Cố đô Huế là mảnh đất giàu chất thơ và đậm văn hóa. Đến đây, du khách không thể bỏ qua sự cầu kỳ và tinh tế của ẩm thực hay giọng ca.
Cơm sen
Xứ Huế níu chân du khách bởi những nét tình và rất riêng. Vì vậy, dù đông đúc người ghé thăm, mảnh đất cố đô vẫn giữ nguyên được nét đặc biệt.
Cơm sen cầu kỳ, thơm ngọt
Mùa hè đến, mảnh đất này ngào ngạt mùi hương sen. Khác với mọi nơi, sen của Huế được trồng từ thời chúa Nguyễn đến đời Gia Long, chiếm vị trí đặc biệt về tâm linh, văn hóa cho đến ẩm thực.
Người Huế yêu quý sen, đến mức đưa nó vào trong bữa ăn hàng ngày. Cơm sen được mệnh danh là món ăn thể hiện nét tài hoa độc đáo của người nghệ nhân, không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ trong chế biến mà còn cầu kỳ trong cách trang trí, bày biện... Cơm nấu từ gạo mới mềm, dẻo ăn cùng các nguyên liệu chiên khéo tay và gói trong lá sen thơm ngát, trang trí cánh sen xung quanh. Khi ăn, ta cảm nhận được mùi thơm của của loài hoa này trong từng hạt cơm, hòa với vị ngọt của thịt gà, của tôm, vị bùi của hạt sen, của đậu. Được thưởng thức cơm sen trên thuyền thả dọc sông Hương còn khiến món ăn này thấm đẫm nét trữ tình của xứ Huế, khiến thực khách phải nhớ hoài.
Đêm Huế lung linh
Hòa cùng ca Huế trên dòng sông Hương
Khi cầu Trường Tiền lên đèn, những chiếc thuyền rồng bắt đầu hành trình trên sông Hương với tiếng ca Huế ngọt ngào. Những giai điệu chất chứa yêu thương hay các bài hò đối đáp tri âm, tri kỷ, người nữ hò trước, người nam đối sau. Câu lời đậm chất thơ với lối đối đáp thông minh dí dỏm mà chất chứa tình cảm yêu thương, đậm cái duyên cái tình người xứ Huế.
Đến đây, bạn có thể nghe các ca sĩ hát những giai điệu ngọt ngào và kể các câu chuyện cảm động về lịch sử ca Huế. Lúc chưa giải phóng, hình thức này từng bị co cụm lại như sinh hoạt gia đình. Các giọng ca, nhạc công thiếu các điều kiện để phát huy tài nghệ của mình, nhiều người dù rất yêu nghề nhưng do phải mưu sinh nên không thể bám trụ. Là sản phẩm mang nét đặc trưng riêng một địa phương, ca Huế còn có giá trị văn hóa ở tầm quốc gia, mang bản sắc Việt độc đáo. Đến nay, hình thức này đã được khuyến khích phát triển và công nhận là di sản văn hóa.
Ca Huế trên sông Hương - Một nét văn hóa độc đáo của vùng đất Cố đô
Người ca sĩ xứ Huế luôn cố gắng nỗ lực dùng tiếng ca khỏe, ấm áp, trong trẻo để lưu giữ nét đẹp văn hóa nghệ thuật này cho mảnh đất kinh kỳ. Để hát hay, các chị chia sẻ kinh nghiệm là sử dụng thảo dược thiên nhiên để bảo vệ, giữ cổ họng luôn khỏe. Thường ngày, các chị tự pha chế nước chanh mật ong, gừng, quất chưng đường phèn. Lúc bận rộn, để tiết kiệm thời gian thì thay thế hỗn hợp trên bằng một viên kẹo thảo dược giúp làm ấm, thông cổ trước mỗi lần biểu diễn.
Chất giọng khỏe, ấm áp, thanh âm ngọt ngào trong bài ca Huế mang lại cho người nghe cảm hứng mới về cuộc sống và những nét đẹp trân quý. Huế không chỉ mang vẻ đẹp dịu dàng thơ mộng mà còn là nét đẹp văn hóa, con người, khiến du khách không khỏi nặng lòng khi rời xa.
Nhằm ghi nhận những đóng góp cho sự phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà, vào lúc 15h ngày 07/01/2017, Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2016 đồng thời tôn vinh văn nghệ sĩ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, NNND, NNƯT và đoạt các giải thưởng quốc tế, tại hội trường khách sạn Duy Tân.
Tiếp tục truyền thống vào mỗi đầu năm dương lịch mới, Sông Hương bao giờ cũng dành nhiều trang cho các cây bút trẻ. Năm nay cũng vậy, các sáng tác thơ, văn xuôi trong số này đa phần do các cây bút sinh sau 1980 góp sức. Thú vị hơn, một số người đã cùng Sông Hương làm nên một bàn tròn văn chương, với những tỏ bày ý kiến về nghề viết, về việc viết mà họ đã trót đam mê và dấn thân.
Sáng ngày 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi Hội thảo “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật và công tác tổ chức trại sáng tác giai đoạn 2016-2020” tại hội trường khách sạn Duy Tân.
Chiều ngày 09/12, nhân dịp kỷ niệm ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng với Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm mừng ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam năm 2016 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 06/12, hưởng ứng Tuần lễ Vàng kích cầu du lịch cuối năm 2016, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng với Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức khai mạc triển lãm “Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Nằm trong xu thế toàn cầu hóa tri thức mạnh mẽ, trong các ngày từ 12 đến 14/ 11/2016 vừa qua, tại thành phố Đài Nam (Tainan), của Đài Loan, đã diễn ra Hội thảo quốc tế về Việt Nam học và Đài Loan học do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học quốc gia Thành Công (Đài Loan) tổ chức.
Sáng ngày 23/11, nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng trưng bày cổ vật Chăm (Champa).
Vào chiều ngày 22 /11, nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), được sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng đã phối hợp cùng nhà sưu tập Lê Duy Trường tổ chức buổi triển lãm từ điển với chủ đề “Hành trình.”
Vào chiều ngày 16/10, Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm của nhà nghiên cứu, phê bình lý luận văn học Trần Huyền Sâm “Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại.” Tham dự buổi lễ có đông đủ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, các bạn sinh viên cũng như những công chúng yêu văn học đến từ Huế.
Tháng Mười, không gian Huế chuyển mùa từ những cơn mưa, tiết trời mát mẻ sau những ngày nắng đổ lửa của thời “biến đổi khí hậu”. Sự chuyển mùa lan cả sang cây lá đó, như thể đã bắt đầu từ lúng liếng dịu êm ánh mắt con gái, hay chính từ bàn tay mềm mại đong đầy nữ tính của họ, chảy vào những trang văn ngập ngời hứng khởi trong cõi nhân gian…
Là một trong những trung tâm văn học nghệ thuật của cả nước, trong những ngày tháng 8, tháng 9, Huế liên tục đón các văn nghệ sĩ tên tuổi trong và ngoài nước đến thăm. Trong đó đáng chú ý là buổi giao lưu của nhà thơ Du Tử Lê và cuộc triển lãm Nghệ thuật Đảo ngược của danh họa Nguyễn Đại Giang. Cũng nhân dịp này, danh họa Nguyễn Đại Giang đã tặng 3 bức tranh của mình cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế trong tương lai. Đây thật sự là một tín hiệu vui cho văn hóa Huế. Vầng trăng tròn Mùa Trung thu đang xanh, kính chúc quý bạn đọc một mùa vang vọng thật nhiều tiếng cười thơ trẻ.
Tháng chín, mùa thu, các cánh đồng làng quê vào vụ gặt, hương lúa mới, mùi rơm rạ tỏa khắp vùng ngoại ô. Và những cơn mưa đầu mùa sau những tháng hè khát cháy đã đổ xuống, không gian như mềm hẳn ra, dịu dàng dưới mưa… Cảm nhận mùa thu rõ rệt nhất trong những ngày này đang như thể bàng bạc hơn trong không gian cỏ cây ở các làng mạc…
Thiên Mụ và Sùng Hóa, hai ngôi quốc tự ra đời sớm nhất tại Đàng Trong, không chỉ là điểm quy hướng tâm linh của cộng đồng mà còn là nơi thường diễn ra các quốc lễ, các nghi lễ Phật giáo quan trọng kể từ đầu thế kỷ XVII.
“Thét Tiếng Dân giữa kinh thành Huế”, đó là lời của cố Tổng Bí thư Trường Chinh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 7/1948) tại chiến khu Việt Bắc khi ngợi ca về 16 năm hoạt động sôi nổi, ắp đầy hào khí cách mạng của tờ báo Tiếng Dân.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm trên địa bàn xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế). Từ Đà Nẵng ra, nằm cách Quốc lộ 1A khoảng 10km, cách thành phố Huế khoảng 30km, con đường vào Thiền viện có đoạn đường nhựa, có đoạn bê-tông, có đoạn chạy bên bờ sông Truồi thơ mộng để đến hồ Truồi với non xanh nước biếc hữu tình.
Phá Tam Giang có chiều dài 24km, theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Thừa Thiên – Huế.
Tiếp tục chủ đề văn học Việt Nam 30 năm đổi mới, số báo này giới thiệu bài nghiên cứu “Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2010”.
Chùa ở Huế thường không quá rộng về mặt diện tích nhưng bề sâu văn hóa và kiến trúc độc đáo là lại in đậm trong từng nét rất riêng của các công trình nơi đây. Mà nói đến du lịch tâm linh ở đất này thì không thể không đến tổ đình Từ Hiếu đã gắn bao thăng trầm đất cố đô.
Trước khi lấy vua Bảo Đại năm 19 tuổi, Hoàng hậu Nam Phương từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương.
Minh Mạng là một trong những vị Vua có đông Công chúa, Hoàng tử nhất lịch sử Việt Nam. Trong số 142 người con của mình, Công chúa thứ 4, hiệu là An Thường, được Nhà vua thương yêu hơn cả bởi từ nhỏ đã hiền hòa, hiếu thảo. Trong đó có câu chuyện về món nầm dê Vua ban khiến cả cung đình Huế cảm động.