Nguyễn Đức Quang - Đặng Thị Vân Khanh - Tuyết Nga - Thạch Quỳ
Ảnh: internet
NGUYỄN ĐỨC QUANG
Chiều ngoại thành cuối thu
Vẫn biết mùa thu thường rộng lượng
Như đợi cùng tôi để giã từ
Mây như nhớ nắng nên mưa nhỏ
Muống cũng nở hoa dẫu muộn mằn...
Cỏ xanh thơ thẩn đồng gặt vãn
Rạ đang cùng khói đứng nghỉ ngơi
Chỉ đất cần cù đang lật luống
Rồi lại trầm ngâm nghĩ mùa màng
Bao nhiêu mưa nắng, bao gian khó
Thảnh thơi mồ mả phía ngoài xa
Muốn đốt nén hương mà ái ngại
Đất nằm trong đất hiểu nhau hơn
Ngã nhỏ quanh co tre thả lá
Trái cây hương chín ở phía ngoài
Phù sa cởi trần, chiều phơi nắng
Thuyền như trăng ấy đứng chờ ai...
Thu với đất trời như đã muộn
Nhưng với riêng tôi mới bắt đầu
Như thể mãi mãi tình yêu vậy
Cứ mở rộng ra với mọi người...
ĐẶNG THỊ VÂN KHANH
Lời yêu
Chấp chới là chấp chới ơi
Sao chân thì ở mà lời thì không
Nghe em, anh yêu dấu
Đừng chỉ nghe qua lời
Hiểu em lòng say đắm
Đừng chỉ bằng đôi môi.
Đừng vội nói trăm năm
Đừng vội thề duy nhất
Tình yêu thì khe khắt
Khát vọng lại khôn cùng
Em đến với tình anh
Lời yêu đằm hương tóc
Lời yêu trong vẻ thẹn
Nét cậy tin tháng ngày
Và nỗi xót chiều nay
Tay anh vàng khói thuốc
Cơn ho thì phải nén
Lời yêu đi vào trong…
Lời yêu cứ lắng sâu
Cồn lòng em nỗi đợi:
Anh bao giờ thấu được
Bao giờ viên mãn trăng!
Hà Nội 17-7-1986
TUYẾT NGA
Thành thực
Không thể nói là em không hờn dỗi
Khi anh qua ngõ nhà em như mọi khách qua đường
Không thể nói là em không hạnh phúc
Khi giữa bạn bè em có thêm anh.
Nhưng ngày mai
Xin tha lỗi cho em
Ngày mai... ngày mai như bờ dòng sông lạ
Biết cát trắng, đồng xanh hay vách đá?
Con thuyền trôi dằng dặc những miền quê
Có thể rồi chỉ còn là ảo giác mà thôi
Cái màu trăng đêm ấy
Cả nụ cười
Cả những lời đã nói
Có thể chỉ còn là ký ức xa xôi.
Nếu phải giã từ, nếu không thể cùng nhau
Em sẽ ngang qua đời anh như đã ngang qua tuổi
mình 18.
Dẫu qua đi, mọi nắng chiều gió sớm
Năm tháng vẫn làm thành tuổi cuộc đời ta.
8-1987
THẠCH QUỲ
Không đề
Vinh và Huế - Bốn trăm cây số
Gửi cho nhau những bức thư xinh
Tôi đọc được không biết từ đâu đó
Lời trong thư thủ thỉ, tâm tình…,
Mưa nhẹ hơn cái mưa ở Huế
Nắng nhẹ hơn cái nắng ở Vinh
Tôi tin thế rồi tôi mong muốn thế
Nhưng thực ra mưa nắng chẳng theo mình.
1987
(SH28/12-87)
ĐẶNG BÁ TIẾN
LÊ VI THỦY
LTS: Những nhịp đi cổ điển, những thi ảnh cũng như nhuốm màu cổ điển, nhưng gần như lại không bước ra từ cổ tích, mà từ cuộc sống bộn bề. Ba người đàn bà trong những bài thơ dưới đây, từ ba câu chuyện khác nhau, với những không gian khác nhau, nhưng họ chung một nỗi rất đàn bà: yêu, chờ đợi, và hy vọng trong cô đơn…
HOÀNG VŨ THUẬT
Vũ Dy - Nhất Lâm - Nguyễn Nhã Tiên - Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Nguyễn Miên Thượng - Nguyễn Hàn Chung - Phan Lệ Dung - Vương Kiều
Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
ĐÔNG TRIỀU
Tôi là Nguyễn Văn Phong. Sinh năm 1985. Quê quán: xã Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện sống cùng thân sinh. Làm ruộng, lao động phổ thông. Không dùng điện thoại di động. Đây là một số bài thơ lần đầu tôi gửi đến Tạp chí Sông Hương.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Mai Văn Phấn - Phạm Đức Mạnh - Hồng Vinh - Nguyên Ngọc - Tôn Nữ Minh Châu
LTS: Nhà thơ Nguyễn Xuân Sang quê quán ở An Hòa - Huế, anh đã xuất bản 04 tập thơ & 01 tập phóng sự, ghi chép; từng đạt một số giải thưởng các cuộc thi.
LGT: Machu Picchu của đế quốc Inca, núi thiêng Mỹ Sơn của vương quốc Chămpa có cùng số phận đỉnh cao một nghệ thuật kỳ vĩ bị chiến tranh và thời gian tàn phá.
Nguyễn Trọng Tạo - Phùng Tấn Đông - Đỗ Xuân Thu
NGUYỄN VIỆT CHIẾN
TÔN PHONG
Nguyễn Đông Nhật - Từ Hoài Tấn - Trần Hoàng Phố - Phan Trung Thành - Phùng Sơn - Lê Hồ Ngạn
TRẦN TỊNH YÊN
ĐÀO DUY ANH
LTS: Trước những thử thách của nhiều trường phái thơ hiện đại, xem ra thơ lục bát Việt Nam vẫn sống khỏe. Nó thậm chí không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi “hậu lục bát Truyện Kiều”, “hậu lục bát Lửa Thiêng” hay “hậu lục bát Bùi Giáng”. Tuy vậy để được ghi tên tác giả dưới những âm tiết quen thuộc, dễ nhớ đó… ắt tâm hồn người thi sĩ phải gạn đục khơi trong bao lần.