Lê Ngã Lễ - Nguyễn Thị Anh Đào - Ngàn Thương - Trần Xuân An - Vi Thùy Linh - Cao Quảng Văn - Nguyễn Đông Nhật - Phan Hoàng Phương - Vạn Lộc - Lưu Ly
Tác phẩm 'Tung chài' của Nguyễn Văn Dũng
[if gte mso 9]> Thao thức Xuân Về chiều tóc trắng như mây Hoàng hôn nhuộm đỏ Cánh tay của rừng Nhành xuân rớt giữa lưng chừng Với tay hái hạt bâng khuâng Về trồng Giữa vườn đón gió sắc không Một mình ngắm Một mình trông. Qua ngày Đã đi qua mấy mùa vay Cuối năm ngờ ngợ Xuân này còn vơi Thời gian như thể ngừng trôi Âm thầm theo bước Đơn côi giữa đường Cội nguồn hai tiếng quê hương Còn nghe tiếng chổi Lẫn trong xuân về Đêm ba mươi lạnh cơn mê Có người thức trắng Ngồi se giao thừa! NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO Xé bão Du ca chiều nay mưa bay trên đỉnh đồi Hai con dốc Một đứng Một nghiêng Bàn chân thiêm thiếp ngủ Màu nắng nhạt hơn môi Biển chiều cong rướn Những trảng cát ban ơn Xô lệch những con thuyền neo cạn Lô nhô thư mục cuộc đời Gam trầm nào thả trôi bóng mây Chiều cỏ mật Triền dốc ấy Nghiêng đêm? Bão đổ dốc vẽ lưỡi biển ngang chân mày Sóng ngủ không chiêm bao đổi màu đỏ thẳm Xé bão Không có con thuyền nào du mục biển khơi… Em hát du ca cuối ghềnh mưa nặng hạt Một đứng Một nghiêng Sợi tóc bay thành tia chớp Nhập nhoạng hồi sinh… NGÀN THƯƠNG Hoạt phố Xuân Như mâm cỗ thời gian bày trên hè phố Bên dòng sông tâm linh Người phu xe cúi đầu chắp tay vái Đón tuổi mình cốc rượu cuối năm Cây bồ đề trước ngõ nhà em Chẳng biết vì sao khô héo Nơi đây một thời là bóng mát Cho kẻ lỡ đường dừng bước nghỉ chân Ngược xuôi xe cộ qua cầu Nghe năm tận, tháng cùng thở khói Tầng ô-zôn ngỡ ngàng lên tiếng gọi Giữa thinh không một thoáng xuân về... TRẦN XUÂN AN Lễ hội của lòng dũng cảm biển chờ nắng hẹn tháng ba dâng hương tạ ơn Đất – Nước cơm cá trống cờ nến đuốc kì yên, thế lính khao lề thề trăm đi, nguyện trăm về hội đình vượt suất, đảo quê gọi người thêm buồm, Bình Thuận ra rồi Cảnh Dương đã vào chèo góp mấy tỉnh một bờ tụ họp tuần đội Bắc Hải chung tay theo đội Hoàng Sa đảo này sau lễ tế, toả rộng dài Biển Đông chầu bên linh vị, song song hai hàng nối vai sóng cuộn pháp sư giọng trầm quán tưởng như kẻ sơn tràng, rừng ơi biển hỡi, ngư dân bao đời khác chi lính, có ra khơi, không về... kìa thuyền giấy (chuối làm bè) hình nhân, thạp, lu... (hàng mã) thế mạng, không chùn chí cả thấy chiếu bọc thây, vẫn đi ra khơi, khát vọng lạ kì máu dân biển chỉ yên khi dong buồm không thể sống đời ao chuôm Hoàng Sa – Trường Sa bất tận! như tế sống người ra trận pháp sư vái cùng dân làng hai đội ưỡn ngực hiên ngang hẹn ngày về, sau thời gian canh tuần… tháng ba tháng ba đã gần tháng tám không xa mãi mãi thần ra khơi, người về lại phải đâu phép thuật đời thường nghi thức như lau tấm gương sáng trưng đảo Lý, trầm hương ảo huyền. VI THÙY LINH Cơn Toulouse Níu Thu Toulouse bàng hoàng Cho ngày 4 đầu Đông em đến Bay yêu trong ghế vàng máy bay vàng mặc kệ các tiếp viên áo vàng Anh trở lại Thành phố Hồng 18 mùa dồn môi sóng Biến mất những cửa hàng manteaux Thứ Bảy không cần tiết kiệm nắng Đùi xoải dài đường đá cổ Đặt lên vết vết chân Anh còn đó Trùng sóng qua hiển hiện mơ hồ Gió đàn hồi phong cầm buồn rộn rã Nàng Tím ở xứ sở Violette Cả thành cổ rực ấm vạn mùa Gạch ngàn năm nung giữ tia mặt trời Kiến trúc uốn khúc hằng hà khối hồng Thả bầy bầy thiếu nữ từ bao ngôi nhà má hồng Vây quanh cơn hôn 1800 giây của người đàn ông sinh tháng Tám Kim đồng hồ quảng trường Capitole hóa mũi tên Nữ thần Aphrodite trở thành em! …Bầu trời căng sớm mai Sông Garonne ướt tràn Đại Tây Dương Phòng uyên ương hotel rue du Taur Phóng lên cơn ngái ngủ Midi nude trên Midi-Pyrénées Notre Dame, St-Étienne, St Sernin tường đá ngân khánh ca Lan mãi Canal du Midi rợp lá Lá đổi màu mặt nước Nhóng nhánh ánh ViLi Đan nhau dạo theo kênh dài nhất Soi mặt thời gian hơn 300 năm Nghe dàn kèn hiệu lệnh 3000 năm Bồn chồn tới Carcassonne Những cuộc giao tranh nén âm vào đá Lịch sử vờ yên tĩnh Kìa nơi thành pháo đài lớn nhất Một chiến tướng hối hả trở về để gục vào miền ủ hương Lịm mãi cơn linh hồ tuyệt diệu… Vé vàng chuyến chuyến tàu xuyên lòng đất có nắng Xuyên ánh mắt thiêu đốt Xuyên ngón mềm quang lực Da thịt truyền nhau quên thời Toulouse nóng từng viên gạch… Vút vòm cây quyến hai bờ Canal Tolosa* vocal Miên hoan miên man Thu âm nhịp nối nhịp Toulouse Chẳng rời nổi một cơn mê đắm… Toulouse, 4.11.2011 ------------- * Tên của thành phố Toulouse theo tiếng La Mã cổ (langue romane). CAO QUẢNG VĂN Gọi mùa Mùa len lén gọi về Bao giấc mộng Bao vầng trăng không có thực trên đời Và cho bướm đôi cánh vàng chở nắng Cho rộn ràng hoa nở Khắp nơi nơi Cho thiếu nữ Sao ngời trong mắt biếc Cho em thơ Diều tung cánh lưng trời Đồng cỏ hát Bên ruộng vườn xanh ngát Cho tuổi già vui giấc mộng đầy vơi Mùa đang đến Bởi vì ta khát vọng Bao giấc mơ Chưa có thực trên đời Hoa cỏ hát Tặng người niềm vui sống Trần gian này Đâu chỉ một mình tôi! NGUYỄN ĐÔNG NHẬT Trên những mùa báo hiệu Nụ cười em chợt hóa mơ hồ và ánh nhìn sâu hơn yên lặng trong phản chiếu từ một khung cửa bình an trong bóng mờ bầu trời đêm mây trắng. Tôi biết rằng khi ấy, từ niềm yêu rộng từ trái tim đau chín nỗi dịu dàng một điều gì, em muốn gửi cùng tôi. Ngày đã khép lại đôi cánh mong manh và hiện lên lờ mờ những ngọn đèn báo tin ánh sáng, dù le lói nhưng đôi mắt những con người lặng lẽ kia như những giọt lệ của đêm tối đang bước dọc theo bờ rào âm thầm về phía sóng. Gió. Yên lặng gió sẽ chào đón chúng ta nơi không có thời gian chẳng còn không gian và trái tim chúng ta khỏa thân giữa nhịp mùa trong sạch. Nơi ấy nhan sắc em làm bằng hơi thở và đất bằng dáng mây trên dòng nước trôi xuyên qua tia mặt trời duy nhất. Ánh nhìn mơ hồ Nụ cười yên lặng. Tôi đặt những đốt xương của tôi chờ phục sinh trên những mùa em báo hiệu. PHAN HOÀNG PHƯƠNG Giới hạn Cuối cùng chúng ta cũng dừng lại trước bức tường lặng im khô khốc Ở đó Hiện rõ những gương mặt của thiên thần Hiện rõ những trái tim thủy chung nhân hậu Không thể như những đàn chim kia sải cánh vượt qua Không thể như những chòm mây quyện vào nhau mà bay mãi Em và anh như dãy núi nứt đôi Mãi không chạm vào nhau được nữa. Em qìu xuống dưới chân tường Cỏ không còn màu xanh Nước mắt khô thành muối Bao nhiêu người đã đến đây Cũng như em và anh Như tạo hóa hợp tan đùa giỡn Thôi ta về đi anh Phía bên kia bức tường Anh có nhìn thấy được Những bước chân quay ngược phía bên này? VẠN LỘC Thường trú Suốt cuộc đời lưu lạc Tạm trú nơi địa cầu Rồi đến ngày mãn số Thường trú ở nơi đâu? LƯU LY Niệm khúc Có những điều không thể khác đâu em Đừng trách Mùa Xuân rơi ngoài ô cửa nhỏ Và biển xanh trập trùng muôn sóng vỗ Khi rạo rực nồng nàn Lúc hờ hững lặng yên Có những điều không thể khác đâu em Như tiếng ve cất lên hát cho lần sau cuối Và năm tháng tưởng chừng như rất vội Gieo vào lòng hoang hoải những mùa trăng Có những điều biết không thể lãng quên Khi giọt nến cháy cuối cùng Khoảnh khắc Anh ơi làm sao có thể khác Chuông thánh đường theo gió đã bay xa (SH275/1-12)
|
Điều bình thường lạ lẫm
Được nhìn lại Huế
Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa
Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương
ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường
Ở những đỉnh cột
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.
Có phải em là HuếDùng dằng tôi chẳng muốn xaHỡi em gái Huế dạo qua bên cầuMắt đen, tóc mượt mái đầuCười duyên như thể từ lâu thương rồi
Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Tùng Bách - Nguyễn Sĩ Cứ - Lê Anh Dũng - Văn Công Hùng - Lê Thiếu Nhơn - Công Nam - Nguyễn Thiền Nghi - Nhất Lâm - Ngô Minh - Trần Văn Khởi - Lê Ngã Lễ - Trương Đăng Dung - Đặng Kim Liên - Tạ Vũ - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Hàn Chung