Thừa Thiên Huế ước tính thiệt hại khoảng 505 tỷ đồng do bão số 5

15:24 22/09/2020

Ngày 21/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tổng giá trị thiệt hại do cơn bão số 5 vừa qua ước tính khoảng 505 tỷ đồng. 

Khắc phục hậu quả sau bão (Ảnh: internet)

Theo báo cáo của UBND tỉnh thì do ảnh hưởng của cơn bão số 5, trên địa bàn tỉnh có 2 người chết trong bão do cây đổ ngã và 2 trường hợp chết sau bão do tai nạn lợp lại nhà. Có 92 người bị thương phải đến các Trạm y tế, các Trung tâm y tế cấp huyện và Bệnh viện Trung ương Huế.

Toàn tỉnh có 10 nhà bị sập (huyện Phú Lộc: 03 nhà; thị xã Hương Trà: 05 nhà; huyện Quảng Điền: 02 nhà); 21.283 nhà tốc mái (Thành phố Huế: 1.306 nhà; thị xã Hương Thủy: 1.459 nhà; thị xã Hương Trà: 7.791 nhà; huyện Phong Điền: 2.725 nhà; huyện Quảng Điền: 5.833 nhà; huyện A Lưới: 50 nhà; huyện Phú Lộc: 95 nhà; huyện Phú Vang: 2.024 nhà). Có 20 trường học bị tốc mái phòng học, khu hiệu bộ, sập hàng rào, tốc mái nhà xe, hư hỏng thiết bị dạy học.

Về nông, lâm nghiệp, diện tích rau màu bị thiệt hại 439ha; diện tích rừng bị gãy đổ 1.130 ha; Cao su 863,5 ha. Có 38,8 ha nuôi thủy sản bị ảnh hưởng. Cây ăn quả bị thiệt hại 300ha.

Theo thống kê ban đầu tại thành phố Huế có khoảng 15.000 cây xanh bị gãy đổ. Sau bão có 43 tuyến cáp quang bị đứt gián đoạn liên lạc; 721 trạm BTS bị mất điện, mất liên lạc. 150 cột điện bị gãy, 48 cột điện bị nghiêng, 302 bộ sứ bị hỏng, 43 xà bị hỏng, 257 vị trí bị bung dây, 03 máy biến áp bị hỏng. Đã sa thải công suất lưới điện toàn tỉnh tương ứng với 135 MW/255MW...

Tổng giá trị thiệt hại do cơn bão số 5 vừa qua ước tính khoảng 505 tỷ đồng.

Ngay sau khi cơn bão số 5 đổ bộ vào Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 18/9/2020 chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 5. Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban ngành cùng các địa phương đã trực tiếp về cơ sở chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã điều động 300 lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng bộ đội thường trực và 3.864 lượt chiến sỹ dân quân cơ động của 145 xã, phường, thị trấn; phương tiện 25 lượt xe ô tô, xuồng các loại, 18 cưa máy; Tham gia di dời dân, khắc phục hậu quả do bão gây ra như: Lợp mái tôn, sửa chữa 4.872 nhà tốc mái; thu dọn, cắt tỉa, khai thông giao thông trên nhiều tuyến đường trên địa bàn.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh điều động 220 cán bộ, chiến sĩ và 6 xuồng, 9 ô tô hỗ trợ người dân. Công an tỉnh điều động 2.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác ứng phó với bão số 5, đảm bảo an toàn cho người dân, khắc phục khẩn cấp các thiệt hại.

Các huyện, thị xã và thành phố Huế đã huy động các lực lượng hỗ trợ người dân tập trung khắc phục nhà cửa bị tốc mái, tổ chức dọn dẹp vệ sinh để đảm bảo sinh hoạt trở lại của người dân. Cùng với đó, tập trung lực lượng tổ chức dọn dẹp vệ sinh để đảm bảo sinh hoạt trở lại của người dân, sửa chữa các công trình trường học, bệnh viện, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng sản xuất trên địa bàn...

 

 

 

 

Nguyên Phương

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Hội chữ thập đỏ huyện nam Đông vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.

  • Huế trải hơn 350 năm lịch sử là thủ phủ Chúa Nguyễn Đằng Trong và Kinh Đô nước Việt triều Nguyễn, nhân dân lao động cả nước đã tạo nên Di sản văn hóa thế giới . Một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực.

  • Ẩm thực Huế phong phú, lại vô cùng đặc sắc mà không nơi mô có được. Đến với xứ Thần Kinh, bạn sẽ được thưởng thức một món chè bột lọc bọc thịt heo quay, được xem là món chè độc đáo nơi cung đình từ thuở xa xưa còn lưu truyền đến ngày nay.

  • Theo thống kê, Huế có tới 175 loài thuộc 45 họ thực vật khác nhau, với đủ các kiểu dáng tự nhiên và gam màu cơ bản như xanh, vàng, đỏ, tím…

  • Nhà văn là ai? Tác phẩm của anh ta đảm nhận những sứ mệnh nào? Đâu là những giới hạn của văn chương? Đó là những câu hỏi mà nhiều người cầm bút đã tự vấn. Có nhiều người cho rằng, sứ mệnh duy nhất của nhà văn, không gì khác đó là hướng đến những giá trị nhân văn, chính giá trị nhân văn đã khiến tác phẩm nhà văn vượt qua mọi giới hạn. 

  • Ngày 23 tháng 5 Âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Việc tổ chức cúng âm hồn có liên quan đến sự kiện kinh đô thất thủ năm 1885.

  • Huế là chốn kinh đô trong hơn 100 năm triều đại phong kiến Việt Nam, và ngày nay, Huế mang một không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh, và có gì đó hoài niệm, buồn man mác. Với nhiều người yêu thích lịch sử, truyền thống, Huế là điểm phải đến khi du lịch miền Trung, thế nhưng nhiều người lại không thích đến Huế, nói rằng Huế chán lắm, chẳng có gì chơi. Hãy cùng mình tìm hiểu những lý do tại sao bạn không nên đến Huế nhé!

  • Tháng sáu, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương dẫn lại một số tư liệu về Hồ Chủ tịch với báo giới trên báo Quyết Chiến của Huế những năm 1945, để bạn đọc có thêm tư liệu về một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn của vị lãnh tụ mà báo giới đã hết sức kính trọng ngay từ những ngày đầu cách mạng.

  • Không ít vị khách chắp tay chào thiền sư một cách kính cẩn, không nghĩ rằng mình đang đối diện với một bức tượng thiền sư được tạo tác giống hệt người thật.

  • Hoàng hôn trên sông Hương, sắc phượng đỏ trong Hoàng thành, vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô... là những hình ảnh khó quên về xứ Huế đầu thập niên 1990.

  • Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá...

  • Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.

  • Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.

  • Đánh bài tới là thú chơi dân gian phổ biến ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung.

  • Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).

  • Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.

  • Đầm Lập An là một trong những đầm nước lợ, có cảnh đẹp nên thơ, là một đầm nổi tiếng trong hệ thống đầm phá phong phú của Thừa Thiên Huế. Tuy là đầm nhưng nước rất trong có thể nhìn thấy đáy...

  • Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.

  • Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng quần thể di tích lịch sử.

  • Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.