Chiều ngày 21/11, tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi tọa đàm "Thơ Ngô Minh" nhân ngày giỗ đầu nhà thơ.
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Sông Hương - Chủ tịch Hội Nhà văn phát biểu tại buổi tọa đàm
Nhà thơ Ngô Minh tên thật Ngô Minh Khôi, sinh ngày 10-9-1949, quê quán ở làng Thượng Luật, xã Ngư Thuỷ Trung, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Thương nghiệp Hà Nội tháng 9-1972, đi bộ đội ngày 25-9-1972, vào miền Đông Nam Bộ tháng 4-1973, Ban Chính trị Trung đoàn 141, Sư đoàn 7; làm bản tin Ba Vì của trung đoàn, quân hàm trung sĩ. Tháng 6-1976, ông ra quân, về Huế làm Trưởng đại diện báo Thương Mại tại miền Trung và nghỉ hưu ở tại 11/73 Phan Bội Châu - TP Huế. Ông mất ngày 3-12 năm 2018 ( 27 tháng 11 Mậu Tuất), hưởng thọ 69 tuổi.
![]() |
Nhà thơ Hồ Thế Hà phát biểu cảm nhận về Thơ Ngô Minh |
Ông là tác giả 27 đầu sách gồm thơ, tiểu luận phê bình, tản văn…cũng là tác giả hàng nghìn bài báo công bố trên các tờ báo lớn như: Nhân dân, Văn nghệ, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Lao Động, Công An Nhân dân… Là công tác viên tích cực của Tạp chí Sông Hương, Báo Thừa Thiên Huế…
Tại buổi tọa đàm, văn nghệ sĩ Huế đã dành những tình cảm yêu mến, bằng những chia sẻ về thơ, về đời của cố nhà thơ Ngô Minh.
Theo nhà thơ Hồ Thế Hà, “Thơ Ngô Minh là một hành trình sáng tạo không mệt mỏi của một hồn thơ da diết với đời”.
![]() |
Nhà thơ Mai Văn Hoan chia sẻ về thơ Ngô Minh tại buổi tọa đàm |
Nhà thơ Mai Văn Hoan chia sẻ: “Ngô Minh không chỉ sống với quá khứ, anh còn sống với hiện tại. Hiện tại đang đặt ra bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu vấn đề, do vậy thơ anh viết về hiện tại đầy băn khoăn, trăn trở của một người có trách nhiệm, một người từng góp xương máu mang lại hạnh phúc cho nhân dân, cho đất nước. Trong thơ anh “có ngày vui hiên nắng”; nhưng cũng có cả “ngày buồn vườn mưa”. Mưa - từ lâu đã trở thành nguồn đề tài độc đáo trong những bài thơ viết về Huế. Từng dầm trong mưa Huế gần ba chục năm nay, vì vậy Ngô Minh rất hiểu thế nào là mưa Huế. Các câu thơ cứ kéo dài ra nối tiếp nhau như những trận mưa dai dẳng, triên miên. Mưa Huế trở thành trường liên tưởng đan xen: giữa thực và mộng, niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ... Tất cả ẩn hiện, chập chờn trong mưa Huế, tạo thành bản giao hưởng: khi trầm lắng khi sôi nổi, khi gấp gáp khi chậm rãi khoan thai.
![]() |
Đông đảo văn nghệ sĩ đến tham dự buổi tọa đàm |
"Trong thơ Ngô Minh người đọc bắt gặp nhiều phác thảo chân dung của một số nhà văn, nhà thơ, chân dung bạn bè và cả chân dung tự họa của chính anh. Những bài thơ thế sự của Ngô Minh chiếm được nhiều cảm tình của độc giả. Thơ anh chính là máu thịt của cuộc đời", Nhà thơ Mai Văn Hoan cho biết thêm.
Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm:
![]() |
Nhà thơ Tô Nhuận Vỹ chia sẻ về thơ Ngô Minh |
![]() |
Nhạc sĩ Lê Phùng thể hiện ca khúc "Tiếng chuông chùa trên đảo Trường Sa" được phổ nhạc từ thơ Ngô Minh |
![]() |
Nhà thơ Đông Hà xúc động chia sẻ những kỷ niệm với cố nhà thơ Ngô Minh |
![]() |
Nhà văn Nguyễn Quang Hà tăng hoa cho con trai cố nhà thơ Ngô Minh
|
![]() |
Phương Anh
Tôi là một trong những người có may mắn và cơ duyên từng được trực tiếp giới thiệu cho Đại tướng xem phần trưng bày “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Thừa Thiên-Huế 1954 - 1975” cũng như nhận được những lời góp ý giá trị cách đây 18 năm – tháng 5/1995.
Tự truyện của một cậu bé chăn trâu nay trở thành ông chủ tập đoàn đa quốc gia - “Gian truân chỉ là thử thách” (NXB Thuận Hóa và First News hợp tác ấn hành) vừa được ra mắt bạn đọc.
Chiều 9-10, Tổng cục Chính trị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Lên ngôi khi mới 13 tuổi nhưng Vua Hàm Nghi đã sớm chứng tỏ tinh thần yêu nước của mình. Ông kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp và chịu nhiều khổ ải trong suốt cuộc đời. Gắn liền với vị vua yêu nước này còn là câu chuyện chưa có lời giải về một kho báu bí ẩn.
(SHO) - Hiên nay, hàng trăm hộ dân ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy và xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, vẫn chưa có đất sản xuất sau khi nhường hàng ngàn héc-ta đất lâm nghiệp và đất vườn, nhà ở cho dự án hồ Tả Trạch để chuyển về sống tại các khu tái định cư.
Quốc học Huế sáng chủ nhật, cổng trường vẫn mở. Những cổ thụ, tường mái rêu phong cổ kính trở nên trầm rũ, tịch liêu, u hoài khác thường, như để phân ưu, tiễn đưa một trong những người học trò ưu hạng của trường đi xa mãi mãi.
(SHO) - Từ ngày 5 đến hết ngày 18.10, các đêm nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy sẽ lần lượt được tổ chức tại Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM.
Huế nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, nét cổ kính của cầu Trường Tiền hay những lăng mộ uy nghi tráng lệ. Thế nhưng, ngoài sự độc đáo của cảnh vật là nét đẹp mê hồn của người con gái xứ Huế.
Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.
Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
(SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.
Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.
Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.
(SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013