Cố đô Huế là mảnh đất giàu chất thơ và đậm văn hóa. Đến đây, du khách không thể bỏ qua sự cầu kỳ và tinh tế của ẩm thực hay giọng ca.
Cơm sen
Xứ Huế níu chân du khách bởi những nét tình và rất riêng. Vì vậy, dù đông đúc người ghé thăm, mảnh đất cố đô vẫn giữ nguyên được nét đặc biệt.
Cơm sen cầu kỳ, thơm ngọt
Mùa hè đến, mảnh đất này ngào ngạt mùi hương sen. Khác với mọi nơi, sen của Huế được trồng từ thời chúa Nguyễn đến đời Gia Long, chiếm vị trí đặc biệt về tâm linh, văn hóa cho đến ẩm thực.
Người Huế yêu quý sen, đến mức đưa nó vào trong bữa ăn hàng ngày. Cơm sen được mệnh danh là món ăn thể hiện nét tài hoa độc đáo của người nghệ nhân, không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ trong chế biến mà còn cầu kỳ trong cách trang trí, bày biện... Cơm nấu từ gạo mới mềm, dẻo ăn cùng các nguyên liệu chiên khéo tay và gói trong lá sen thơm ngát, trang trí cánh sen xung quanh. Khi ăn, ta cảm nhận được mùi thơm của của loài hoa này trong từng hạt cơm, hòa với vị ngọt của thịt gà, của tôm, vị bùi của hạt sen, của đậu. Được thưởng thức cơm sen trên thuyền thả dọc sông Hương còn khiến món ăn này thấm đẫm nét trữ tình của xứ Huế, khiến thực khách phải nhớ hoài.
Đêm Huế lung linh
Hòa cùng ca Huế trên dòng sông Hương
Khi cầu Trường Tiền lên đèn, những chiếc thuyền rồng bắt đầu hành trình trên sông Hương với tiếng ca Huế ngọt ngào. Những giai điệu chất chứa yêu thương hay các bài hò đối đáp tri âm, tri kỷ, người nữ hò trước, người nam đối sau. Câu lời đậm chất thơ với lối đối đáp thông minh dí dỏm mà chất chứa tình cảm yêu thương, đậm cái duyên cái tình người xứ Huế.
Đến đây, bạn có thể nghe các ca sĩ hát những giai điệu ngọt ngào và kể các câu chuyện cảm động về lịch sử ca Huế. Lúc chưa giải phóng, hình thức này từng bị co cụm lại như sinh hoạt gia đình. Các giọng ca, nhạc công thiếu các điều kiện để phát huy tài nghệ của mình, nhiều người dù rất yêu nghề nhưng do phải mưu sinh nên không thể bám trụ. Là sản phẩm mang nét đặc trưng riêng một địa phương, ca Huế còn có giá trị văn hóa ở tầm quốc gia, mang bản sắc Việt độc đáo. Đến nay, hình thức này đã được khuyến khích phát triển và công nhận là di sản văn hóa.
Ca Huế trên sông Hương - Một nét văn hóa độc đáo của vùng đất Cố đô
Người ca sĩ xứ Huế luôn cố gắng nỗ lực dùng tiếng ca khỏe, ấm áp, trong trẻo để lưu giữ nét đẹp văn hóa nghệ thuật này cho mảnh đất kinh kỳ. Để hát hay, các chị chia sẻ kinh nghiệm là sử dụng thảo dược thiên nhiên để bảo vệ, giữ cổ họng luôn khỏe. Thường ngày, các chị tự pha chế nước chanh mật ong, gừng, quất chưng đường phèn. Lúc bận rộn, để tiết kiệm thời gian thì thay thế hỗn hợp trên bằng một viên kẹo thảo dược giúp làm ấm, thông cổ trước mỗi lần biểu diễn.
Chất giọng khỏe, ấm áp, thanh âm ngọt ngào trong bài ca Huế mang lại cho người nghe cảm hứng mới về cuộc sống và những nét đẹp trân quý. Huế không chỉ mang vẻ đẹp dịu dàng thơ mộng mà còn là nét đẹp văn hóa, con người, khiến du khách không khỏi nặng lòng khi rời xa.
Chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi (mồng 1 tháng Giêng năm Canh Thìn).
Ngày 31/01, tại Thế Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc đã tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long (1820 - 2020) và khai mạc trưng bày về Hoàng đế Gia Long.
Chiều ngày 29/01/2021, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2020.
- Có một văn phong Hồ Chí Minh trong 50 năm sự nghiệp viết - Phong Lê
Sáng 07/01, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ đã diễn ra lễ dâng hương và kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh.
VĂN
- Về một tuổi trẻ màu xanh - Trần Băng Khuê
- Ngọn nến - Trần Hoàng Vy
Sáng ngày 1/1/2021, Dàn nhạc Kèn Huế đã chính thức ra mắt ngay tại nhà tại Nhà Kèn Huế, công trình do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 100 năm.
Chương trình sự kiện âm nhạc, đếm ngược chào năm mới Huế Countdown 2021 sẽ được tổ chức vào lúc 21h00 ngày 31/12/2020 và kết thúc lúc 00h30' ngày 01/01/2021 tại khu vực Ngã 6 đường Hà Nội - Đống Đa - Hùng Vương - Lê Quý Đôn - Bến Nghé.
Tối 29/12, tại nhà thi đấu Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế (01 Hà Huy Tập), Sở Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2020.
Chiều 25/12 tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Mộng mị một mình” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Tham dự khai mạc triển lãm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế.
Chiều 25/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2020.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động Quỹ Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT giai đoạn 2016 - 2020.
Sông Hương xin gửi đến quý bạn đọc mục lục số Đặc biệt, tháng 12 - 2020:
Sáng ngày 22/12, Bảo tàng lịch sử Huế đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích Lao Thừa Phủ.
Tối 20/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đã diễn ra buổi Bế mạc chương trình Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Tối 19/12, tại sân khấu Phố đi bộ Huế, Hội May – Thêu - Thời trang Huế đã tổ chức chương trình Thời Trang – Nghệ thuật “Huế- Kinh đô áo dài.
Tối ngày 18/12, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Huế) đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Chiều 18/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Văn hóa và con người xứ Huế” của cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn.
Sáng 18/12, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành phố Huế (23-25 Lê Lợi, TP Huế), Hội May – Thêu- thời trang Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Huế tổ chức khai mạc "Không gian trưng bày và thao diễn nghề may áo dài Huế".
Chiều 17/12, Omega+ kết hợp với Viện Pháp Huế tổ chức buổi tọa đàm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa”. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân dịp ra mắt tác phẩm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và Huyền thoại đen”.