Sáng ngày 26/7, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019).
Ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy TT.Huế tặng hoa chúc mừng Liên đoàn lao động tỉnh
Tại lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Khoa Hoài Hương – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đã ôn lại chặng đường vẻ vang của Công đoàn Việt Nam nói chung và Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Trong 90 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tại Thừa Thiên Huế, hành trình 90 năm phong trào Công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn là kết tinh của những đóng góp to lớn của các thế hệ CNVCLĐ trên vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, truyền thống văn hóa. 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thừa Thiên Huế, sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế là một bộ phận của lịch sử đấu tranh cách mạng, phát triển tổ chức của Công đoàn Việt Nam, góp phần thêu dệt nên truyền thống anh hùng của giai cấp công nhân Việt Nam.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Khoa Hoài Hương – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh phát biểu tại lễ kỷ niệm |
Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn đã tích cực tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế với nhiều phong trào hành động thiết thực hiệu quả đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với những nỗ lực cố gắng đó công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn Thừa Thiên Huế đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; hạng Nhì, hạng ba.
Hướng tới kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã dấy lên đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp, đồng thời đổi mới sâu rộng hoạt động công đoàn, hướng về cơ sở, vận động, tập hợp và chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động với các hoạt động quyền lợi bảo đảm, phúc lợi tốt hơn như : Giám sát kiểm tra doanh nghiệp chấp hành pháp luật lao động, tuyên truyền vận động người lao động hăng hái lao động. Bên cạnh đó, chương trình phúc lợi bổ sung đoàn viên như chương trình Mái ấm Công đoàn, tăng cường phát triển các hoạt động xã hội như chương trình “Điều ước đoàn viên”, lễ cưới tập thể Công nhân lao động nghèo, chăm sóc sức khỏe cho CNLĐ, tăng cường hoạt động Quỹ Trợ vốn CNLĐ nghèo... Hàng ngàn đơn vị máu của đoàn viên CĐ, NLĐ đã giúp đem lại sự sông cho nhiều bệnh nhân. Hoạt động Công đoàn Thừa Thiên Huế đã “nói không” với bệnh hành chính hóa, đã lượng hóa các hoạt động bằng những con số cụ thể, bằng những việc làm thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các hoạt động công đoàn chuyển dần từ chỉ đạo, giao nhiệm vụ của cấp trên cho cấp dưới sang hỗ trợ, phục vụ; công đoàn các cấp, nhất là các cấp gần người lao động tổ chức các hoạt động dịch vụ để phục vụ đoàn viên, người lao động.
![]() |
Tuyên dương 90 cán bộ Công đoàn tiêu biểu |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đánh giá cao những thành quả các cấp Công đoàn và giai cấp công nhân toàn tỉnh đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, nhấn mạnh Công đoàn Thừa Thiên - Huế phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, cần tập trung vào một số vấn đề về nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, trình độ học vấn cho công nhân lao động; làm tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công nhân lao động. Huy động mọi nguồn lực, chăm lo lợi ích thiết thân của cán bộ, đoàn viên, người lao động. Chú trọng tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, động viên cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động đi đầu trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức các phong trào thi đua, hướng tới mục tiêu “năng suất, chất lượng, hiệu quả”, “việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”. Tạo điều kiện để công nhân, viên chức, người lao động tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Chăm lo xây dựng tổ chức Công đoàn không ngừng lớn mạnh, thật sự là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp công nhân
Dịp này, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên dương 90 cán bộ Công đoàn tiêu biểu, đây là những nhân tô điển hình có nhiều đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của tổ chức Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phương Anh
Chiều ngày 20/06, tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức họp báo giới thiệu, công bố chính thức các chương trình, hoạt động của tuần lễ Festival Huế 2022.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo về việc thay đổi giờ tham quan và mở cửa ban đêm Đại Nội.
Sáng ngày 18/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, tổ chức lễ dâng hương chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng ngày 18/06, tại Văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra Lễ trao giải Báo chí Hải Triều lần thứ III năm 2022. Đến dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thanh Bình, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Chiều ngày 17/6, Viện Pháp tại Huế phối hợp với Công ty CP sách Thái Hà tổ chức buổi ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Kho báu Kinh thành Huế sau ngày thất thủ Kinh đô” của François Thierry.
Chiều ngày 17/6, tại Bia quốc Học Huế, Sở Văn hóa và Thể thao phát động Ngày hội áo dài dành cho cộng đồng 2022.
Ngày16/6, UBND tỉnh vừa công bố Kế hoạch tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu “Cố đô Huế nhìn từ bầu trời”
Tuần Phim Đan Mạch 2022 sẽ diễn ra tại Huế từ ngày 1/7/2022 đến ngày 6/7/2022 tại rạp CineStar với 6 bộ phim hấp dẫn và truyền cảm hứng từ các nhà làm phim nổi tiếng Đan Mạch.
Sáng ngày 17/6, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế tổ chức trưng bày chuyên đề: “Một số tư liệu áo dài Huế - xưa và nay”.
Sáng ngày 15/8, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bảo tàng gốm cổ sông Hương tổ chức trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông”.
Ngày hội Áo dài cộng đồng Huế năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 17/6-23/6/2022 do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức với nhiều chương trình và hoạt động cộng đồng.
Chiều ngày 10/6, tại Lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn (Đại Nội - Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nghệ nhân nhân dân Trần Độ tổ chức khai mạc triển lãm “Phiên bản Kim Ấn triều Nguyễn”.
Chiều 10/6, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức buổi ra mắt sách “Đưa em về nhận mặt quê hương” và những bài thơ tìm lại của nhà thơ Lê Viết Tường.
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế vừa khởi động tổ chức Cuộc thi viết “Huế - Kinh đô ẩm thực.
Chiều ngày 09/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, tiến hành tổ chức khai mạc triển lãm “Thuật trị quốc của Hoàng đế Minh Mạng qua Di sản Tư liệu Châu bản triều Nguyễn”. Triển lãm diễn ra nhằm hưởng ứng Festival Huế 2022, chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Tối ngày 08/6, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức chương trình nghệ thuật “Hành trình theo bước chân Cụ Đồ Chiểu”.
Quý bạn đọc thân mến.
Từ số 397 (3/2022), Tạp chí Sông Hương được cấp giấy phép mới, thực hiện Thông tư 41/2020/TT-BTTTT ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông phải thêm chữ “Tạp chí” ở phía trước măng sét. Từ tháng 6 này, chào mừng số 400, Tạp chí Sông Hương thay đổi hình thức trình bày song vẫn giữ nguyên logo và măng sét truyền thống của Tạp chí những ngày đầu thành lập.
Sáng ngày 07/6, tại Bia Quốc học Huế, Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức sự kiện “Đạp xe – Câu chuyện về lộ trình xanh” và Khai mạc triển lãm “Copenhagen – Thành phố đáng sống – Thành phố xe đạp”.
Chiều ngày 06/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã trao Quyết định số 1325 /QĐ-UBND cho phép hoạt động đối với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Sáng 5/6, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế phối hợp với với Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) và các đơn vị liên quan chính thức đưa vào hoạt động mô hình xe đạp chia sẻ công cộng.