Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Tấn Tuấn - Triệu Nguyên Phong
"Nốt nhạc chiều" - Ảnh: Trần Hướng (Hà Tĩnh)
ĐÔNG TRIỀU
Thành phố và những ô cửa trống
Thành phố
là buổi ngày đánh võng đôi bàn chân lại lên đồi lại xuống suối
là buổi đêm ngồi nghe gió nói lạnh thưa rồi
không có quá nhiều tiếng đuổi nhau trong đời sống tìm mồi
như nơi anh ở, như nơi em mơ những ngày bình yên sấm vỗ
dưới bóng lòng hồ còn in tiếng thở lay rừng hoa nở
thành phố di cư những tiềm thức mạng nhện xe, đặc dụng cao ốc,
hơi người...
em quá yêu thương dù lửa nắng, mưa trắng và lạnh băng xuống
sườn đồi
chưa lúc nào buồn nâng trên tay loang theo từng ngày như khối núi
thành phố và em vẫn hỏi đến bao giờ anh cô đơn?
Có quá nhiều ô cửa trống và trơn
trôi ánh nhìn quên đường về của suy tưởng
tình yêu múa may bắt đầu một lộ trình xác rỗng
có tiếng vói lên thinh không những tên người lồng lộng
từ ô cửa một cành hồng đã bật thêm lá nhoài ra...
trước ngày về và trước một tiếng ca
trong ô cửa trống có hoang mang từng bước nhảy
trong ô cửa trống chưa kịp kéo rèm lại
chảy xuống phố này hoa nở dọc đường đi
chảy xuống phố này chiều lạnh mắt chia ly
Anh cũng không biết để làm gì
những ám tượng đó gửi vào lòng thư cho em
từ nơi anh ở...
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
Thái độ
I.
cũng đành nói một điều gì đó.
cũng đành hát một bài vui hay buồn.
đứng trước tấm gương, nhìn và phải thấy
khuôn mặt người trên vách tường câm.
II.
đôi mắt nhìn thẳng
không cần mang kính.
nghe hết mọi điều
nói điều im lặng.
III.
cuộc đời
có lẽ là một giọt nước
chỉ nhận ra mình
khi bị hút vào cát phỏng.
NHẤT LÂM
Trăng báo hiếu
Trăng trong mùa báo hiếu
Sáng viên mãn đêm xanh
Em trong mùa báo hiếu
Đạo hạnh thơm hương lành
Anh thức tròn đêm hạ
Trăng vàng chảy mùa rằm
Tiếng chuông chùa lan tỏa
Người khổ đau vợi dần
Trăng sáng còn hơn gương
Chiếu vàng mùa lúa trổ
Con sông dài dát lụa
Chảy thanh tịnh miền quê
Có đi qua cơn mê
Mới thành người đốn ngộ
Phật là mẹ ta đó
Con báo hiếu vĩnh hằng.
Huế, 10/8/2014
NGUYỄN TẤN TUẤN
Bâng khuâng chiều đại ngàn
Cơn gió ngang chiều mộng mị
Vạt nắng cuối ngày trốn vào mây khúc xạ vết hoàng hôn
Em địu mùa thu qua bên kia suối
Đường về bản gập ghềnh
Hoa chen đá núi
Thung lũng sương mờ thoảng lạnh bờ vai
Tháng mười một
Đông chớm trở mình, nhớ thu nào phơn phớt nụ Ta vai
Đèo Aco tím thẫm
Em gái Tà ôi gùi hạt lúa lên nương gieo mùa giấc mơ cô Tấm
Có đôi hài vạn dặm
Bàn chân ướm vào chiếc lá cuối thu rơi
Chiều mộng mị ngang đồi, ẩn dụ khúc ầu ơi
Mười sáu tuổi em làm dâu bản lạ
Đêm hội Azakooh, sàn nhà rông ngập ngừng điệu Tung tung za za (1)
Con còn say giấc trên lưng
Ngân ngấn trăng soi vòng cườm mã não
Suối A roàng say vỗ nhịp cồng chiêng
Chiều đại ngàn
Bất chợt tiếng chim
Bất chợt rừng xanh, ai đánh thức giấc mơ ngàn đời trầm tích?
Vệt nắng loang cuối trời
Hoàng hôn u tịch
Bóng rẫy nghiêng vào gùi, em địu trăng về làng sau buổi lên nương
...........................................
(1) Điệu múa của người Tà Ôi
TRIỆU NGUYÊN PHONG
Tiếng than dài
Ngước nhìn lên
ráng trời cao
Khúc chiều tan nắng
hắt sau vũng sầu
Bâng quơ trôi dạt về đâu?
Mặt trời rát bỏng
gối đầu bóng mây
Dưới chân
rụng trắng sương gầy
Ngậm ngùi giọt nước mắt đầy lo toan
Góc chiều
gối bóng thời gian
Căng ngang sợi gió
tiếng than thở dài
Mang theo khát vọng nửa vời
Nghe trong cánh gió nói lời buồn vui
Một đời mưa nắng trong tôi
Bỏ trần gian lại
bỏ trời đất xa...
Viết tại Bệnh viện T.Ư Huế
(SH315/05-15)
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...
Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh - Đỗ Hàn - Phan Văn Chương - Tháng Năm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Phụng - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong