Ảnh: internet
LÊ VĂN NGĂN Rồi sẽ đến ngày ấy Rồi sẽ đến ngày ấy Đà Lạt à ngày mặt đất che kín đôi mắt tôi thường nhìn thấy người và bấy giờ, người vẫn còn sống vẫn bước đi bên cạnh người khác vẫn nụ cười của hoa anh đào nở trên quãng đường dốc vẫn soi khuôn mặt đẫm sương vào chiếc gương soi làm bằng hồ nước vẫn hát những khúc tình ca qua lời gió hàng thông reo vẫn thường choàng lên vai chiếc áo trắng một màu mưa trắng xóa vẫn êm đềm ngã mình giữa thảo nguyên, những ngôi nhà yên tĩnh vẫn mái tóc rối những triền đồi hoa hướng dương vàng hực nở rồi tôi sẽ gởi lại nơi người những gì người đã mang tới chẳng hạn, chuyến xe đầu ngày rời ngoại ô ngôi sao mai nền trời nhạt những người cùng thời ngồi kề bên nhau tiếng động cơ thì thầm như muốn hỏi: anh sẽ làm gì, nếu thời gian cho anh sống thêm một đời nữa chẳng có gì đẹp hơn được tiếp tục đi vào lòng người đi vào những điều bình thường nhất để nhận ra điều khác thường đi vào những điều bình thường nhất đi đến gần khung kính cửa xe những sợi mưa lăn dài những buổi chiều quang đãng những cuộc hôn phối những phiên tòa ly thân những năm chiến tranh những ngày hòa bình những kẻ giết mướn những người lương thiện những tu sĩ, những ngọn đèn đẫm nước mắt và một thiên đường ảo ảnh những tiếng rơi của sắt thép của xích xiềng dưới chân vực thẳm những khuôn mặt đã ngẩng nhìn lên rặng cây xác xơ sau cơn bão những vẻ đẹp đã hồng lên trong bóng ngọn cờ. đi vào những điều bình thường nhất để nhận ra điều khác thường đi vào cánh đồng để biết lá non cũng đủ sức kháng cự với bão tuyết muốn dập vùi đi vào những vỉa hè lát gạch đi vào dấu vết của quá khứ đi bên cạnh những bàn chân to những bàn chân mảnh dẻ đi vào hiệu sách đi vào những dòng chữ những tiếng nói của im lặng đi vào quán cà phê đi vào niềm vui bằng chất đắng lẫn chất ngọt đi vào cửa hàng bánh nướng để nhìn bàn tay người đã tạo nên hơi ấm đi vào cửa hàng bán son tô môi đi trong ánh mắt của một người đàn bà mới gặp vài lần từ mười năm trước đi vào thầm nhủ: ôi tình yêu, tôi vẫn yêu người trong thời gian và nghịch cảnh Quy Nhơn 1984 NGUYỄN XUÂN THÂM Con tàu ngày ấy nhả nhiều khói qua Buổi sáng quá chừng yên chúng tôi ba người Huế nhìn nhau Lặng im Mùa hạ đang ngoài kia Ném lửa hàng long não Dòng sông đang ngoài kia xanh trong ảo Chiến tranh mới đi qua Lần đầu, chẳng ngờ lần duy nhất gặp Trịnh Công Sơn Khánh Ly hát Thảng thốt trời xanh trên mái nhà thờ Bữa ấy Tôi kịp nói trong tiếng còi tàu Nhạc Trịnh Nhạc của thiên đàng Lời Trịnh Lời của trần gian. Một mình tôi lên con tàu chợ chưa quên Con tàu ngày ấy nhả nhiều khói quá. PHAN LỆ DUNG Trời đang mưa trong núi Trời mới tạnh mấy ngày qua mưa không ngớt đường làng trơn ướt Buổi sáng cây cối còn đọng nước trên lá Em theo chị đi bứt củi trong núi qua mấy con đường có nhiều hoa hổ ngươi nở tím em mang đôi dép của chị mấy ngón chân thọt ra đằng trước Chị nhìn em cười Hai giọt nước mắt chảy trên má đi qua mấy đám ruộng nước ngập lên đầu gối qua chiếc cầu tre lắc lư gió thổi tung áo chị tới ngã ba ông Rồng người đứng đông như kiến bu quanh mấy xác chết máu me la liệt không có tiếng người khóc chỉ có tiếng gió thổi mắc trên cành cây không thoát ra được chị dặn em nhắm mắt đi qua kẻo tối về nằm chộ người dưới chợ lên nói đêm qua súng nổ ở xóm mười có năm người chết chị buồn nhìn ra sông con châu chấu nằm trong vạt cỏ một cánh bị đứt còn vướng trong bụi cỏ lùng chị nói đường còn xa lắm thôi em về đi kẻo trời sắp mưa nhớ đừng để lạc đường chiều về chị hái sim cho chị còn ở lại nhà thêm một ngày nữa mai về bên nớ Em nhìn chị gió thổi lào rào ngoài sông hai con chim chỉa cá liệng vòng để rớt mấy cái lông trên mặt nước Con đường dốc gai góc bụi bờ Chị đi một mình Em nhìn theo Trời đang mưa trong núi. BÀNH THANH BẦN Ngoài này Hà Nội vẫn mưa Ngoài này Hà Nội vẫn mưa Trong em - Huế bão tạnh chưa, hay còn? Đường trần có lấm gót son Áo em thả tím hoàng hôn phương nào? Nón bài thơ gió nghiêng chao Môi hồng đã giọt mưa nào đặt lên? Tóc mây buông xõa vai mềm Lá thu vàng rắc bên thềm xôn xao? Sông Hương thuyền vẫn gác sào Tình anh Em vẫn neo vào lưng ong? Trường Tiền cong nét mi cong Nhớ anh đừng chớp kẻo giông bão về! ĐÀO DUY ANH Nói với bình minh Từng rót vào những bình minh lên dây cót ngân rung nhịp con người trong nghi thức hành hương hiến tế tôi - em thở gấp khẩn cầu ngây dại những lạ lẫm vượt qua dốc thở… đứt quãng… dốc thở…! đòi quyền tái sinh nơi khuôn ngực em tôi sơ sinh, đồng thời đánh mất linh hồn dưới địa ngục em. hân hoan đoạ! Thời gian… thời gian và sự lặng im thành khẩn với nỗi buồn để quan thiết với đời sống giấc mơ cũng trở nên xa xỉ từng cọng tóc kích động chua chát không biết cơn đau chưa kịp mượt đã gãy vụn vòm họng đánh mất cuống lưỡi lối thoát cho bài hát thì thầm tất thảy những bình minh những ý nghĩ leo thang thách thức hụt bước sóng tưới nắng lên vòng đời ám bụi Em! dội lên tôi những đám mây đen kết rốn vào mặt đất chiều kích tư duy cấu thành bi thiết sự tồn vong dằng dặc những thời gian phi lý và vô vị trôi qua tình di trú vào ngôn ngữ vừa lai hồi vừa soi chiếu thốn đau trong tiếng rên cảm xúc em thành người khác đánh tráo khái niệm ban đầu Tư duy lạnh nuốt rác ngôn ngữ ngôn ngữ cô đơn được rút ra từ kinh nghiệm trợn trạo nước bọt tình yêu đắng trong giấc mơ Sẽ nói câu gì cho những bình minh không chắc nhưng ý nghĩ đỏ hơn ban mai khối lửa mặt trời lạc ý nghĩ người diễn ngôn Em hay Tôi…?! (266/4-11) |
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo
...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...
Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân
HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.
...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...
...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng, rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc, rồi bằng nạng gỗ với một chân...
Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hoàng Phố - Tiến Thảo - Xuân Thanh - Võ Văn Luyến - Nguyên Hào - Hoàng Cát - Ngô Hữu Đoàn - Trần Kiêm Đoàn - Mai Thìn - Đặng Như Phồn - Tôn Phong - Kiều Trung Phương - Đinh Thu
Tên thật: NGÔ THỊ KIỀU HẠNHNăm sinh: 24 - 12 - 1983 tại Cam Ranh – Khánh Hòa Hội viên Hội VHNT Khánh HòaĐã có thơ đăng Kiến thức ngày nay, tuần báo Văn Nghệ, và nhiều tạp chí trong nước.
Sinh năm 1965 tại Thái Nguyên – Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, vừa viết văn làm thơ. Hiện đang là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết gây sự chú ý của dư luận văn chương – Nhưng thơ mới là bản ngã sáng tạo chính của Nguyễn Bình Phương với 3 tập thơ đã xuất bản: Lam chướng; Xa thân; Từ chết sang trời biếc...
Là một tác giả thơ quen biết trên tạp chí Sông Hương, gần đây với tập thơ Ngày rất dài (NXB Hội Nhà văn, 2007), Đoàn Mạnh Phương đã và đang được dư luận chú ý bởi những nỗ lực cách tân thơ.