Nguyễn Đức Tùng - Nguyễn Tân Dân - Huyền Thư - Đông Hương - Nguyễn Bội Nhiên
Tranh của HS Tôn Thất Đào - ảnh tư liệu
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Tôi đã nhìn ra em ở đâu
Tôi đã nhìn ra em ở đâu
Sao khuya lộng lẫy sáng chân cầu
Vậy mà chớp mắt em đi mất
Sông trả vai người trưa nắng cao
Tôi đun thêm củi vào lửa đỏ
Khói xanh bay em cũng về rồi
Em về áo cởi đường hư ảo
Nghĩa cũ càng than củi tôi ơi
Có khi tôi bỗng mờ như nắng
Lẩn lút bay vào trong tóc em
Nhiều khi nắng ở tôi đi mất
Tận cuối trời xa lại kiếm tìm
Nhiều khi lịch sử tàn như lửa
Vun quén tro tàn tôi nhớ ra
Em có định làm con chim lạ
Hiểu tiếng người hót ở trong hoa.
NGUYỄN TÂN DÂN
Đành đoạn!
Còn lại tôi giữa cơn mưa chiều muộn
Ngoài sông kia chim xao xác bỏ đàn
Chưa hoàng hôn sao ngày đành đoạn
Tiễn biệt chiều, đối mặt bóng thời gian!
HUYỀN THƯ
Dấu chân cha đi về phía
hòa bình
Con đã lớn bằng những mùa bỏ lại bên hiên
Dẫu đất nước thanh bình nhưng cha không còn nữa
Mẹ đứng nhìn xa xăm ra lối về trước cửa
Tóc vẫn dài mà đã bạc quá nửa rồi cha!
Con để hồi ức trong những câu chuyện kể của bà
Tổ quốc mang cha đi,
còn thời gian buộc con dần phải rời xa nội
Yêu thương trong chúng con là kỷ niệm cất vào lòng
không nói
Đâu có điều ước nào làm cho phận số con người thay
đổi
Nên những khói hương trầm chỉ càng làm mẹ khóc
nhiều hơn
Tuổi thơ con không mang dấu ấn của nỗi giận hờn
Vì mẹ đã yêu con bằng tình mẹ - tình cha những ngày
đói khổ
Con muốn gọi quê hương là chiếc áo nâu,
là những nghẹn ngào mẹ giấu trong hơi thở
Quê hương nghĩ về con như đứa nhỏ đi xa với hoài
niệm trở về
Đất nước bốn nghìn năm,
bao dấu chân người chỉ một lần đi
Con hình dung về khuôn mặt cha qua nhiều lần tưởng
tượng
Chưa có hòa bình nào mà không rơi nước mắt, phải
không cha?
ĐÔNG HƯƠNG
Trả người mấy cọng
tình bay
Trả người mấy cọng tình bay
tóc em héo bởi chia tay tóc người
mắt mi ươn ướt sương trời
môi rưng rưng nhẹ những lời xa xưa
Trả người mấy ngọn vàng Thu
chừ em chiếc lá vân du ngàn trùng
thương em, bóng vẫn sau lưng
đường bay bạt gió mông lung tầm nhìn
Trả người vạt nắng yêu tinh
em âm thầm nuối bóng hình thân quen
rồi gom giọt mặn môi mềm
giấu vào quá khứ sử tình hư hao
Trả người mùa trăng chiêm bao
dòng sông hẹn ước mai sau miên trường
nửa đường gãy mất yêu thương
đành thôi giữ lại mắt buồn từ đây
NGUYỄN BỘI NHIÊN
Bí mật một Tình yêu
Người đàn ông tôi yêu
Từ xa xôi đến
Dạy cho tôi cái nhìn sâu thẳm
Dưới trời đêm vời vợi một vòng tay.
Điệu nhảy đầu tiên của cuộc đời tôi nhảy cùng anh
Không còn ngọn gió lang thang,
không còn phiền muộn
Mùa Thu khi ấy nguôi tan
Nỗi nhớ trong tôi từ đó bắt đầu.
Người đàn ông tôi yêu
Đã trở về xứ sở của loài hoa… diệu kỳ
Tôi chợt thấy thân thương
Cả với những con đường nơi ấy.
Hạnh phúc trong tôi với những ngày đang tới,
đang qua
Cuộc đời không thấy tôi mong đợi
Người đàn ông tôi yêu
Từ xa xôi đến.
(SHSDB22/09-2016)
Ý NHI
Trần Minh Tạo - Trương Vạn Thành - Vĩnh Nguyên - Nhất Lâm - Châu Thu Hà - Nguyễn Thành Trung - Hà Duy Phương
MAI DIỆP VĂN
HƯỜNG THANH
Ngô Xuân Hội - Nguyễn Đức Mậu - Nguyễn Thụy Kha - Dương Thành Vũ
Văn Công Hùng - Kai Hoàng - Trần Phương Kỳ - Vũ Dy - Nguyễn Man Kim - Đức Sơn - Pháp Hoan - Nguyễn Đạt - Khaly Chàm
LÊ THÀNH NGHỊ
P.N.THƯỜNG ĐOAN
TRỊNH CÔNG LỘC
Lê Văn Ngăn - Thanh Thảo - Vĩnh Nguyên - Hồ Hồng Trâm - Đăng Vũ - Mai Văn Hoan - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Đức Quang
Trần Thị Tường Vy - Nguyễn Nghĩa - Nguyễn Hoàng Thọ
LGT: Võ Công Liêm quê quán Vỹ Dạ. Bắt đầu làm thơ năm 2000 (lúc sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hy). Điều đặc biệt này có ý nghĩa hơn khi đọc thơ anh. Trong thơ, anh đã diễn tả tột độ cái khí thơ mà khi đọc tôi nhận được chất thơ vốn đã tiềm tàng trong anh mà anh không chịu phát tiết những ngày tháng trước đây. Những dòng thơ mang tính quê hương nhưng chứa trong một không gian siêu hình mà đôi khi vấn vương vào một thế giới bồng bềnh, đầy cảm xúc hơn là suy tưởng.
Trần Dzạ Lữ (giới thiệu)
Nguyễn Hưng Hải - Nguyễn Giúp - Nguyễn Thiền Nghi - Vĩnh Nguyên - Trần Thị Tường Vy - Từ Hoài Tấn - Lê Ngã Lễ - Ngàn Thương
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHAN HOÀNG
HẢI BẰNG
NGUYỄN VĂN DINH
VĂN LỢI
Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Tấn Tuấn - Triệu Nguyên Phong
LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)