Nguyễn Hoàng Dương - Văn Lợi - Xuân Đài - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Hoàng Anh Thư - Đặng Văn Sử - Hà Văn Sĩ - Lê Hào - Lê Viết Xuân
NGUYỄN HOÀNG DƯƠNG
Bài đồng dao cõi người
Đi qua tiền kiếp
Về tới cõi người
Dung dăng dung dẻ
Bắt đầu rong chơi
Nhân thế trùng trùng
Lớp sau lớp trước
Ma, quỷ , thánh, thần
Chen chân cùng bước
Con đường sinh tử
Mòn dưới chân qua
Dung dăng dung dẻ
Cũ người mới ta
Nhật nguyệt đôi vầng
Lúc mờ lúc tỏ
Có khi bước nhầm
Đến nơi không có...
Lối tỉnh đường mê
Nẻo hư nẻo thực
Biết đi là về
Đâu dừng chân được
Đường trần muôn ngả
Mùa xuân đến rồi.
Dung dăng dung dẻ
Nửa đời vèo trôi....
VĂN LỢI
Phận cỏ
Dưới chân núi
Cỏ
Trên đỉnh núi
Cỏ
Đất nhận biết điều đó
Núi thì không!
XUÂN ĐÀI
Ngẫm sự đời
Tặng Tuân Nguyễn
Kỷ niệm vui
Nhớ lại để mà buồn
Kỷ niệm buồn
Nhớ lại để mà đau
Nỗi đau đang đau
Chưa thành kỷ niệm
Chẳng nuối tiếc những gì đã mất
Chỉ xót xa sự trong sạch bị vấy bùn.
TRẦN TỊNH YÊN
Đêm phù điêu
Gởi Phiếu Nguyễn
Sau cơn say đã thất lạc
chỉ còn tôi dưới bóng rượu
vạc trên đồng trăng
cùng những chum vại đói nước đứng chờ cơn mưa dại khờ
dưới mái âm dương
Một ngày câm. Đang lên
Có vết xước mùa đông
treo trong hơi thở buồn rầu của nấm hương
tiếng gõ cửa của mưa trên mặt hồ im lặng
và lũ phù điêu đang nhai lại bóng tối ở một góc chợ phiên
bên những dị bản phù sa chuẩn bị vượt cạn
giữa tiếng ảo tưởng đập cánh từng chiều dưới mái hiên
màu nguyệt bạch
Có tiếng reo của chuông cừu từ phía chân trời
đêm bắt đầu mọc ra những đầm lầy cũ kỹ
trên vạt áo ấu trùng
chạm vào mùi quá khứ của tiếng sấm hoang dã
và bay lên
như tiếng thở dài của da thịt...
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
Ăn tóc
Cô gái không hề để ý gì về thời gian yên bình của mái tóc
Cho đến khi cô nhận ra
Cần phải cắt bỏ những chiếc vây cá mềm mại đang bơi trong cái
chậu bằng thủy tinh
Bởi chúng quá hẹp và mắc vướng
Cô bắt đầu tập ăn tóc
Cô bắt đầu ăn từ những ngọn khô giòn quá lưng
Cô ăn mỗi ngày
Chúng có mùi vị của nắng cháy và rụm rụm của từng sợi buồn
xào giòn
Chiều chiều cô lại tựa vào chiếc ghế cũ thong thả ngồi ăn nỗi
buồn từ ngọn tóc chết
Chúng có mùi vị của tế bào quy tắc đóng hộp
Chúng có mùi vị của thời gian hơi chua
Thời gian đã hết hạn dùng từ bốn mươi năm trước
Khi cô đã bắt đầu biết ăn những sợi tóc máu từ trong bào thai mà
mẹ cô chưa kịp cạo đi
Cô chẳng nhớ được gì
Nhưng cô nhớ rằng cô chẳng hàm ơn chúng điều gì
Bởi chúng có mùi vị mằn mặn, tanh tanh cứ mắc vào cuốn họng
Và đau đến buồn nôn
Từng cơn buồn nôn khó chịu
Từng ngọn tóc đã rối và mắc vướng
Vào trong thớ thịt và đôi mắt mờ dần của mẹ
Cô vẫn đang ăn
Những sợi tóc có mùi vị hạnh phúc và bạc bẽo
Ăn mãi cho đến khi tóc sẽ không còn sợi nào bạc hơn
Cô vẫn đang ăn
Cho đến khi cô biến thành đất để được ăn tóc mãi mãi
ĐẶNG VĂN SỬ
Cát
Cát
pha lê
dự khuyết
vừa lay khung trăng huyền
Cát
phù du
ngôn từ
người bỏ đi như đã
lại về tìm… dấu yêu.
Cát
bờ cảm
sinh thành doi bãi
tự răn mình
sóng xô…
HÀ VĂN SĨ
Cái nhớ đổ dài
Gọi chiều tháng tám hay quên
Lá vàng rơi, rớt một miền âm u
Bước sang tháng chín lời ru
Đưa em vào giấc mộng du tháng mười
Tàn canh mười một đông lười
Xoay vòng tơ tưởng thương người hôm mai
Đợi chờ nhớ bóng hình ai
Nhớ em cái nhớ đổ dài hết năm…
LÊ HÀO
Theo quy luật của bầu trời
Bóng tối biến thành lũ nhện
giăng màn trên những bức tường rêu phong loang lổ
con ong bầu vẽ niềm vui bên bậu cửa
sà xuống
vít cong tia nắng đầu mùa
vụt lên bằng đôi cánh thơm mùi mật
Một ngày
bàn chân là là, không chạm đất
là khi ấy mình sạch...?
một ngày
tâm hồn bồng bềnh, không chạm đời
là lúc mình có thể bay được như loài ong
xa dần đám bụi...?
Đời nhiều khói bụi
mình ẩn dật trong căn nhà quạnh hiu
thì bụi vẫn bám đầy những khát khao ấp ủ
Chợt hiểu rằng
đôi cánh không làm cho loài ong hạnh phúc
khi giàn bí, giàn bầu có thể đổ ụp vào mùa mưa
cột kèo mục ruỗng theo đàn mối
Chỉ nắng là điềm nhiên tự tại
bay theo quy luật của bầu trời...
LÊ VIẾT XUÂN
Chiều em đến
Rừng liền kề bên biển
Biển nối tận chân trời
Đảo Ngọc, chiều em đến
Có thấy mình lẻ loi
Trầm tư thế rừng ơi
Có nhớ mình bao tuổi
Sóng mải mê rong ruổi
Có biết lòng biển sâu
Bấy lâu ở kề nhau
Chưa một lần hò hẹn
Đảo Ngọc, chiều em đến
Rừng xao động biển xanh
Chồi non nhú trên cành
Làm cho rừng bừng sáng
Biển trở nên duyên dáng
Sóng vỗ bờ nhanh hơn…
Rừng biển nối nhau rồi
Lẽ nào em lẻ loi.
(TCSH338/04-2017)
Tên thật: Trương Nhật Tín, sinh năm 1991, quê quán thôn An Ngãi Tây, xã Hòa Sơn, Đà Nẵng. Hiện sống với gia đình tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak; - bị khiếm thính nhẹ từ nhỏ. Từng có thời gian ở Hà Nội và sống nhiều lần ở Sài Gòn. Bắt đầu làm thơ, viết truyện, Văn Phẩm Ý (dạng tùy bút phác họa vô thực)… từ khoảng năm 2005, 2008.
ANH THƠ
PHAN HOÀNG
Nguyễn Hồng Hạnh - Phan Lệ Dung - Hoàng Long - Hoàng Vân Khánh - Nguyên Quân - Bùi Mỹ Hồng - Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Nghĩa - Từ Sâm
ĐÔNG TRIỀU
NGUYEN SU TU
Thủy táng...!
ĐẶNG MỸ DUYÊN
Nguyễn Thánh Ngã - Vương Ngọc Minh - Phạm Bá Thịnh - Hồng Vinh - Trần Thị Tường Vy - Trần Hương Giang - Đông Hương - Nguyễn Đức Sĩ Tiến - Nguyễn Thanh Mừng
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Những đứa trẻ
LTS: Những giọt thơ về Huế như một thoáng mưa bóng mây, tự nhiên rơi và đem lại cảm giác lạ lẫm. Huế hiện lên cũng là lạ, như cô gái bước ra từ đóa sen thiền. Sông Hương xin giới thiệu những bài thơ vừa mới gửi đến của Lam Bình (tên thật là Hoàng Thị Mỹ Bình), hiện ở Hà Nội.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trần Mạnh Hảo - Hoàng Nhuận Cầm - Hoàng Vũ Thuật - Hoàng Cát - Đỗ Hoàng - Mai Văn Hoan - Nguyễn Loan - Phù Sa Lộc
LÊ THỊ MÂY
HOÀNG DIỆP LẠC
Nguyễn Man Kim - Nguyễn Đức Dũng - Hà Duy Phương - Phạm Thị Ngọc Thanh - Lại Đăng Thiện
LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
LGT: Không làm dáng và càng không kiểu cách, những ngôn từ cuộc sống chân thật tự tình hiện diện khắp nơi trong thơ Ngô Thị Hạnh, chạy dọc những bờ gió và mang theo những câu chuyện, những cảm xúc nhuần nhị, những trăn trở đầy cá biệt… Cũng nhiều khi bắt gặp những riết róng thở gấp gáp của gió hậu hiện đại trong thơ của chị.
NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
Ngưng Thu - Đoàn Trọng Hải - Trần Tịnh Yên - Lưu Ly - Phan Công Tuyên
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT