Minh họa: Đặng Mậu Tựu
Cánh rừng họ đi qua trong buổi chiều mọc toàn cây săng lẻ. Những thân cây thẳng tắp cao vút, lớp vỏ bên ngoài màu nâu nhạt phồng rộp bong từng mảng loang lổ. Đang mùa thay lá, những tán săng lẻ ngả màu vàng áy. Trên nền rừng thưa thoáng lác đác những chiếc lá mới rụng khô cong, giẫm lên nghe lắc rắc như những lá thiếc mỏng. Thái vừa đi vừa cảnh giác nhìn quanh, tai căng lên lắng nghe từng tiếng động. Nghe hơi thở đều đều của Thắng, anh biết cậu đang nghển đầu nhìn qua vai mình. Vài con chim cất tiếng lảnh lót, bay vụt từ cây này qua cây khác. Thỉnh thoảng lại có ngọn gió lùa tới làm lá cây rụng xao xác. Rừng vẫn êm đềm và hoang vắng như vốn có từ xa xưa.
- Sáng rồi hả anh? - Ừ, sáng rồi! Cậu thấy trong người thế nào? - Em... chỉ thấy mệt. - Thắng mỉm cười yếu ớt. Nhìn khuôn mặt hốc hác của Thắng, Thái biết cậu đang rất đau nhưng cố giấu. Suốt hai ngày qua trừ lúc ngủ mê, Thắng không hề rên la một tiếng. - Ta đi tiếp nhé! Tranh thủ đi sớm cho nó mát. - Thái nói, cố giữ vẻ bình thản. Chỉ mang theo một khẩu súng, Thái địu Thắng trên lưng bước khập khiễng. Sương còn phủ dày trên rừng, nhìn về hướng mặt trời chỉ thấy một quầng sáng nhòa. Thái nhắm hướng mặt trời đi tới. Rừng đang rộn lên tiếng chim hót, tiếng thú chạy sột soạt trong bụi cây. Những cành lá đọng sương quệt vào người làm quần áo ướt sũng. Thái không để ý đến sự vật xung quanh, chỉ chăm chăm tìm lối đi, cố tránh những vòm dây leo rậm rịt. Chừng giữa buổi thì sương tan hết, ánh nắng chan hòa khắp nơi. Hai người lên tới một đỉnh dốc cao, nhìn ra phía trước chỉ thấy lớp lớp cây rừng chắn ngang tầm mắt. Nếu leo được lên cây sẽ nhìn thấy ngọn núi Pu Leng, hậu cứ trung đoàn đóng ở chân núi. Nhưng lúc này Thái không thể leo được, vết thương ở đùi đang nóng ran, giật giật đau nhức. Anh cũng không dám dừng lại nghỉ, sợ ngồi xuống rồi, sẽ không đủ sức cõng Thắng đứng lên đi tiếp. Thắng vẫn đang sốt hầm hập. Cậu ngoẹo đầu trên vai anh, hơi thở ngắt quãng nóng rực. “Chắc không còn xa nữa đâu...”, Thái tự động viên, bước từng bước nặng nhọc. Mặt trời lên cao, nắng càng lúc càng gắt. Không bỏng rát như nắng hè, nhưng cái nắng rừng Lào đầu mùa khô ong ong khó chịu khiến đầu óc váng vất, lớp da trên người khô rộp lên. Thái loạng choạng đứng lại, mở nắp bi đông uống mấy ngụm nước. Anh gọi Thắng, chỉ nghe tiếng đáp nửa mê nửa tỉnh. Dừng lại lúc này là chết, chết cả hai. Thái nghiến răng chịu đau đi tiếp. “Một bước... hai bước... ba bước...”. Anh nhẩm đếm, chân phải bước tới đặt xuống làm trụ, chân trái lê theo... “Đúng một nghìn bước mình sẽ dừng lại nghỉ...”. Một lúc sau không còn nhớ đã đếm được mấy bước, anh đếm lại từ đầu... Không biết bao nhiêu thời khắc đã trôi qua! Bóng hai người lặng lẽ tròn lại rồi đổ dài liêu xiêu trước mặt. Thái vẫn lê từng bước như quán tính, như một phản xạ phát ra từ tiềm thức. Hai tai ù đặc, mắt loa lóa những quầng nắng, hầu như anh không còn nhìn thấy gì, nghe thấy gì, chỉ cảm nhận dưới bước chân nền rừng đang thấp dần. Đến lúc vấp phải một vật gì đó, anh ngã nhào. Cả hai người lăn xuống triền dốc... Vết thương nhói lên đau buốt làm Thắng tỉnh lại, thấy mình vẫn ở sau lưng Thái. Anh ấy nằm im như ngủ. Ánh mặt trời lóa mắt làm Thắng khó chịu. Sao lại ngủ giữa nắng thế này? Anh ngơ ngác chớp chớp mắt, bỗng nhận ra mình vẫn bị buộc dính vào Thái, chân trái đang bị người Thái đè lên. Thắng vội lay, vừa lay vừa gọi. Không có tiếng trả lời. Một ý nghĩ lướt qua trong đầu lạnh buốt, anh hoảng hốt đưa tay lên mũi Thái. Còn thở! Thắng cuống quýt tìm bi đông nước... Dòng nước chảy tràn trên mặt rồi xộc vào mũi khiến Thái thở hắt một tiếng. Anh mở mắt lờ đờ nhìn quanh, cảm thấy vướng víu như bị trói. “Anh Thái, anh tỉnh chưa?...”. Tiếng gọi dồn dập ngay bên tai làm Thái dần dần nhớ lại mọi việc. Anh chậm chạp cởi nút thắt trước ngực, chống tay ngồi dậy. Người anh như đang rời ra tùng mảnh, đầu nhức buốt, môi khô rộp, trước mắt loe lóe hàng ngàn đốm lửa tung tóe như lửa hàn. Anh nhắm mắt một lúc rồi mở ra nhìn. Thắng đang nằm bên cạnh, đôi mắt trũng sâu, những vệt nước mắt đọng ngoằn ngoèo trên khuôn mặt đen sạm bụi đất. Anh chống súng đứng dậy nhưng lại khuỵu ngay xuống. Chân trái bất động, máu đen bầm trên những vòng băng, vết thương sưng tấy nhức nhối. “Mình không còn đi được nữa...”, anh bất lực ngả người nằm xuống. Thắng đã lại thiếp đi, sự sống trong người cậu ấy đang cạn dần. Mình cũng hết sức rồi! Cả hai sẽ cùng chết ở đây. Anh từng thấy bao nhiêu người chết lặng lẽ trong rừng: chết vì kiệt sức, vì bị thương, bị sốt rét, bị đói... Mình chết cũng được, chỉ tiếc cho Thắng, cậu ấy còn trẻ quá... Có thể trung đoàn sẽ cho người đi tìm, nhưng giữa rừng núi mênh mông biết tìm ở đâu? Tập tài liệu trinh sát đang cồm cộm trong ngực áo anh. Vậy là sự hy sinh của ba người sẽ trở nên vô ích... Những suy nghĩ cay đắng làm Thái tuyệt vọng. Anh nhắm mắt lại, mơ hồ cảm thấy còn một điều gì đó mình chưa nghĩ tới. Điều gì nhỉ? Anh cố tập trung tư tưởng. Đầu óc lùng bùng. Những ý nghĩ lướt nhanh, mờ nhạt và vô định. Có lúc anh tưởng đã chộp được điều mình cảm thấy, nhưng nó chỉ thoáng qua, mất hút. Thôi, chẳng việc gì phải nghĩ ngợi cho mệt óc. Đằng nào cũng chết, mà chết là hết! Anh thả lỏng toàn thân, nằm lơ mơ. Thật dễ chịu khi chẳng còn phải căng thẳng lo lắng... Một ngọn gió lướt tới làm cây lá rì rào, nghe như tiếng thở dài của rừng. Và đâu đó có tiếng nước chảy róc rách đều đều như tiếng thời gian trôi... Một tia chớp lóe sáng trong đầu. Tiếng suối? Đó chính là điều anh cảm thấy mà chưa nghĩ ra. Có con suối ở gần đâu đây. Thái loạng choạng chống tay ngồi dậy, chớp chớp mắt nhìn quanh. Kia rồi! Dòng suối ở ngay phía trước, cách chưa đầy trăm bước chân. Mặt nước loáng nắng... vách núi phía bên kia... những tảng đá ven bờ... Một khúc suối quen thuộc! Thái nhặt khẩu tiểu liên bật khóa an toàn, ngón tay run run đặt nấc bắn phát một rồi dựng ngược súng tựa vào thân cây con cạnh chỗ nằm, ngoắc đầu ngắm hình tam giác vào giữa hai nhánh cây mọc chẽ đôi. “Đoành... đoành... đoành...”, từng phát súng nổ cách quãng đều đặn, tiếng nổ dội vào vách đá vọng rền rền trong rừng. Lúc các chiến sĩ vệ binh của Trung đoàn 92 ập tới thì cả hai người đều đã bất tỉnh. Thái nằm ngửa mặt lên trời, cánh tay phải dang ngang, ngón tay co cứng ngắc trên cò khẩu tiểu liên đã bắn hết đạn. * Đúng như tham mưu trưởng Đặng nhận định, ngay sau khi vượt qua biên giới Việt - Lào, địch đã chiếm điểm cao 551 làm điểm tựa bảo vệ cánh nam cho mũi tiến quân dọc đường Chín lên Bản Đông - Sê Pôn. Từng đàn trực thăng chở quân bay rợp trời như chuồn chuồn trước cơn mưa đổ xuống điểm cao hai tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến. Những chiếc Chinooks do phi công Mỹ lái nặng nề tha pháo 105 ly dưới bụng đưa tiểu đoàn pháo binh tới chiếm lĩnh trận địa. Thế trận hình thành đúng như phương án tác chiến đã chuẩn bị. Sau năm ngày vây lấn, một trung đoàn quân chủ lực của ta được tăng cường xe tăng, pháo binh và hỏa lực phòng không đã tiến đánh điểm cao 551 ngay giữa ban ngày. Địch hoàn toàn bị bất ngờ trước thời điểm tấn công cũng như sức đột kích và hướng đột kích của xe tăng ta. Toàn bộ quân địch bị tiêu diệt, ta bắt sống hơn trăm tên và thu mười hai khẩu pháo. Trận đánh này góp phần rất quan trọng trong thắng lợi bước đầu của chiến dịch, làm đảo lộn kế hoạch tiến công của địch, buộc chúng phải bố trí lại lực lượng, điều chỉnh kế hoạch hành quân. Về sau hẳn đâu đó trong sử sách sẽ có đôi dòng viết về trận đánh ấy, nhưng sẽ không ai biết trước khi chiến dịch còn chưa bắt đầu, những người lính trinh sát của trung đoàn 92 đã đổ máu dưới chân cao điểm để chuẩn bị cho trận thắng. Và đó là một trận thắng của đơn vị bạn. Còn trung đoàn ngay từ đầu chiến dịch đã rời khỏi vị trí ém quân đi về hướng tây nam... P.V.L (255/5-10)
|
LÊ ĐỨC QUANGMột buổi sáng sớm mùa xuân, bầu trời trong xanh thăm thẳm. Anh nắng vàng vừa rải đều khắp nơi. Gió thổi nhẹ, mơn man vào da thịt con người ta, thật mát mẻ dễ chịu làm sao. Dọc đường phố, cuối năm rồi, dòng người trở nên đông đúc và nhộn nhịp, kẻ thì lo mua sắm áo quần mới, người thì lo bánh mứt, kẻ thì mua những chậu hoa, cây cảnh, trang trí nhà cửa của mình sao cho thật đẹp. Mọi người ai cũng hối hả, vui mừng đón năm mới. Riêng lão xích lô, vẫn công việc bình thường như mọi ngày: sáng ăn qua quýt ổ bánh mì xong rồi đạp xích lô đến ngã ba gần sân ga, chờ những chuyến tàu về, mặt cố gắng hớn hở, tươi cười, đón mời khách.
NGUYỄN VĂN NINHTôi được cơ quan tố tụng chỉ định làm luật sư cho một bị can.Tôi xin kể ra đây, hơi dài dòng một chút, không phải bị cáo mà là cha tôi. Trong cuộc đời làm luật sư, cha tôi luôn thích nhất câu: Thưa quí tòa! Thân chủ tôi hoàn toàn vô tội! Cha tôi muốn tôi sau này mỗi khi đứng trước toà đều nói câu như vậy.
QUẾ HƯƠNG 1. Chị đi qua, tẻ nhạt và cũ kỹ như cái áo đề mốt thơm mùi long não lấy từ hòm gỗ ủ hương kỷ niệm. Khu cư dân tôi ở thì mới toanh, chưa tròn mười. Cơ ngơi phó giám đốc xí nghiệp gỗ sực nức mùi rừng.
PHAN VĂN LỢILTS: Cuộc làm người, khó thay! Dân tộc nào cũng sáng tạo cho mình một ĐỊA NGỤC để răn dạy con người không nguôi hướng đến cái CHÂN - THIỆN - MỸ.Nhuốm màu sắc của Liêu trai chí dị và Việt điện u linh..., câu chuyện là một phần của cuộc đời đầy ám ảnh. Vừa cuốn hút thương cảm với cái nhìn nghiêm khắc lột trần bản chất đời sống, vừa hoang mang đặt ra câu hỏi về ý nghĩa sống đích thực của con người.
(tiếp theo và hết)Chuyến du ngoạn địa ngục đã để lại trong tâm trí ông Thai một ấn tượng hãi hùng. Thật khủng khiếp nếu phải chịu cực hình rồi bị đày xuống đó muôn kiếp. Phải tìm cách tự cứu mình chứ chả lẽ chịu bó tay?
HOÀNG NHẬT TUYÊNI. Chuyện được bắt đầu bằng một quả trứng, thoạt nghe cứ tưởng chuyện cổ tích nhưng nghe rồi mới rõ, ấy là chuyện thời nay, và đúng thế, nếu tường thuật theo lối cổ điển, theo tình tự thời gian thì chuyện không thể bắt đầu bằng chỗ nào khác thích hợp hơn là từ một quả trứng- một quả trứng gà.
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNHHọ là đôi bạn thân kể từ thời còn học ở đại học Sorbonne, sau đó, cùng chọn chuyên ngành khảo cổ học. Jabindu, người Népal; Robinson, người Mỹ. Thời trẻ, cả hai đều say mê công việc khô khan và vất vả của mình. Dấu chân của đôi bạn đã dẫm khắp những di tích lịch sử ở hai bờ sông Nile, sông Hằng, Trung Á, Con Đường Tơ Lụa và cả Nam Mỹ...
NGUYÊN QUÂNTôi đứng lại giữa vườn. Đêm mênh mông oà vỡ ánh trăng. Trăng trên thềm nhà, trăng trên ngọn lá, trên những tàng cây um tùm. “Điêu tàn, hoang vắng quá”- tôi than thầm. Hình như lâu rồi chẳng ai vun xới chăm sóc và hình như cũng lâu lắm rồi tôi mới về lại trong khu vườn đầy kỷ niệm này.
NGUYỄN NGỌC PHÚQuán rượu của o Tam lúc nào cũng đông khách, phần lớn là khách quen. Quán ở gần bến, thuyền câu về cập bờ chỉ nhảy ba bước đã có thể cụng bát với nhau rồi.
NHẤT LÂMKhông biết duyên cớ từ đâu mà cô Ngọc ở Hà Nội chạy lên Thái Nguyên rồi dừng chân dưới chân đèo Nhe mở quán qua ngày.
NGUYỄN NGỌC LỢI Từ đường phố chính, lối rẽ chếch trái nghiêng thoai thoải. Đoạn đường tráng nhựa được xẻ xuống giữa hai bờ đất. Phía trên, không cao lắm là những biệt thự, những kiểu dáng kiến trúc lạ mắt. Trước mỗi ngôi nhà là những khoảng sân có bồn hoa, bồn tiểu cảnh và cơ man nào là các dò lan đua nhau khoe sắc.
TRẦN HẠ THÁP1/ Trong một lần lên Tây nguyên đã lâu... Câu chuyện dọc đường vẫn làm tôi thao thức mãi. Đấy là lần xe hỏng. Lùi lại Quy Nhơn hoặc tiến tới thị xã Plây Ku đều phải mất nhiều tiếng đồng hồ. Bấy giờ, chỉ mới tắt mặt trời nhưng không hy vọng tiếp tục cuộc hành trình. Mọi hành khách đành phải qua đêm ở lưng chừng đèo An Khê...
NGUYỄN XUÂN HOÀNGĐêm dường như đã xuống từ lâu lắm. Chỉ nghe lao xao tiếng nước suối chảy như một khúc đàn cầm. Nguyễn ngồi một mình trong thư phòng. Đôi cánh tay dài quá gối để hờ hững lên thành ghế tựa được làm từ mây rừng Côn Sơn. Ông hướng đôi mắt sâu thẳm nhìn xoáy vào bóng rừng chập chùng một màu đen nhức mắt. Xa lắc trên cao vầng trăng thượng huyền nhỏ và mỏng như một nét mày duyên nợ.
VÕ THỊ XUÂN HÀTặng cậu tôiTập truyện thứ X bộ truyện "Những trang viết lạ" vừa phát hành, nhiều người đã gọi điện đến hỏi, cái truyện ngắn "Chuốc mấy nậm trường" moi ở đâu ra vậy? Tác giả Trần Sao là ai vậy? Nghe chừng có vẻ là tay viết trẻ mới xuất hiện? Hay thằng cha nhà văn nào chán đời núp bóng tên con để xả sú?
HOÀNG NHẬT TUYÊN(Chùm truyện ngắn mini)
PHẠM XUÂN PHỤNG(Tặng Hoạ sĩ Trần Hữu Nhật)Hắn là một hoạ sĩ.Gay cấn hơn, hắn còn là một hoạ sĩ trẻ!
XUÂN ĐÀIChúng tôi làm việc cho ông Gofhua-Marino đến nay đã là 12 năm 3 tháng. Ông người Mỹ này tuyển người không giống ai. Quảng cáo vỏn vẹn có mấy dòng trên báo: Cần hai chuyên viên giúp việc, tuổi từ bốn lăm đến năm lăm, viết và nói tiếng Anh, tiếng Pháp, thông thạo...
HƯƠNG LAN(Tặng mẹ)Mẹ tôi mất trong một lần sinh khó. Mấy tháng sau, đứa em gái bất hạnh của tôi cũng không sống nổi vì thiếu sữa mẹ. Năm ấy tôi mới được sáu tuổi. Rồi thầy tôi (tôi gọi cha bằng thầy) đi thêm bước nữa. Cũng như những phụ nữ muộn chồng khác, người mẹ kế của tôi tính tình luôn cau có khó chịu, hình như đó là tâm lý chung của họ.
NGUYỄN TRƯỜNGMưa. Màn mưa giăng giăng trắng đục cả bầu trời. Mưa dầm dề suốt tháng không có lấy một ngày tạnh ráo.Trong ngôi nhà gỗ ba gian tối tăm ẩm ướt những giọt nước mưa từ nóc cứ men theo đám rui mèn đã rũ mục rơi tí tách xuống nền nhà thành từng đám loang lổ nom đến chối mắt.
NGUYỄN KHẮC PHÊSân ga ngày giáp Tết đông đúc và huyên náo khác thường. “Tàu S3 xin đường rồi!” Tiếng ai đó thốt lên. Thế là đám người trên sân ga như được tiêm thuốc kích thích. Trước hết là các chàng xe thồ, xích lô, rồi người đưa kẻ đón chạy qua chạy lại, í ới gọi nhau.