Triều La Vỹ - Nguyễn Quỳnh Anh - Đặng Văn Sử - Nguyễn Lãm Thắng - Nguyễn Văn Song - Trần Vạn Giã - Hoàng Thụy Anh - Ngàn Thương - Đức Sơn
Tác phẩm DẠ KHÚC THIÊN NHIÊN 2 của họa sỹ Phạm Hoàng Anh
TRIỀU LA VỸ
Chiều không tên họ
Chiều không tên họ mẹ ơi
Rêu mờ mộ chí mặt người khói sương
Mẹ tìm con phía hoàng hôn
Mộc miên nghẹn“thác gọi hồn” rưng rưng
Anh ở đâu đường “mùa xuân”
Một dấu dép
Bốn mươi năm
Đau lìa
“Đồi thịt băm” gió tứ bề
Cỏ xanh ngằn ngặt lời thề nước non
Em ở đâu hỡi chon von
“Hang dơi” hồn đá có mòn hồn em?
Chảy qua “cửa tử” tật nguyền
Suối reo bạc tóc mà quên sao người?
Chiều không tên họ chị ơi
Mưa biên giới bỗng mồ côi giọt chồng
Em đừng cầu núi nhờ sông
Tên anh đã khắc trong lòng Nhân Dân
NGUYỄN QUỲNH ANH
Xanh biếc tầm xuân
Vẫn còn xanh biếc tầm xuân
Ngõ nhà ai lại tần ngần bước qua
Rưng rức hoa gạo tháng Ba
Hội làng ngong ngóng người xa thuở nào
Hương chanh hương bưởi bờ ao
Hoa cà hoa đậu tím vào nắng mai
Đã qua rét lộc rét đài
Rét nàng Bân để thêm dài nhớ mong
Hồn làng vút mái đình cong
Mát lành vẫn giếng nước trong thuở nào
Khăn hồng chẳng gặp người trao
Ta về gói những khát khao một thời
Tầm xuân xanh biếc ầu ơi
Dây gầu nối những rối bời tháng năm.
ĐẶNG VĂN SỬ
Lưới duyên
Người đánh bắt đã ngoài doi bãi
kẻ mắc vòng lưới rối bòng bong
tim quẫy
vây vi
mang thở
gỡ trăm năm
trăng chiếu lân dòng...
Trọ một lần
mặt đầm khô sóng
tát vào nhau cạn cốc biển tình
sự phao - chì
nổi - chìm kiếp lạ
duyên đan cài
ô lưới cứ se...
Giăng ròng lên
ý chờ thời cuộc
tiếng lanh canh khai phóng mạn thuyền
đuổi bóng cá chạy về vô cực
ướp mặn mòi
cái nhớ...
NGUYỄN LÃM THẮNG
Chiều về làng cũ
Đám mây xám, cứa mòn non núi cũ
Cánh chim di, đâm rách toạc chân trời
Tiếng ve dội, xoáy, nát, bầm cổ thụ
Mà lòng ta, cơn lũ quét tơi bời
Xuân đến vội, hững hờ theo gió thoảng
Những ngày tàn tiếp tục nối đuôi nhau
Con bò đứng ngẩn ngơ triền chạng vạng
Cỏ giang hồ im thít chẳng nên câu
Tiếng chuông dộng vào sương chiều u mịch
Giọt từ bi, vàng mắt trẻ ăn mày
Phố bụi bặm, gót chiều đi nặng trịch
Người tránh người như liều thuốc ngừa thai
Ta đứng lại, chuyến tàu băng trước mặt
Kiếp người trôi, trôi dạt tận phương nào?
Đời xuôi ngược, xập xình trên bánh sắt
Buồn vui gì cũng chất chứa cơn đau
Nghe lạnh ngắt phía chân trời du lãng
Một ngày không, mà ngầm ngập điêu linh
Tiếng bìm bịp trườn qua bờ tre vắng
Như máu chiều đổ xuống giọt u minh.
NGUYỄN VĂN SONG
Giếng làng
Cả làng chung một giếng khơi
Nước trong in cả khoảng trời xanh quê
Kìa ai thấp thoáng nón mê
Tựa như dáng mẹ đi về tháng năm
Vui buồn mưa nắng tảo tần
Giếng làng biết cả lặng thầm trong thêm
Hình như thấu cả lòng đêm
Thẳm sâu như thể mắt em thẹn thùng
Cái hôm em bước theo chồng
Giọt trăng lấp loáng trong lòng giếng tan
Chiều nay vệt nắng xiên ngang
Cúi tìm đáy giếng hồn làng ngày xa
Thả dây múc bóng quê nhà
Kéo lên đầy một gầu nhòa khói sương.
