/10, tại Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi viết về phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”.
Sáng 11/10, tại Trung tâm Văn hóa thông tin, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III, năm 2019.
Chiều ngày 11/10, tại Trung tâm Văn hóa thông tin Tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra triển lãm Thành tựu phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm đồng bào dân tộc thiểu số miền Tây Thừa Thiên Huế mang họ Bác Hồ và kỷ niệm 50 năm thực hiên Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiều ngày 9/10, Viện Pháp tại Huế, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế đã tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách với nhan đề “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế” của tác giả Léopold Michel Cadière và Edmond Gras, do TS. Lê Đức Quang dịch, nhân kỷ niệm 100 năm ra đời cuốn sách.
Tháng Mười còn phảng phất hơi thu với những gam màu mê hoặc của tự nhiên. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Sông Hương giới thiệu một số tác giả nữ ở các thể loại viết, như là bảo tàng ký ức lưu giữ vẻ đẹp đã được họ chưng cất giùm chúng ta.
Chiều ngày 2/10, Liên đoàn Lao động Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình năm 2019”.