Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013
Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013 tiếp tục được tập trung với các nội dung: Vê lịch sử; vê các thời kỳ kháng chiến cứu nước; vê truyền thống văn hóa dân tộc; Công cuộc đôi mới, xây dựng bảo vệ đât nước; những nhân tố tích cực trong xã hội, những con người tiêu biểu của thời đại; Thiếu niên nhi đồng; dân tộc thiểu số; nông thôn; Sự nghiệp phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội trong thời kỳ mới; Chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tham gia Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013 có 10 tác giả và nghệ sĩ. Kết quả, đến lúc bế mạc trại sáng tác đã có 1 kịch bản Tuồng, 5 kịch bản Kịch dân ca Huê; 4 kịch bản Kịch nói được hoàn thành. Với 10 tác phẩm, con số này tuy chưa nhiều nhưng đã chỉ cho thấy sự thành công và phát triển của trại sáng tác, khẳng định hướng đi đúng đắn trong mục tiêu thu hút hơn nữa lực lượng người cầm bút ở lĩnh vực này. Đó là các tác phẩm: “Gia trưởng thời nay” - Kịch nói - Tác giả Huỳnh Hiển; “Huyền thoại Ngự Bình - Hương Giang” - Kịch dân ca - Tác giả: Khánh Dy; “Trở về” - Kịch dân ca - Tác giả: Văn Thuần; “Chồng tôi vũ phu” - Kịch nói - Tác giả: Nguyễn Văn Phước; “Chuyện ở Thiên đình” - Kịch dân ca - Tác giả: Kim Vàng; “Hoa PLang” - Kịch dài - Tác giả: Lê Tất Đính; “Làng mình” - Kịch nói - Tác giả: Văn Thanh; “Xuân trong tầm tay” - Kịch dân ca - Tác giả: Hồ Ngọc Ánh; “Vượt sóng” - Kịch dân ca - Tác giả: Đỗ Trung Hùng; “Hồn quê” - Tuồng đương đại - Tác giả: Ngô Sinh.
Nội dung các tác phẩm được sáng tác tại trại đa dạng, phong phú về nội dung, phản ảnh khá rõ nét bước đường xây dựng quê hương đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội, bảo vệ nhân cách, tính chất nhân văn của con người hôm nay.
Dù chất lượng của các tác phẩm còn cần một quá trình thẩm định của giới chuyên môn, những người hoạt động lĩnh vực sân khấu vả khán giả, nhưng có thể thấy rằng, nội dung các sáng tác đều phản ánh khá sâu sắc về đề tài cuộc sống. Mỗi tác phẩm là một bức tranh sinh động, mang đậm thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả, thể hiện phong phú các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thành công của trại sáng tác năm 2013 đã cho thấy tiềm năng của đội ngũ sáng tác thể loại kịch bản sân khấu ở Thừa Thiên Huế có nhiều triển vọng, nếu được chăm lo, tạo điều kiện động viên khuyến khích thì sẽ ngày càng khởi sắc, Ban chấp hành Hội NSSK sẽ kiến nghị với Ban thường vụ Liên hiệp các hội VHNT và các ban ngành liên quan, quan tâm tạo điều kiện để tiếp tục tố chức trại sáng tác được mở với quy mô rộng hơn hơn, thời gian dài hơn, có bố sung đội ngũ viết trẻ, với mong muốn chăm sóc các tài năng, góp phần kéo lại được giá trị của hoạt động sáng tác kịch bản, để từng bước góp phần ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động sân khấu ở Thừa Thiên Huế có vị trí xứng đáng trong đời sống tinh thần của xã hội.
Lê Tấn Quỳnh
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 - 1/1/2010), họa sĩ Nguyễn Đình Dàng đã trao tặng bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Bác Hồ gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bên ao Sen tại Hà Tĩnh cho Di tích lịch sử cấp quốc gia - Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.
Sau 2 ngày làm việc (26-27/12) tại Văn phòng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ IV (2003-2008) đã thống nhất giới thiệu 37/54 tác phẩm, công trình (thuộc các lĩnh vực: nhiếp ảnh, mỹ thuật, kiến trúc, sân khấu, múa, âm nhạc, văn nghệ dân gian và văn học) để bỏ phiếu kín, chấm điểm xếp thứ hạng giải thưởng.
Chào mừng 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày Quốc phòng toàn dân, sáng ngày 21/12, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “ Chủ tịch Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang nhân dân” tại trụ sở Bảo tàng, số 7 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 10/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 115 năm thành lập , đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và công nhận danh hiệu " bệnh viện hạng đặc biệt".
Chào mừng 58 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam 10/12 và Đại hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 7/12, tại Trung tâm Văn hoá Liễu Quán, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ Thuật tỉnh tổ chức triển lãm “ Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2009”.
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô là một giải thưởng có uy tín của tỉnh Thừa Thiên Huế, được tổ chức định kỳ 5 năm một lần.
Tối nay, 1/12, tại Nhà Văn hoá thành phố Huế, các nghệ sỹ diễn viên nhà hát TNT đến từ Luân Đôn, Vương Quốc Anh sẽ biểu diễn vở nhạc kịch Quà tặng Giáng sinh (A Christmas Carol) của đại văn hào Charles Dickens, do đạo diễn nổi tiếng Paul Stebbings dàn dựng.
Chiều ngày 24/11, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Những khoảnh khắc Cố đô.
Chiều ngày 23/11, trại Cung An Định, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã khai mạc triển lãm “Cổ vật hiến tặng, tiếp nhận mới”.
Chiều ngày 21/11, hoạ sỹ Phan Ngọc Minh đã tổ chức triển lãm cá nhân mang tên “ Minh & Heritages” (Minh và Di sản) được diễn ra tại khách sạn La RéSidenCe, số 5 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 16/11/2009, ông Ngô Hòa- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tiến độ thi công Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung tại Núi Bân thuộc phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 14/11, tại Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, 26 Lê Lợi, đã diễn ra triển lãm tranh thiếu nhi mang chủ đề Tôn sư trọng đạo của học sinh trường THCS Chu Văn An nhằm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 13- 14/11, sáng ngày 14/11, Thủ tướng Cộng hòa Pháp Francois Fillon cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 05/11/2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc phòng tranh của tác giả Hoàng Xuân Định, tại 26 Lê Lợi.
Kỷ niệm 10 năm Đại hồng thuỷ Thừa Thiên Huế 1999- 2009, Tạp chí Sông Hương số 249 tháng 11/2009 thực hiện Chuyên đề LỤT. Chuyên đề nhằm tưởng nhớ niệm các nạn nhân đã bị trôi trong cơn nước dữ, nhắc lại những điều khủng khiếp không thể nào quên mà thiên nhiên đã bạo hành; nhắc lại để thêm tri ân nghĩa đồng bào, tri ân những tấm lòng nhân ái, hào hiệp còn mãi quanh ta... của các tác giả đã từng chứng kiến trận lũ lịch sử 1999. Ngoài ra còn có các bài viết mới của các tác giả nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...
Chiều ngày 28/10, tại Toà soạn Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2009- 2011.
Chiều 13/10, Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế đã tổ chức lễ ra mắt tại Nhà Văn hoá thành phố.
Hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chiều ngày 10/10, tại số 4 Hoàng Hoàng Hoa Thám, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Huế đã khai mạc phòng triển lãm tranh Cảm xúc từ những Cố Đô.
Chiều ngày 6/9, tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Hội nghị tổng kết Phong trào xây dựng làng văn hoá giai đoạn 1997-2009 và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2009, Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 21/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Nhà Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo Văn học Nhật Bản” tại trụ sở Hội LH VHNT, 26 Lê Lợi, Huế.