TRẦN VẠN GIÃ
Nơi vùng trú ngụ
Tôi đã cũ rích
Và chạy trốn khuôn mặt đã thoái hóa giữa mùa hè
Lủi thủi băng qua những ngày mặt trời thừa máu và thừa ánh lửa
Tôi có mắt nhưng lòng phải đui mù bên bàn hạnh ngộ nơi vẫn
phát sáng lại ánh sáng cũ
Chiếu vào tôi dòng chảy bầm vết suy tư
Tôi đã khước từ
Tự thức tỉnh
Thấy cuối con đường mòn có một vùng trú ngụ
Mà tôi đã bỏ quên khu vườn cũ có lời khóc của cỏ
Và ánh sáng hằng sống của Tổ Tiên
Nơi tôi uống ngọt phù sa và bay lên cùng mây nhân hậu xứ sở
Của hơi thở giao hòa
Với mặt đất và bầu trời có chung nhân loại
Tạm biệt suy tưởng viễn mơ tôi ngồi xuống đất
Nghe con sáo ngà hát du ca tình ái trên lưng con trâu già
Bất chợt
Cô đọng lại ánh sáng nơi đây sẽ thắp sáng và mở ra cánh đồng
bao la
Không còn những bàn cờ ranh giới xưa như trái đất
Nơi vùng trú ngụ chiều nay
Tôi chứng kiến con rắn nước lột bỏ da khô treo trên lùm cây điên
điển
Và ngồi trầm tư
Xóa từng vết sẹo
Cũ rích trong đầu.
HOÀNG THỤY ANH
Hành trình này hạnh phúc này
chúng mình không vay mượn bao giờ
đakrông nắng đong nắng
24 giờ oằn cát bụi
chỉ biết nhìn nhau cười trước bữa cơm đỏ nhàu
tiếng máy khoan say lòng núi
cái ô xiêu vẹo vừa đủ đẩy lọn nắng ra ngoài
mắt chát chao điều khác lạ
anh tin nơi nứt gãy là nơi hạnh phúc ùa về
con đường xoãi tay vuốt ngực nén cơn ho rời rã
đeo cơn sốt chật 40 độ lên vai
anh gom khô hạn phía mình
choàng yêu thương bất tận phía em
trên đỉnh ngọ
bóng anh ôm bóng anh
gió khom lưng cõng cơn nóng tháng bảy vượt dốc
nắng vắt chéo chân kê mặt thỏa hiệp
em sẽ nắm chặt tay anh bước qua hơi thở hẹp ngày chật
chẳng cần điểm trang hay phiếm dụ giấc mơ
vì hành trình này hạnh phúc này chúng mình không vay mượn
bao giờ
NGÀN THƯƠNG
Đi là trở lại
Tưởng nhớ nhà thơ Ngô Cang
Bồ giang bên đống rơm vàng
Với từng ngấn đất lụt tràn ngày xưa
Còn đây trên bến sông mưa
Bạn bè nâng cốc mịt mù khói sương
Vai gầy gánh lúa mà thương
Làn da sạm nắng ruộng nương một thời
Tưởng rằng sẽ được thảnh thơi
Văn chương đâu dễ nuôi đời thi nhân
Nụ cười xin gửi trần gian
Đi là trở lại nhẹ nhàng người ơi…
ĐỨC SƠN
Khúc hát mưa xuân
(Tặng cố nhà thơ Ngô Minh)
Nỗi nhớ như nón trắng đội mưa quê
Mưa gió gửi về nơi xa lắm
Như con thuyền buồm chao sóng khơi xa
Hứng sớm mưa, hanh hắt nắng cho đời
Mưa phấn rắc chọn ngày rất nhẹ
Thắm đọng sương mi mắt khôn nguôi
Giọt, còn lớn hơn như giọt mực phía chân trời
Nhà văn - Chiến sĩ “Quà tặng xứ mưa”(*)
Trầm lắng mưa xuân
Ngọt ngào khôn xiết mưa ơi
Thấm tháp, mưa sa mái cong cổ kính
Thành quách lất phất bóng mưa qua
Mưa gia tài vẫy mùa xuân tràn ước vọng
Cơn mưa đâu phải là nỗi tím rụng mờ phai!
Mưa về với biển chiêm bao “vần thơ có thép”
Người chiến sĩ ấy, gian truân mà có thật
Thấu nỗi, đâu phải là nước mắt mưa rơi.
............................................
(*) “Quà Tặng Xứ Mưa” - tập thơ của cố nhà thơ Ngô Minh.
(TCSH362/04-2019)
Điều bình thường lạ lẫm
Được nhìn lại Huế
Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa
Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương
ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường
Ở những đỉnh cột
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung