Thanh Thảo - Tôn Nữ Thu Thủy - Trần Vàng Sao - Lệ Thu - Ngô Văn Phú - Phùng Tấn Đông - Hồng Thanh Quang - Vương Anh
Tranh lụa "Dạo chơi" của Mai Trung Thứ
THANH THẢO
Trắng
Tặng Đoan Trang
"Trắng trên trắng
những con cừu trên tuyết"
(Yanít Rítxốt)
em xóa anh như xóa câu thơ tồi
từ giấy trắng anh lại về giấy trắng
và bài ca đừng ép buộc lời
đến hoặc không bao giờ đến
tạm biệt, anh kiên nhẫn chờ
thời của những giấc mơ
thời sẽ hiện lên trên giấy trắng
một chữ một dòng chữ trắng
Tình ca mé biển
Biển bùng trước mắt ta
những đóa hoa sóng trắng
buổi chiều nào chợt nhớ chợt quên
hình như trong phố vừa lên đèn
để lại phía sau công việc một ngày
giờ chỉ mình với biển
vút vào xa xăm mũi tên chim én
vầng mây đỏ dội về
những ngón tay đan nhau
hàng dừa xõa tóc
những hình bóng đan nhau
trên cát
gió dứt đi những lời vội vàng
lặng im trăng lên
TÔN NỮ THU THỦY
Mùa xuân
Đã thấy mùa xuân trong màu mây trắng ấy
Mùa xuân trên tiếng gió qua ngang
Con đường anh đi dài hơn tay vẫy
Ở bên em ngày chớm nắng vàng.
Sao lại là những vẻ ấy quanh em
Trời đất kia có điều gì sẽ nói
Cây rung như mừng, chim kêu như vội
Có thể nào dừng lại, trái tim.
Em rảo bước vào buổi mai trong suốt
Buổi mai riêng của lối phố đông người
Những người thợ lướt qua, những mắt cười ở lại
Thành phố xanh chậm khắc lên chân trời.
Em bên biển, biển như không là biển
Đáy mắt của đời nén giữ mênh mông
Những con thuyền không còn yên ngủ
Hàng dương như trẻ lại với chính mình.
Xin gởi anh những gì tươi đẹp nhất
Một mình em không mang nổi mùa xuân
Trên cả nỗi cách xa lặng thầm se sắt
Em chia anh hương lá thoáng nồng nàn
Để thấy lại những gì ta lạc mất
Ta vẫn còn trên năm tháng trôi qua
Ôi mùa xuân, vẫn còn xuân thứ nhất
Nâng bước cho đời, đánh thức lòng ta.
TRẦN VÀNG SAO
Tình cờ lúc đó tôi đã viết cho em
Làm thế nào tôi đừng nhìn vào hai mắt em
làm thế nào không có em tôi sống như thường được
làm thế nào không có những buổi mai
làm thế nào tôi chết đi em không nhận ra mặt
làm thế nào con sông trôi ra biển
khúc củi mùa lụt không tấp đâu hết
làm thế nào cho mọi người không ai biết đến mình
làm thế nào tôi qua cầu về nhà em
xuống dốc đường đi không nhớ
làm thế nào tôi lang thang trên đồng cỏ hoang
buổi chiều người thổi tù và gọi
bò về không thấy tôi
làm thế nào cho em hôn tôi cay đắng và môi lạnh tê
làm thế nào cho tôi hôn em tôi khóc
làm thế nào tôi nhìn được em rất lâu rất lâu
làm thế nào cho tôi xấu xí đừng yêu em.
(Những bài thơ tỏ tình thuở yêu em của tôi)
LỆ THU
Khoảnh khắc Huế
Tôi chưa dám thốt lời khen Huế đẹp
Bởi trước tôi bao thi sĩ nói rồi
Nhưng màu tím sông Hương chiều khép nép
Trăng đêm rằm Vỹ Dạ nói dùm tôi
Nói dùm tôi những khoảnh khắc trong đời
Những hạt sáng kim cương vùi dưới đất
Nếu sống lại tình yêu nào đã mất
Cũng tại Người mơ mộng đó - Huế ơi!
NGÔ VĂN PHÚ
Cỏ may
Cỏ đang thì có màu tím như sương
Giăng ngang lối như một trò nghịch ngợm
Hay gây sự, mỗi khi ai chạm đến
Lại thân thương cùng chim chóc, côn trùng.
Tôi đã nhìn thấy đám sẻ đồng
Nằm phơi cánh trong cỏ may tím ngắt
Lũ châu chấu, cào cào chạy lụt
Ào lên đê, bám gộc cỏ may già!
Có một lần đi dọc con đê,
Tôi quên, để cỏ may găm chi chít
Đó là lần đầu tiên tôi biết
Những dịu dàng, cháy bỏng của tình yêu.
11-82
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Vào chiến dịch
Mặt trận mở ra rồi phải đi liền một mạch
Từ Batđombong đến Phiếtvihia
Đành vùi sách giáo khoa và quyển truyện Kiều
Dưới một vòm thốt nốt không tên
Có tiếc nuối gì không?
Mặt trận mở ra rồi
Chẳng kịp!
Khi mặt trận khép một vòng cung chiến thắng
Hòa bình mở ra và thằng bạn không về
Lá thơ cuối cùng còn hanh nắng mùa khô
Bạn đùa mấy dòng tái bút
"Chỉ sợ trận này có trời mà biết
Tau mất một bàn tay
Thế là không về được hàng hiên ôm cây đàn guitare
Chơi classic
Với hoa tường vi, với đôi bím tóc…"
Mặt trận suốt đời mở ra
Vào chiến dịch
Vào tháng năm
Vào những ngày thường gian nan vất vả
Vào những đêm khua khoắt bước chân về
Giai điệu nào
cồn cào
trong ngực đất
Tôi nghe…
HỒNG THANH QUANG
Thời chuyển tiếp
Tôi đang sống ở giữa thời chuyển tiếp
Lúc tháng ngày luôn cuồn cuộn dòng trôi
Lúc phía trước còn bao điều chưa biết,
Còn sau lưng là mấy chục năm đời.
Tôi hối hả như thể người tới muộn
Như sợ mình sẽ không kịp làm chi.
Xin đừng lạ nếu dáng tôi bận rộn
Khi đứng khi ngồi khi chạy khi đi.
Tôi đang sống ở giữa thời chuyển tiếp
Lúc có phần tôi chưa thực là tôi.
Đêm thao thức ngồi bên trang giấy viết
Tôi tìm mình trăn trở mãi không thôi
Dễ dàng gì việc chọn lựa đấu tranh,
Sống phút nào phải nghĩ suy phút ấy.
Tôi là người chứ phải đâu thần thánh
Trên con đường còn nhiều lắm chông gai.
Tôi đang sống ở giữa thời chuyển tiếp
Lúc đôi khi yêu nên bị lọc lừa,
Lúc vì tin nên có lần hút chết,
Lúc bắt đầu chưa biết rõ được thua.
Cũng thường tình kẻ vỏ trắng lòng đen,
Cũng thường tình có người xinh xấu nết.
Thời chuyển tiếp - cái tồi tàn chưa hết,
Vấp ngã rồi, tôi phải vững vàng thêm.
Tôi đang sống ở giữa thời chuyển tiếp
Tôi mang theo hy vọng của bao người.
Cha đã già vẫn còn đang dở việc,
Đang nóng lòng đang rất đợi chờ tôi.
Dự định giờ bề bộn lắm bạn ơi
Thời chuyển tiếp - phải vội vàng gấp gáp.
Trái tim phẳng phút giây ngừng nhịp đập,
Có lẽ nào tôi được phép biếng lười?
Thời chuyển tiếp - Tôi đang thời chuyển tiếp
1983
VƯƠNG ANH
Với com chim sáo ở Tasken
Mở cửa Udơbếch
Chú sáo đen quen thuộc sập xòe
Chiếc mỏ vàng lẩy âm thanh buổi sáng
Tôi nao lòng nhớ chim sáo quê...
Từ ngọn phong non sáo vù lên tầng thượng
Tuyết nhòe theo dáng cánh bay chuyền
Tôi cứ ngỡ sáo đổi luồng quê mẹ
Đang rót đầy âm thanh mùa nương...
Với con sáo ở Tasken
Hoa tuyết cài nơ cườm quanh cổ
Tôi hứng bàn tay qua cửa sổ
Vốc lên soi tiếng sáo trong lành...
Tasken, 11-1984
(SH23/01-87)
HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm
Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên
Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng
Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm
Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục
Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương
LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.
LTS: Hoàng Vũ Thuật, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh năm 1945 ở Lệ Ninh - Bình Trị Thiên. Xuất thân là một giáo viên, sau chuyển qua làm công tác văn nghệ. Bạn đọc đã quen tên anh trên các mặt báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Tập thơ “Những bông hoa trên cát” xuất bản 1980 đã khẳng định bước đi ban đầu khá vững tay của anh.
THANH THẢOKhối vuông ru-bích
Lý Hoài Xuân - Nguyễn Loan - Trương Kiến Giang - Xuân Diệu - Chế Lan Viên - Nguyễn Hới Thọ - Nguyễn Hoa - Nguyễn Hữu Quý - Dương Toàn Thắng
ĐINH CƯỜNGCào lá ngoài sân đêm
Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm
LÊ THỊ KIM
Thu Bồn - Nguyễn Duy - Ngô Thế Oanh - Nguyễn Thụy Kha - Thế Dũng - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan
NGUYỄN NGỌC PHÚBuổi sáng
LƯU QUANG VŨ...Và anh tồn tại
LƯU TRỌNG LƯCó những vườn
NGUYỄN VĂN DINHCây Huế Trong vườn Bác
Văn Lợi - Tôn Nữ Thu Thủy - Võ Quê - Phạm Hữu Xướng
LTS: Trần Thị Hiền sinh ngày 4-9-1955 tại Bình Trị Thiên. Chị là cây bút nữ có nhiều triển vọng. Thơ Trần Thị Hiền hồn hậu, trong sáng, tinh tế. Chị là người viết nhiều về đề tài lâm nghiệp. Trong hai cuộc thi của Bộ lâm nghiệp, Trần Thị Hiền hai lần được trao giải thưởng.