Thanh Thảo - Lý Hoài Xuân - Dương Thành Vũ - Tuyết Nga - Lê Minh Quốc - Nguyễn Hữu Quý - Trần Văn Hội - Nguyễn Duy
Khúc nhạc sông Hương - Ảnh: Sĩ Sô
THANH THẢO
Gởi Iuri Bônđarép
Ta đi qua những rung chuyển vô tình
không máy gì ghi được
con người ta nhiều lúc như phát cuồng
nhiều lúc ngồi lặng im bất lực
những ngôi nhà mọc lên như tia chớp
những vật dụng tiện nghi liên tục đổi dáng hình
những cặp vợ chồng ly hôn như cơm bữa
những người già mỗi phút mỗi già thêm
đường phố sạch hơn nhưng sông suối bẩn hơn
đến biển cả cũng chứa đầy chất thải
ta đầu độc cá rồi ta ăn cá
vòng luân hồi này Đức Phật cũng chào thua
có những kẻ điên rồ tới mức
toan biến vòm trời thành bãi rác khổng lồ
cho cái nhìn con người trở nên thô lỗ
không còn cổ tích không còn thơ
những gì dịu dàng sâu kín nhất
cứ phơi ra như lộn trái túi quần
tất cả đều phải là cụ thể
"âm nhạc xong ngay" "điện ảnh ăn liền"
và tượng đài những mẫu người thành đạt
đứng câng câng trong tâm trí mỗi người
còn những ai băn khoăn khắc khoải
những Hăm lét ngày xưa bỗng chốc hóa trò cười
phải nhân loại bây giờ điên đến vậy?
tôi có thấy ít nhiều nhưng tôi không tin
vì tôi tin mãi mãi con người là bí mật
mãi mãi chúng ta không đi hết bản thân mình
7-1985
LÝ HOÀI XUÂN
Nghĩ về Bát-sa-na
Sống cho thực là người đâu phải dễ
Bát-sa-na ! (1)
Tôi ngưỡng mộ tên người
Không phải vì người ở nơi thoát tục
Để tìm ra "quy luật của muôn đời"
Người là người
Bởi người không xa lạ
Với những gì thuộc về con người
Chẳng bao giờ tim lạnh lùng sắt đá
Trước tình yêu và đài hoa tươi!
Người là người
Nên mọi điều đau khổ
Cho con người, người không thể yêu
Bô phải ném đầu tên hối lộ
Lời coi khinh "tặng" kẻ hám tiền.
Sống cao thượng
Nhưng vô cùng gần gũi
Giàu ước mơ
Mà rất thực
Không xa
Người không ngại áo quần mình dính bụi
Chỉ mong ngày mỗi đẹp thêm ra
Đời cũng cần có lần ốm nặng
Để hiểu thêm mọi lẽ trên đời (2)
Nếu yên thân nơi mặt hồ phẳng lặng
Đâu dễ mà biết được sóng trùng khơi!
----------
(1) Tên nhân vật đảng viên cộng sản trong "Quy luật của muôn đời" của Đum-bát-zê (Liên Xô)
(2) Ý câu nói của Bát-sa-na
DƯƠNG THÀNH VŨ
Viết từ sớm mai
Buổi sớm tôi thức dậy cùng tiếng chim cà lơi hót trên đọt tre
Bên ngoài khung cửa sổ bình minh ửng hồng hơi thở đất đai
Nụ hoa dây leo tím ngát,
Trái bưởi nám vàng
Sự bắt đầu ngọt ngào đến vậy
Lẽ nào tôi chẳng cảm thấy điều chi
Lẽ nào tôi không thể mến yêu anh hàng xóm nghèo
đang đắp nền nhà trước mùa mưa lũ
Tôi tưới nước cho cây đậu quyên đang ra hoa
Tình yêu không bắt đầu từ việc loại trừ những con bọ xít
Ngắm trái xanh mơn mởn
Tôi có đủ niềm tin để hiểu về hạnh phúc
Về nụ cười.
Như tin sự mong mỏi của con tôi về tôi.
Tôi yêu cuộc đời từ tình yêu con người cụ thể
Hương sắc của hoa,
Tiếng hót của chim
Yêu sự sống cựa mình trong vỏ trứng
Trong hạt đậu nảy mầm
Yêu hành tinh này quay lơ lửng giữa vũ trụ vô cùng từ tình yêu đất đai
Và bầu trời có mưa có nắng
Vỹ Dạ 24-7-86
TUYẾT NGA
Huế
Ngỡ như không còn đến cả hơi thở nữa
Tất cả tan lan trong thinh vọng những ngôi chùa
Vạt áo mỏng bay đến mềm cả nắng
Bạn dẫn tôi về thăm Huế của ngàn xưa.
Cứ như tôi không vừa từ chỗ phố trước nhà ga
Nơi mẹ bán bánh bèo em đi rao nón
Những con tàu ngang qua những con tàu dừng đỗ
Hàng chở về bụi bặm lối ngoại ô.
Cứ như tôi không vừa qua quãng đường bia Quốc Học suy tư
Chân rối trước những ánh nhìn tíu tít
Trang giấy bay trong tiếng cười tuổi học trò lấp lóa
Chim cánh màu chộn rộn dưới vòm cây.
Cứ như là cuối bến , chỗ dòng sông
Tôi không gặp con đò mảnh mai một thời phiêu dạt
Người phụ nữ ru con mắt cười mà ứa lệ
(quá khứ dễ gì quên dù năm tháng chẳng vụng về)
Như không có thời gian, chẳng còn khoảng cách
Huế bây giờ nơi những mái chùa cong
Tôi gặp sông Hương trong ngọt lành tiếng nói
Trong bình tâm kiên nhẫn giọng chuông chùa
Sen chỗ bùn lên tinh khiết đến bất ngờ
Bạn vừa nói điều gì trước Khiêm lăng tôi không hiểu nữa
Có một thời những ông vua biết không dễ gì được nhớ
Đã gửi mình vào trong những sáng tạo của nhân dân.
Trong mỏng mảnh màu mây
Dịu mềm sắc lá
Huế hiện ra thanh thoát đến ngỡ ngàng
Gần gũi lắm mà sao xa xưa thế
Xin đừng vội vàng kẻo nón mỏng sẽ bay đi.
1985
LÊ MINH QUỐC
Chị
Con sông chiều nào hoa tím
Bập bềnh câu hát dân gian
Em nhớ chị thời con gái
Làm duyên mặc áo lụa vàng
Nắng mới trong vườn quê ngoại
Tiếng chim ngày ấy còn xanh
Chị ra cầu ao vo gạo
Nụ cười xao xuyến long lanh
Em nhớ buổi chiều tan học
Chơi ru rách áo chị buồn
Đêm ấy chong đèn chị vá
Chim chuyền nhành lá run run
Cuối năm bập bùng ngọn lửa
Em nằm trên cỏ nhìn trời
Chị kể em nghe cổ tích
Xôn xao một cánh hoa rơi
Mùa xuân chị mang áo mới
Qua sông gió lạnh trời chiều
Trong em pháo hồng xao xác
Chị về cuối bến tình yêu
Mười năm vô cùng xa lắc
Tình cờ bắt gặp cánh hoa
Chị ơi! Em đi đánh giặc
Nhớ chị là nhớ quê nhà.
NGUYỄN HỮU QUÝ
Cây của bà
Bà ơi! Bà đã đi xa
Cây na, cây thị.. của bà còn đây!
Trái làng thơm giữa lòng tay
Tưởng chừng thơm cả những ngày đã qua.
Lui cui cái dáng của bà
Bắt sâu, nhổ cỏ, chăm hoa, nâng cành
Của ngon bà đã để dành
Cho con, cho cháu trọn phần mai sau!
Gia tài bà có gì đâu
Những câu chuyện cổ, cơi trầu, trái cây
Ngày nắng nôi, buổi heo may
Đi xa, về gặp dáng cây nhớ bà!
Ở trong cây đó đâu xa
Lời bà khuyên nhủ dặn dò cháu con:
- Ở đời giữ lấy tiếng thơm
Đừng như kẻ ác bon chen hại người
Ở hiền thì gặp hiền thôi
Chăm cây, cây lại cho người trái cây…
Vườn xanh hoa trái thơm đầy
Lời bà trẻ mãi giữa bầy cháu con!
TRẦN VĂN HỘI
Lục bát giữa vườn cây
Níu cành cây nở chùm bông
Tiếng chim rơi khẽ nắng không tới mình
Ô hay, cái gió vô tình
Để hương trái chín lung linh mắt người
Đầu tay, tôi hái nụ cười
Làm sao ôm hết sắc trời lá xanh
Nghe như chìm giữa âm thanh
Khơi trong gạn đục để dành cho nhau
Trong tôi còn lại mai sau
Bóng râm đời có bạc màu nắng mưa
Ngồi đây ngày đã xế trưa
Tuổi tôi, tuổi trái ngọt chua mấy lần.
1986
NGUYỄN DUY
Cầu vồng
Sóng bể chiến tranh còn say tới bây giờ
Thuyền đánh cá ngày ấy toàn con gái
Tôi say ngất ngư, vật vờ trên đống lưới
Một trời sao mưa lấm tấm giọt vàng
Bừng tỉnh - cơn mưa vàng đã tạnh
Tôi lềnh bềnh đỏ ối bình minh
Kỳ diệu thay
Có một nhịp cầu vồng bắt ngang ban mai
Vắt ngang tôi
Bắp chân trần thon thon lấp lánh vảy cá
Nhịp cầu ấy không bao giờ sụp đổ…
Mùa xuân 1986
(SH21/10-86)
Điều bình thường lạ lẫm
Được nhìn lại Huế
Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa
Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương
ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường
Ở những đỉnh cột
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung