Nguyễn Thị Anh Đào - Lê Vi Thủy - Trần Tịnh Yên - Ngô Hà Phương - Trần Quốc Toàn - Bạch Diệp - Đinh Thị Như Thúy - Hạnh Ngộ - Hạc Thành Hoa
Khoảnh khắc đẹp "Sông chiều" của Bùi Nguyên Quân
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Ngãi đắng
Hơi thở đó
Cuộc sống dâng tặng em
Để đắm trong thân phận
Ngãi đắng
Lọc từ tim
Những bông hồng vẫn tỏa hương
Bên kia hạnh phúc
Lối cũ rụng đầy hoa giấy đỏ
Nhắc em về ký ức anh
Hơi thở đó
Dấu em trong phận đàn bà
Cánh sen lọc từ bùn đen và nước đục
Vẫn trong một màu khiết tinh
Cha mẹ ban tặng cho em một nỗi buồn
Thời cút côi thơ trẻ
Những giấc mơ kéo em về tấm cửa ngăn thành hai ô
Bên cha
Bên mẹ
Chấn song con trơ trọi cuộc vui tàn
Đôi khi
Nỗi đau dày lên em bằng những tiếng cười
Thoát lên số phận
Để quên
Hơi thở đó
Anh lấy mất của em trong một lần lỡ tay
Đánh vỡ chiếc gương hạnh phúc
Em vẫn sống bằng tình yêu kỳ diệu
Để biến bữa tiệc tàn thành bản tình ca.
LÊ VI THỦY
Tìm
Khi những cơn mơ hoang hoải về phía mặt trời
Nơi tiếng nấc không bình yên
Rơi
Trưa nắng hè rả rích tiếng ve
Bé gái nhỏ
Đen nhẻm những bước chân
Khi những cuộc đời vùi mình vào ánh sáng giả
Cái miệng cười xéo xệch cả nhân gian
Vẫn đôi mắt hàng đêm làm tình với mối mọt
Cưa đẽo hình hài sau vụn vỡ mâm cơm
Khi cơn mưa mùa sớm giao hoan với đất
Máu của rừng chảy xiết về xuôi
Những đôi mắt cháy khét từng ám ảnh
Nỗi cô đơn tràn miệng nụ cười
Trên hành trình tìm về của gió
em gái nhỏ
từng bước chân
xiêu vẹo
Vẽ đường mòn trên tường gai nhọn
Lật úp mặt nỗi nhớ tổn thương nhau
Giữa khát vọng
đôi chân đem nhẻm
Tìm về
TRẦN TỊNH YÊN
Ẩn dụ đêm
Giấc mơ màu dã quỳ
Kể chuyện khu vườn ngập tràn xác bướm
Phục sinh sau thị giác mùa thu
Giữa va đập của những vĩ ngữ
Cất lên từ huyệt đạo gió
Những sợi máu khô
bốc cháy
trên gân chiếc lá
Và
cỏ dại mọc đầy trong mắt cánh cửa đã khép lại
Có bàn tay hình như đã cũ
Giấu trong mùi buồn của sen
Mở ra
một hàm ý cuối cùng
Giữa ẩn dụ đêm
Những trống rỗng quay về sau vạt áo
một sớm tàn hoa
Mùa ngập ngừng chiêm bao
trong mưa ngày Đoan ngọ
NGÔ HÀ PHƯƠNG
Bến xưa
Lênh đênh bể đời muôn nghìn bến lạ
Con bến tuổi thơ vẫn cuồn cuộn đêm ngày
Vẫn cha buông cần kéo cong bóng núi
Vẫn mẹ dầm mình quờ tóm bóng mây
Vẫn, bãi ngô thắp ngày lên sắc mới
Cánh diều thiu thiu chiều ngủ biền dâu
Lũy tre dưới dòng êm chảy thời gian xanh mắt
Chiếc thuyền vô biên trôi về phía bạc đầu
Đêm tĩnh lặng nhuộm đen hồn cây đá
Nhuộm mênh mang tiếng hát mạn thuyền
Cái khoáy nước giục vàng trăng mười sáu
Giục trái tình em chín đỏ hẹn nguyền
Đêm phố thị chòng chành con bến cũ
Ký ức quê rụng trắng nỗi niềm
Tung chiếu chăn chạy ù về tháng năm lêu lổng
Chụp níu miên man khuyết ánh trăng mềm
TRẦN QUỐC TOÀN
Ta đi tìm bãi tha ma trên đồi trăng
Ta đi tìm bãi tha ma trên đồi trăng
Băng qua tiếng gió rùng rờn cùng tiếng nút lưỡi rắn lục xanh
Đóm lửa phù vân đốt hương trên mộ lạnh
Những chồi cây bóc vỏ từ lòng đất chui lên
Cùng những con ma đi ra từ bào thai nhân quả
Chúng cười và uống rượu giữa mùa đông.
Cái bàu đá cha ông để chút hương nấu chén tạc chén thù
Giờ mất hút bởi những hồn ma lịch sự
Ta đi tìm bãi tha ma trên đồi trăng
Mang gương mặt đêm ủ dột
Bầu trời đã bị chột một mắt
Đêm mọc trăng
Mặt ai mọc chút tàn hương thiếu nữ
Ngự trên đồi trăng trai trẻ
Nơi nghĩa địa vĩnh hằng một cơn ảo tưởng
Làn khói dâng bát cơm nhang thờ phượng
Cúng ai ta lạy những mặt buồn vui nhân thế
Ru một hơi thở phả vào trong giấc ngủ bình sinh.
BẠCH DIỆP
Mùa tàn phai
Và rồi những đứa trẻ sẽ lớn
Nàng không phải đội mũ, cài nút áo cho chúng mỗi sáng
Đứa về cơm trưa, đứa trễ buổi tối
Bận rộn đôi khi là một đặc ân.
Trống rỗng giấc đêm
Trăn trở gối chăn êm
Nghe từng giọt tàn phai thấm lạnh
Hơn mọi thứ ánh sáng người ta mua ở thẩm mĩ viện hoặc ánh đèn sân
khấu
Nàng phục sinh ấm áp cho một ngôi nhà
Có bầu trời và cánh chim trong mắt con trai
Mặt biển hồng ngọc sớm mai trên làn da con gái
Ngày xưa,
Những ngày xưa
Ngủ yên không dấu tích
Trong khu vườn mù sương
Nàng ngồi đó quay lưng với hừng đông
Những rụng rơi thấm vào tim tê buốt
Nhưng nụ cười nàng sưởi ấm góc vườn
Và vây bọc những luống hoa bằng một thứ ánh sáng khác
Bình yên giữa mùa.
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Cây trong sương
những tiếng gọi như tan
vào khoảng rỗng sương dâng
mịt mờ suốt một ngày
một đêm dài một ngày
dài một đêm dài rồi
ngày dài rồi đêm dài
tiếp nối những tiếng gọi
cứ tan vào khoảng rỗng
sương dâng mịt mờ chỉ
cây và cây và cây
những cây trổ mầm xanh
bên cầu những cây trơ
trụi lá những cây nứt
ngang thân mầm rễ đỏ
những cây ngơ ngác ươm
hoa nhẫn nại đứng im
lìm trong màn sương bủa
vây như sữa chỉ cây
và cây và cây đầm
đìa chảy từ lá từ
thân những dòng nước mắt
trong suốt lạnh chỉ cây
và cây buồn bã chịu
đựng chỉ cây và cây
vẫn những tiếng gọi như
tan vào khoảng rỗng vẫn
sương dâng mịt mờ suốt
những ngày dài những đêm
dài vẫn chỉ cây và
cây và cây bất lực
cháy những đốm lửa rưng
rưng trong ký ức
20/4/2014
HẠNH NGỘ
Dặn anh
Khi nhớ em anh đừng vào
facebook em xem hình em không
có ở đó em không ngủ
ở đó khi nhớ em anh
đừng đến quán quen em không
ăn ở đó em không chơi
ở đó khi nhớ em anh
hãy nhìn vào chính anh em
đang say ở đó em đang
mắc trong đó với nỗi nhớ
mất tân mất thân linh hồn
người nữ khi yêu như sóng
dữ ngày biển động biển đã
động từ khi anh đến vậy
anh còn tìm em ở đâu
nơi những quán quen quán lạ
chính anh chính em đã tự
làm biển động dữ dội đời
mình đau oằn quại trong nỗi
vụng dại sợ mất nhau có
nhau và nỗi đau nghi hoặc
khi vắng nhau hoặc khi ngóng
nhau thườn thượt làm sao được
những khi nhớ em anh đừng!...
