Thơ Dự Thi 8-2002

11:07 01/09/2008
Phan Trung Thành - Mai Bá Ấn - Nguyễn Thị Phước - Hồng Thị Vinh


PHAN TRUNG THÀNH

Trong lời

đôi bờ rời ra tìm nguồn sông khác
con đò vừa chạy vừa trôi
Mái chèo khua vang thời cơ đơm biếc
mũi nằm phơi chân đồi
diện tích mồ hôi loé sáng quên màu gạch nối
mưa vung từng trận dậy thì
cánh đồng bao yêu ngày nhận mặt
vẫn còn sấm sét mùa đi
                                               
2-2001

Ngày vắng
                        (gửi Vương)

khúc sông nào đủ rộng cho mỗi lần ta bay
mà nhiều khi bờ kia buông dốc
gió từng đêm
chất đầy
chúng ta gần nhau nhiều chiều để nhận ra ngày vắng
kí ức mưa phùn quét sáng
lên ngực sông
vừa mở vòng tay
sóng vẫn không thôi tung trứng tóc dài
vào câu thơ trôi dạt
khi bờ kia đuối dốc
khúc sông nào đủ rộng cho mỗi lần ta bay
01/2002

Chuyến

đánh võng vào cánh đồng lưới trắng
tôi bơi như đàn sếu rụng tóc
qua đầm hay nơi xa nào biết
cha tôi, người kí âm đầu tiên lên quãng sông mắt nhìn buốt đáy
mỗi chiều chờ nhau trong ngày bằng li rượu đuối dốc
không ai buông vào nhau tiếng trở mình lặng lẽ
những noi cá no phồng cữ sóng
lần lượt theo lên bờ trong tiếng răng rắc khớp xương
ai trong họ nhìn sông lần cuối
chỉ còn những chiếc vẩy rung lên ở phía ngược nguồn
bỏ trôi
tiếng trở mình lặng lẽ
10/2001

MAI BÁ ẤN

Cỏ sắc
                         Tặng nhà thơ Thanh Thảo

Trước dữ dội đạn bom và máu xương chiến tranh
anh hát lời mềm và xanh mơn của cỏ
vương theo dấu chân hành quân
về biển
đón mặt trời

Đứng trong vòm che mười lăm năm hoà bình đầu tiên
anh lặng lẽ đếm và xếp
Đếm toát mồ hôi
dẫu phép dếm chỉ bắt đầu từ một
Và tư duy xếp
khối ru - bích vuông

Con tàu trườn mình qua dốc
sắp về ga
hú còi bình yên trong những dao động sóng

Sợ mất sóng tâm hồn (trái tim nằm ngoài vùng phủ sóng)
anh quay về cùng trẻ thơ
lăn trần trong cát
bơi truồng trong sóng
vô tư hát dịu nỗi đau

Bám gốc rạ quê nghèo,
giam mình trên gác hẹp
anh phóng ăng - ten tự phủ sóng mình
mê mải viết những dài những ngắn
Lấy ngắn nuôi dài
lấy dài an ủi ngắn
cười rung bọt trắng, say men thời gian
Nhấp ngụm bia
chếnh choáng bước trên đường thơ bất định...
Anh đi...
quên đánh thuế thu nhập đời mình
lặng lẽ người đàn bà Chàm bí ẩn
mải mê đi trên cỏ sắc dọc miền Trung
                                               
12-2001

Mẹ

Con ve nằm khóc trên chạc ổi
Ru hạ tàn trưa nồng đầu thu
Con dế nỉ non trong xó tối
Giục đêm tàn... kết thúc lời ru

Thạch sùng ru đêm
                        đàn gà ru sáng
Con chào mào hát lửng giữa chừng trưa...

Phải mẹ khóc cả một đời thầm lặng
Thành lời ru bên những chiếc nôi đưa?

NGUYỄN THỊ PHƯỚC

Mẹ tôi

Dặn tôi uống nắng đồng làng
Ai biết cơm ngọc lúa vàng thì yêu

Xem văn làm báo cũng nhiều
Vẫn thèm nghe mẹ đọc Kiều như xưa
Chuyện Tống Trân với Cúc Hoa
Giọng Cuồi (*) mẹ kể, hơn là văn công...

Sức xuân mẹ trả cho đồng
(Dẻo thơm mớm những nụ hồng năm nao)
Trả đời những cuốc những cào
chiếc đòn gánh nhẵn tạc vào trong tim
Cũng không cám bã, chỉ kim
Mẹ tôi ngồi giữ tiếng chim trong vườn
Giữ cho ruộng đất cái khôn
Luống rau, bờ dậu - cái hồn, thẳng ngay
Giữ cho con cháu sum vầy
biết thương kẻ khó, hễ vay trả nhiều (**)

Mẹ tôi ngồi khoác áo chiều
Mà còn giữ đấy những điều tôi mơ...
Vinh, 10-2001

-----------------------
* Kẻ Cuồi nay là Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An
** Tục ngữ: "Vay chín thì trả cả mười..."
      

HỒNG THỊ VINH

Như loài hoa cỏ

Ly rượu ấy
Đã một lần uống cạn
Say một lần xem cảm giác ra sao
Đi vào mộng rồi đi ra ngoài thực
Tỉnh mắt nhìn
Vóc dáng đã hư hao

Rượu đắng lắm
Chỉ nhấp vào một ít
Tan cơn sầu
Đỏ mặt có là bao
Có bước thấp
Có bước cao
Cũng đi về một cõi
Một chút ngả nghiêng vui
Một chút ngả nghiêng sầu
Nghe mơ hồ tiếng gõ nhịp thời gian

Tỉnh đứng vững
Mà say càng đứng vững
Dẫu đã biết hồn mình không điểm tựa
Rượu thì đắng
Bước chân đời đã choáng
Cuộc ngả nghiêng ai chẳng một lần
Muốn sống mãi như loài hoa cỏ
Hết nắng rồi vẫn mát giọt sương mai.

Kẻ hành khất hắt hủi ấy
            (Ouvres moi cette porte òu je frappe en pleurant)

Trước ngưỡng cửa của cung điện nguy nga lộng lẫy, hãy cho tôi vào tìm phế tích. Đâu gác tía lầu son chuông vàng khánh ngọc. Đâu nhã nhạc lụa là một thời đùa hoa giỡn ngọc, một thời nát ngọc chìm châu.
Cổ thành mái phủ tường rêu in dấu thịnh suy một thời hưng phế.
Trước ngưỡng cửa một lâu đài, hãy cho tôi vào tìm chứng tích những cuộc tình vương giả. Những tâm hồn lạnh giá và những ước mơ cháy bỏng. Những tiểu thơ công tử thay tình như thay áo. Những trái tim trọn nghĩa thuỷ chung.
Xin ghi lại những tiếng khóc tiếng cười chân giả bi hài phía sau cánh cửa một rạp hát. Những lớp áo phường tuồng và những khuôn mặt thật sau cánh gà.
Tôi hành khất tiếng mõ sớm chuông chiều trước mái hiên những ngôi chùa tĩnh lặng. Chốn u tịch sáng lẽ sắc không, luân thường hư huyễn.
Về phía phố phường, bên trong những cánh cửa kính nhiều màu, dù không trong suốt nhưng vẫn không giấu được niềm thống khổ và an lạc bất luận người sang kẻ hèn.
Hãy cho xin lẽ được thua định mệnh. Những nhọc nhằn nhận chìm đời sống và những ước mơ gởi cánh diều bay. Không có đau thương không có hạnh phúc sẽ không thành đời.
Tôi đã đi qua đời bằng mọi lối. Những con đường thân quen và những miền rất lạ. Một kẻ hành khất giàu tình yêu nhưng nghèo lẽ sống. Muốn dừng chân sau lộ trình dài.
Hãy mở cho tôi một cánh cửa, dù là khung cửa hẹp. Cánh cửa của con tim. Tôi chỉ xin một tấm lòng.

(nguồn: TCSH số 162 - 08 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Nguyễn Văn Dinh sinh ngày 5-3-1932 tại Quảng Trạch, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Có thơ in từ năm 1952. Các tập thơ đã xuất bản: “Hát về ngọn lửa” (in chung), “Cánh buồn quê hương” (in chung), “Hoa trăm miền” (in chung). Giải thưởng về đề tài chống Pháp 1953 của Bộ tư lệnh quân khu 4. Giải thưởng cuộc thi về đề tài lâm nghiệp của Bộ Lâm nghiệp 1969-1971. Giải thưởng văn học Bình Trị Thiên 7 năm 1976-1982.

  • ĐINH CƯỜNGMười năm rồi Sơn ơi

  • Xuân Hoàng - Nguyễn Xuân Thâm - Phạm Ngọc Cảnh - Mai Nguyên - Thế Dũng - Hải Vân - Hà Đức Hạnh

  • PHAN DUY NHÂNThơ xuân đọc với nam hà

  • Lê Huỳnh Lâm - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Trần Ninh Hồ - Phùng Tấn Đông - Trần Hữu Lục - Phạm Trường Thi - Nguyễn Man Kim - Tôn Nữ Thu Thủy - Trương Đăng Dung - Lê Huy Quang - Đoàn Mạnh Phương - Châu Thu Hà - Lê Ngã Lễ - Lâm Anh - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Khắc Thạch - Lê Tấn Quỳnh

  • Nguyễn Khoa Điềm - Thanh Thảo - Hoàng Vũ Thuật - Trần Quang Đoàn - Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Hải Kỳ - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Đức - Đỗ Văn Khoái - Quốc Minh - Ngô Xuân Hội

  • Mai Linh - Nguyễn Quang Lập - Tâm Hành - Mai Nam Thắng - Nguyễn Loan

  • Nguyễn Khoa Điềm - Tôn Nữ Hỷ Khương - Tiến Thảo - Hồ Đắc Thiếu Anh - Ngàn Thương - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Văn Quang - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Bảo Cường - Công Nam - Trần Hoàng Vũ Nguyên - Nguyễn Dũng - Kiều Trung Phương - Phan Như - Nguyễn Sông Bồ - Nguyễn Tuất - Mai Nam Thắng

  • Lam Hạnh - Tôn Phong - Nguyễn Quang Hà - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Thiền Nghi - Từ Nguyễn - Nguyễn Hoa - Từ Hoài Tấn - Nguyễn Thị Anh Đào - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Huỳnh Thúy Kiều - Mai Văn Phấn - Kim Chuông - Tuệ Lam - Hồng Vinh - Nguyễn Minh Khiêm - Võ Mạnh Lập - Nguyễn Nguyên An - Cao Quảng Văn

  • Trần Xuân An - Nguyễn Đức Phú Thọ - Vũ Kim Liên - Đức Sơn

  • VĂN LỢIĐồng Hới trong anh

  • PHÙNG TẤN ĐÔNG Nghe đàn tranh ở Huế

  • TRẦN THỊ HUYỀN TRANGẢo ảnh

  • THANH THẢOHà Nội- nhìn về phía tôi

  • Nguyễn Hoa - Nguyễn Trọng Tạo - Hải Bằng - Minh Báo - Vũ Quần Phương - Lý Hoài Xuân

  • NGUYỄN KHẮC PHỤC    Viết cho năm MÙA THU hai mươi tuổi     Và câu chuyện tình dang dở lại bắt đầu

  • LTS: Hải Kỳ tên thật Trần Văn Hải. Sinh năm 1948 ở Đồng Hới. Thơ in từ năm 1969 trên các tập san, báo văn nghệ ở địa phương và Trung ương. Với tâm hồn say đắm, nhạy cảm thơ Hải Kỳ hướng tới những tìm tòi phát hiện chất liệu mới trong đời sống, với giọng thơ khỏe, tránh lặp lại mình.

  • XUÂN HOÀNGĐồng hới