Nguyễn Minh Khiêm - Trần Võ Thành Văn - Bùi Hoàng Vũ - Khaly Chàm - Nguyễn Hưng Hải
Minh họa: Nhím
NGUYỄN MINH KHIÊM
Khi trời sắp cơn giông
Cuộc trình diễn áo dài diễn ra lúc đài đang báo bão
Bầy trẻ tranh thủ thả diều khi trời sắp cơn giông
Mấy hàng ốc nóng vêu mặt kéo ghế vào đắp bạt
Cha con người mù hát rong ngả mũ chậm rãi đàn ca ngang mặt phố
Gánh xiếc thú đêm qua không bán được chiếc vé nào
vội vã đi dưới trời đì đùng sấm
Khẩu súng săn ngắm theo con cò ngược gió chới với tìm về tổ
Những siêu người mẫu cố dán từng tờ áp phích chống săn bắt động
vật hoang dã và tội ác chặt sừng voi sừng tê giác
Chiếc cúp đi bộ xuyên Việt quyên góp tiền ủng hộ nạn nhân chất
độc da cam bị quấn trong lốc bụi
Quanh những chiếc hòm từ thiện trên sàn diễn áo dài vẫn đủ thứ
đèn màu nhấp nháy
Khi trời sắp cơn giông
TRẦN VÕ THÀNH VĂN
Buồn như chiếc lá ma
Buồn như chiếc lá ma
hôm ấy em qua cầu ướt áo
gió mắc mùi thơm
thổi từ cơn mưa trước
mùa thu chưa cũ bao giờ
chân cầu tôi thơ dại
đàn cá bỏ đi rồi
tôi ngồi đớp bóng buồn tôi
buồn xanh hơn mặt nước
buồn xanh hơn áo em
buồn xanh hơn sương khói bên cầu
biết nói gì với em
biết nói gì với mùa thu vội vã
đành như thơ dại lòng mình
ngồi đếm lá ma rơi.
BÙI HOÀNG VŨ
Từ làn khói bay lên
Ở cuối đường cày, nơi chân đê thoai thoải
Cha và nhóm thợ cày thoải mái
Rít. Nhã.
Khói trắng bay lên.
Bay lên, uốn lượn, lung linh, giữa bát ngát đất trời.
Họ đang lấy đà để hát
Hát những bài ca quen thuộc
Bài hát khói trắng của người nông phu.
Tác phẩm mộc mạc, nhạc nền đơn gản, nhóm năm nhóm bảy
thành vũ điệu hợp ca.
Khói trắng của người nông phu
Là lời thỉnh cầu mưa thuận gió hòa
Lời thỉnh cầu mùa màng tươi tốt
Lời thỉnh cầu xóm làng bình an.
Ngày lại ngày họ vẫn hát
Đời này qua đời khác truyền nhau, thành bài ca quen thuộc
Những bài hát giữa cánh đồng.
Nắng cứ nắng, mưa cứ mưa
Họ vẫn hát.
Hát cho xóm làng có gừng cay muối mặn
Hát cho cha mẹ hai nhà giao kết sui gia.
Bài hát thơm mùi sinh tồn kiếp kiếp
Và.
Gió.
Giữa cáng đồng bản nhạc bay lên
Mùa màng bay lên!
Đêm đêm mở lại phai cánh đồng
Có làn khói bay lên.
KHALY CHÀM
Giao hưởng tháng giêng
trên thềm gió
phong phú trí tưởng tượng của người
để rồi chạm vào nắng ban mai
khi ảo tưởng đo lường khoảng cách
những thực thể sống động uống dần sự chuyển hóa
hòa tan ngọt ngào
hạt mầm gọi nhau cùng thức dậy
ngưỡng vọng những chiếc lá biếc xanh
quá khứ chỉ là giấc mơ xa hút
giữa chúng sự sống đơn giản như thế…
có thể ở một lằn ranh vô hình
người cõi âm và dương sẽ nắm chặt bàn tay
lắng nghe lời hát phục sinh từ các vì sao xa
thẳm bay về
niềm vui tỏa sáng trên môi theo từng ý nghĩ
tôi ngợi ca mặt trời đã gọi tên mọi người
chợt nhìn thấy nụ cười em qua đóa hồng rực rỡ
tiếng hát hạnh phúc vỗ cánh trên tầng không reo vui
những giọt sương lấp lánh ngân dài tiếng rơi
giao hưởng tháng giêng
chảy tràn trên cung bậc thời gian
NGUYỄN HƯNG HẢI
Hương bồ kết
Vẫn mùi bồ kết ở quê
Tóc dài gối cỏ bờ đê đêm nào
Cho anh say đắm ngọt ngào
Bao nhiêu sợi tóc sợi nào cũng thương
Sợi nào cũng ngan ngát hương
Sợi nào cũng vấn cũng vương trong lòng
Tóc dài đi giữa phố đông
Mùi hương bồ kết thơm không nắng vàng
Thơm cho phố xá dịu dàng
Cho ai nguôi nỗi nhớ làng khi xa
Giữ cho nhau chút đượm đà
Mùi hương bồ kết như là lửa nhen
Bao người còn giữ như em
Tóc dài, mái tóc dài đen mượt mà
Vẫn là mái tóc của bà
Thơm hương bồ kết mẹ và quê hương
Phố quen lắm ngách nhiều đường
Mùi hương bồ kết khiêm nhường như quê
Mà cho anh có đường về
Mà còn thương nhớ pha lê đêm nào
Giữa bao xanh đỏ mời chào
Cho anh biết ngả đầu vào tóc em
Vẫn là mái tóc dài đen
Vẫn hương bồ kết em quen gội đầu
Tháng ngày không lẫn vào đâu
Mùi hương bồ kết cho nhau mặn nồng…
(TCSH326/04-2016)
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO
TRẦN THIÊN THỊ
Xuân Hoàng - Lưu Quang Vũ - Trần Khắc Tám - Trần Thị Huyền Trang - Văn Lợi
Lê Hòa - Nguyễn Man Kim - Trần Văn Hội - Vũ Thiên Kiều - Thảo Nguyên - Trần Phương Kỳ - Phạm Bá Nhơn - Phạm Thị Phương Thảo - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HẢI KỲ