HẠC THÀNH HOA
Giấc mơ của đá
Không còn tảng đá nào được yên
thân bởi tiếng búa và tiếng đục
vang lên vang lên ngay dưới chân
nàng đang nuôi một giấc mơ đến
thành đá từ khi có đá dù
trơ trọi một mình vẫn đứng cho
bầu trời bớt trống nàng tối sầm
những khi trời chuyển mưa lại xanh
ngay khi trời vừa tạnh nếu một
ngày nàng âm thầm bước xuống thì
cả bầu trời trống trải vô cùng
giấc mơ cũng không còn nữa nàng
đã thật sự chết ngay khi vừa
sống khi tôi rời thị xã ra
đi thì nàng đã hóa đá hôm
nay dưới mầu trời xanh ngày đó
không biết nàng có còn là đá
những nhát búa cuộc đời và chiếc
đục thời gian có để cho nàng
được yên với giấc mơ của đá.
(SH313/03-15)
Tên thật: Trương Nhật Tín, sinh năm 1991, quê quán thôn An Ngãi Tây, xã Hòa Sơn, Đà Nẵng. Hiện sống với gia đình tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak; - bị khiếm thính nhẹ từ nhỏ. Từng có thời gian ở Hà Nội và sống nhiều lần ở Sài Gòn. Bắt đầu làm thơ, viết truyện, Văn Phẩm Ý (dạng tùy bút phác họa vô thực)… từ khoảng năm 2005, 2008.
ANH THƠ
PHAN HOÀNG
Nguyễn Hồng Hạnh - Phan Lệ Dung - Hoàng Long - Hoàng Vân Khánh - Nguyên Quân - Bùi Mỹ Hồng - Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Nghĩa - Từ Sâm
ĐÔNG TRIỀU
NGUYEN SU TU
Thủy táng...!
ĐẶNG MỸ DUYÊN
Nguyễn Thánh Ngã - Vương Ngọc Minh - Phạm Bá Thịnh - Hồng Vinh - Trần Thị Tường Vy - Trần Hương Giang - Đông Hương - Nguyễn Đức Sĩ Tiến - Nguyễn Thanh Mừng
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Những đứa trẻ
LTS: Những giọt thơ về Huế như một thoáng mưa bóng mây, tự nhiên rơi và đem lại cảm giác lạ lẫm. Huế hiện lên cũng là lạ, như cô gái bước ra từ đóa sen thiền. Sông Hương xin giới thiệu những bài thơ vừa mới gửi đến của Lam Bình (tên thật là Hoàng Thị Mỹ Bình), hiện ở Hà Nội.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trần Mạnh Hảo - Hoàng Nhuận Cầm - Hoàng Vũ Thuật - Hoàng Cát - Đỗ Hoàng - Mai Văn Hoan - Nguyễn Loan - Phù Sa Lộc
LÊ THỊ MÂY
HOÀNG DIỆP LẠC
Nguyễn Man Kim - Nguyễn Đức Dũng - Hà Duy Phương - Phạm Thị Ngọc Thanh - Lại Đăng Thiện
LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
LGT: Không làm dáng và càng không kiểu cách, những ngôn từ cuộc sống chân thật tự tình hiện diện khắp nơi trong thơ Ngô Thị Hạnh, chạy dọc những bờ gió và mang theo những câu chuyện, những cảm xúc nhuần nhị, những trăn trở đầy cá biệt… Cũng nhiều khi bắt gặp những riết róng thở gấp gáp của gió hậu hiện đại trong thơ của chị.
NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
Ngưng Thu - Đoàn Trọng Hải - Trần Tịnh Yên - Lưu Ly - Phan Công Tuyên
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT