Thơ Sông Hương 5-2011

09:32 30/06/2011
Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất

Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]




TÔN PHONG



Độc ẩm

 
Đảo ngồi độc ẩm biển xanh
Tôi ngồi độc ẩm mong manh chân trời
Em ngồi độc ẩm mắt môi
Gió sông độc ẩm cạn lời đêm trăng


Nhớ Thu Bồn

 
Biết mình
phận mỏng đôi tay
Cũng đem thân xác thày lay với đời
 
Trưa nay
vạt nắng lên đồi
Giã từ nhan sắc về ngồi tịnh như
 
Một vùng
cây cỏ tương tư
Chim bay về núi để dư dáng chiều
 
Từ ngày
bạn vội qua đèo
Tôi lùi góc biển càng nghèo tri âm
 
Thôi thì
làm đá quay lưng
Mặc cho cát bụi tưng bừng thế thôi.




NGUYỄN THẤT HANH


Với Huế


Thủy mặc phong sương rêu thành cổ
Làn hương mảnh tựa dáng ai gầy
Mái đẩy gió se nền phố cũ
Qua chiều mộng mị khói  như vây

Bảy vía đem trao còn bao vía
Câu thơ chín đợi nón trăng vàng
Dâng cả dòng Hương chờ Huế tím
Cho ngày cung điện nắng nghiêng sang.



BÙI TẤN XƯƠNG


Lục bát tháng ba


Tiếng chim ríu rít sau nhà
Gọi mùa cau giữa tháng ba nắng đầy
Bằng lăng pha mực trên cây
Dịu dàng sắc tím về đầy tuổi thơ

Sông xanh xanh đến bất ngờ
Bãi quê diều giấy lửng lơ lưng trời
Nếp nhà tranh khói chơi vơi
Chạm vào ký ức khẽ rơi giọt buồn

Em đi từ độ suối nguồn
Để hao khuyết một cánh buồm trăng non.



TRẦN THỊ NGỌC MAI


Bóng


Xếp lại chiếc va li cũ
Gặp bóng tuổi thơ qua hòn bi xanh
Mẹ ngồi vá mảnh thời gian
Chòm mây trắng buông mình trôi lặng lẽ…

Xếp lại từng ô cuộc đời dâu bể
Gặp bóng mình trong bóng hoàng hôn
Cha ngồi khâu kí ức buồn
Bên dòng sông phù sa bồi - lở…

Gặp lại mình bên từng ô cửa sổ
Tiễn mùa xuân từng giọt đổ qua hiên
Ngồi xếp lại trời sao hoài niệm
Gặp bóng anh sao chẳng khít bóng mình?

 
Ba tôi


Cõng ngày vào đêm,
Cõng trăng vào bình minh thức dậy,
Cõng nắng vào mưa lầy lội...
                                                ba tôi...!

Những con đường sỏi đá - chơi vơi
In dấu chân Ba - mòn dài theo năm tháng
Những chuyến tàu nặng nề chuyển bánh
Chở cuộc đời Ba lăn...lăn...

Những đứa con hồn  nhiên
Lớn lên trên đôi vai màu nhiệm
Dáng lúa còng thêm cho dáng con thẳng đứng
Mồ hôi mặn cả tiếng Ba cười...

Cạn sức mình, Ba vẫn chẳng nghỉ ngơi
Cơn bão cuộc đời, xé Ba đau mỗi tối
Ba vẫn đứng - thông reo không mệt mỏi
Bất tử những bài ca - bất tử nốt nhạc đời. 




NGUYỄN TUẤT


Anh đi để lại...


Ra đi mưa nắng vẫn đầy
Trải lên thơ nhạc đổ gầy tên anh!
Trải lên muôn dặm non xanh
Anh về dọc chốn vĩnh hằng nhẹ tênh...

(267/5-11)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Nhắc đến Trần Thị Huyền Trang chắc hẳn bạn đọc Sông Hương không thể nào quên truyện ngắn “Đắng như hạnh phúc” trên “Trang viết đầu tay” của Tạp chí Sông Hương số 7 (tháng 6.1984). Tựa đề này sau đó được lấy làm tựa đề chung cho một tập truyện ngắn của CLB Văn học Trẻ Huế.

  • Lê Văn Ngăn - Ngô Xuân Hội - Thế Dũng

  • Từ Nguyễn - Đông Triều - Cao Hạnh - Trần Huy Minh Phương - Nguyễn Minh Khiêm - Đức Sơn - Từ Hoài Tấn - Bảo Cường - Biển Bắc

  • LGT: Gia đình Kim Quý là một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Chồng, nghệ sĩ Nhân dân Xuân Đàm, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của nhiều vở kịch nói, để lại dấu ấn cho nền sân khấu Việt Nam một thời không thể nào quên.

  • HOÀNG VŨ THUẬT Nếu tôi chết đi Xin cứ để bao lơn rộng mở… (F. Garcia Lorca)

  • Huỳnh Thúy Kiều - Nguyễn Đông Nhật - Thạch Quỳ - Trần Tịnh Yên - Đoàn Vĩnh Phúc - Lê Huỳnh Lâm - Khaly Chàm - Tôn Phong - Nguyễn Lãm Thắng - Đình Thu

  • NGUYỄN NGỌC PHÚ                   (Trích trường ca)

  • TRẦN HỒ THÚY HẰNG

  • TUỆ NGUYÊN

  • Trần Mạnh Hảo - Lý Toàn Thắng - Trần Bá Đại Dương - Thái Ngọc San - Trúc Chi - Phạm Tấn Hầu - Ngô Minh - Văn Tăng - Nguyễn Khắc Thạch - Lý Hoài Xuân - Trần Hải Sâm

  • Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang  - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh

  • LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng  chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.

  • Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương