NGUYỄN NGỌC PHÚ
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Ảnh: internet
Đất nước tôi ba nghìn cây số biển
Nhấp nhô ba nghìn đảo nhỏ, đảo to
Cỏ ở đây ánh màu san hô đỏ
Biển chỉ xanh ở chỗ xa bờ...
Những hải đội dân binh Hoàng Sa đi giữ đất
Cát vàng tươi rịn ướt gió Nồm, Nam
Gió biển đảo mặn mòi cứng tóc
Quả bàng vuông hình bánh chưng xanh
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Chữ S bao đời hình một chiếc mỏ neo
Neo lịch sử qua thăng trầm biến động
Giữa khơi xa vẫn thong thả nhịp: “chèo...”
Nhà Giàn dựng những tán cây bằng thép
Bốn mùa tươi - không thể héo lá cờ!
Chim biển đứng co chân nhìn người không chớp mắt
Khay rau viền xanh mướt những tâm tư
Ngày ở biển đêm nằm mơ khát nước
Anh khỏa bơi trong vằng vặc trăng quê
Cọng rau muống ao làng thõng vào ký ức
(Bóng mẹ ngồi cạn ngọn đèn khuya )
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Có con đường mòn rẽ sóng khơi xa
Thủy thủ không tên đoàn tàu không số
Tượng đài trắng dựng lên sau ánh chớp sáng lòa
Đồng đội tôi mãi viền vào biển thẳm
(Chẳng thể nào tìm hài cốt các anh)
Những con sóng băn khoăn ngày giấu lửa
Khi về đêm mới chớp sáng giật mình...
Các anh là mảnh vỡ của trăng - phập phồng mang cá
Là muối phù sa mặn gỗ thớ thuyền
Là ánh ngọc trai ngậm quanh hạt cát
Vân nổi, vân chìm không xước nổi lung linh...
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Móng Cái - Cà Mau hình chiếc lưỡi câu
Câu những túi vàng đen - mỏ dầu trong lòng đất
(Nhưng không thể dầu loang - nước biển tái màu)
Sẽ tái cả bao người ngã xuống
Cô Lin - Gạt Ma bao lính trẻ không về
Đảo bơ phờ ôm vào lòng mộ gió
Tổ quốc ở nơi này cắm mốc những hàng bia
Màu nước ấy: máu bao người ngã xuống
Cha ông ngàn đời gửi lại cháu con
Những sắc chỉ dân binh cuộn vào tâm thức
Dấu triện vuông ấn xuống cội nguồn
Là đảo đá - Tổ quốc còn góp đá
Trường Sa đau - Trường Sơn cũng xót lòng
Mẹ Âu Cơ chia đôi bọc trứng
Cuống rau mẹ nối dài theo bước Lạc Long...
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Nối ba vạn cây số với đại dương
Tàu bè bạn căng phồng cờ gió Việt
Nói với nhau bằng ngôn ngữ hòa bình
Tiếng Việt thanh âm ngân thành điệu hát
Câu vọng cổ vỗ về theo con nước Cửu Long
Câu quan họ mời trầu qua ánh mắt
Áo lụa dài thắt đáy lưng ong
Tiếng Việt ấm gọi nhau ngoài bờ cõi
Con cháu Rồng Tiên chung một đồng bào
Biển Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
(Chẳng bao giờ để nước Việt xanh xao...)
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Có tiếng Sơn Ca hót với Thuyền Chài
Người giữ đảo biển viền quanh cổ áo
Dưới lớp sóng bạc đầu đảo có chìm đâu
Tổ quốc tôi ba nghìn ngày báo bão
Bão sau lưng bão trước mặt rập rình
Dây đàn bầu mảnh mai cũng căng bằng sợi thép
Cung bỗng - cung trầm luyến láy giữ niềm tin
Đất nước được đắp bồi Đất và Nước
Đất gieo lúa khoai nuôi lớn những tâm hồn
Biển mặn muối nuôi hồng cầu tinh chất
Lục địa choãi xuống thềm từ tiếng mẹ ru con
Biển đất nước hơn ba nghìn cây số biển
Nguyễn Du viết Kiều từ: Cửa bể chiều hôm...
Con - thuyền - Tổ - quốc - tôi căng buồm qua bão tố
Từ hoa văn cuộn sóng trống đồng...
(SH304/06-14)
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Em còn chờ ta ở đó không
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...