Huỳnh Gia - Mai Tuyết - Nguyễn Ngọc Phú - Như Không - Nguyễn Viết Luyện - Võ Ngột - Sơn Trần - Trần Sang
HUỲNH GIA
Có khoảng trống nào bình yên
Có khoảng rộng nào dung chứa
đủ bình yên
Ta nép vào náu nương
ngoài kia đầy giông tố
nghiêng giấc ngủ vùi không chiêm bao ấm ớ
chờ tia nắng bình minh đánh thức mắt môi cười
Có hạt nắng nào đủ ấm tựa làn hơi
ủ mượt sợi tóc phai - tìm chút hương hoa mộc
ngày phơi cả mênh mông
ngày bỏ quên trên đầu dốc
chiều lấn bấn những lần xoay sở - trượt dấu mơ
Thời gian trôi nhanh - nhanh đến không ngờ
thoắt thôi... đã trở thành ký ức
đã bao lần cố xoay ngược hướng đời
lựng khựng...
phía vọng trông sương dày đặc đến không ngờ
Chiếc đũa thần của bà phù thủy trong mơ
có linh nghiệm hóa thành trang cổ tích
một tia sáng lóe lên
từng nỗi buồn biến mất
thoát ra trong niềm kiêu hãnh tự cầm tù
Có khoảng trống nào đủ dung chứa
hình như...
Ta nghe thấy tiếng thời gian đang gõ cửa
một tia nắng lóe lên cuối chân trời có tạo thành đóm lửa
sưởi ấm những lần câu thơ lạnh tựa mùa đông
MAI TUYẾT
Cất giấu một mùi hương
Nhìn mỗi mùa thu đi
màu thời gian thêm trắng xóa
ngỡ mây về vẽ lại gương mặt xưa
ngỡ ai về nắm níu phút dây dưa
em nhắm mắt
trở mình trên chiếc giường kỷ niệm
Thời gian trôi
nhạt dần những ngữ ngôn phù phiếm
mái tóc xanh dài thêm những hồ nghi
gió ban phát cho em từng nụ hôn rát mặt
một mảng đêm nhú ra ký ức bỗng xanh rì
Nghe hơi thở
chất chồng theo mùi hương đi lạc
thị trấn khuya đánh rớt tiếng càu nhàu
chiếc lá trọ ngủ quên trong làn sương biếng nhác
rơi ra từ đêm tiếng thở sâu
Dấu vết cũ buộc vào bao lở dở
cụm thời gian không ký tự, vô thanh
em cất giấu một mùi hương treo trên mắt gió
ôm giấc mơ đêm
cạn kiệt tự dỗ mình.
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Cỏ - Thiếu - Phụ
Thời trinh nữ như giọt sương long lanh chạm đất là tan
Cỏ -Thiếu - Phụ lan đến ngày hạ huyệt
Nước mắt vỡ ra: Tấm - Voan - Hạnh - Phúc.
Không đề
Chín đến như trái cây
Có khi còn bỏ vỏ
Nát nhàu như ngọn cỏ
Nâng đỡ ta cuối đời
Sỏi có làm ta trượt
Vẫn chỉ là sỏi thôi.
NHƯ KHÔNG
Như màu mây bay
Còn chưa
Hết cuộc hành trình
Đau chân em mỏi
Một mình tôi đi
Đời nghiêng một bóng mây về
Lòng thêm một nỗi chia lìa
Buông nhau
Đi
Về đâu?
Đến
Về đâu?
Cõi trăm năm trắng một màu mây bay
NGUYỄN VIẾT LUYỆN
Dòng sông của mẹ
Sông chảy qua làng
Mẹ gọi là sông cái
con nước ròng chạy dọc tuổi thơ con
mùa thu bắt còng
mùa đông mò hến
giêng hai hạt mầm tách vỏ đội phù sa
dệt thời gian may áo tháng ba
sông ôm con, hiền hòa sợi mưa giăng cửa sóng
cát mẳn bùn lắng đọng
chắt chiu ngô đỏ lúa vàng
quấn quanh làng
cần mẫn dòng trôi
hè đổ lửa...
tiếng ve lõm khoảng trời
vục nón khỏa phù sa
mồ hôi vã đồng chiều đỏ quạnh
đêm trở giấc
chuyến đò đầy mái đẩy vệt trăng phai.
vắt cơm ủ...
bãi bồi gió bấc sương mai
sóng quẫy đạp
chạy mùa con nước
bạc tóc
mòn đòn tre
đời cong miền nắng ngược
mẹ gánh thời gian về phía cuối con đường
bóng chiều loang
lời ru khắc khoải
con lớn khôn
sông mẹ trở về nguồn
thao thiết phù sa hồng mặt ruộng
VÕ NGỘT
Lên Hà Giang mùa mưa lũ
lên Hà Giang mùa mưa
tiếng mõ trâu trôi theo nước lũ
tiếng mõ trâu thả vào xơ xác đại ngàn
người H’Mông buộc vào cổ trâu nhịp điệu thời gian
con đường trăng xuống núi
ngổn ngang đất đá - nước reo
con đường mây vượt đèo - hàng cây xoay gió
bản nhìn xa nhạt nhòa như bức tranh vẽ dở
đứng bên dòng Nho Quế
nhìn ngọn cờ Lũng Cú điểm tên…
cửa sổ nhà bên…
hồn thổ cẩm dắt người xuống chợ
men lá rượu cần núi rừng nghiêng ngả
người đàn bà H’Mông nhen lửa xay ngô
trong đêm mưa tầm tã
sáng mai chồng có mèn mén lên nương
con vượt suối đến trường
Lũng Cú Đồng Văn Quản Bạ
mưa từng cơn xối xả
Hà Giang nối đất với trời.
SƠN TRẦN
Cổng đêm
Cổng đêm vừa khép
Chút tàn phai hóa vầng trăng hờ hững
Lưng chừng trời
Bầy chim chưa kịp về tổ
Giật mình
Rơi vài kí tự
Không câu nệ nhịp thanh
Chiếc đồng hồ gieo vần vào thinh lặng
Tích tắc..
Cổng đêm vừa khép
Vùng tối mở ra
Nỗi sợ hãi đồng hành cùng tiếng mèo hoang
Cấu xé và hoan lạc
Mái nhà nghiêng trong sự thổn thức
Một mình...
Cổng đêm vừa khép
Phủ dụ lời câm
Riết róng trong vòng ôm
Trong tiếng cười ma mị
Rượu mạnh và đèn mờ
Đồng lõa với cơn say
Gập ghềnh đường đêm
Cô độc...
TRẦN SANG
Sám hối
Tôi trở về với đất
quỳ lên những tâm hồn quê
quỳ lên lời thề ngày ra đi
sám hối!
vẫn còn một phần tôi trong mất mát
tôi vẫn đi trên đất
không phải đi trên bia bọt
không phải đi trên những giọt mồ hôi
tôi quỳ đây thú tội?
Tôi quỳ lên cánh đồng trơ gốc rạ
để thấm tàn tro cuộc đời
lột bỏ cái áo tri thức đạo mạo
với những lý thuyết cao siêu
của những chồng sách vở cổ kim…
mà cây lúa quắt quay
mà hạt gạo thắc thỏm về giá
và người quê tôi long đong
ly hương
ly nông…
Tôi quỳ lên những luống cày chai đất
những nấm mồ phù sa
sám hối…
(TCSH374/04-2020)
Điều bình thường lạ lẫm
Được nhìn lại Huế
Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa
Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương
ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường
Ở những đỉnh cột
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung