Anh Nguyễn Hữu Đống là bạn của nhiều lớp văn nghệ sĩ, nhất là ở Huế. Từ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc, Đặng Tiến, Trụ Vũ… đến nhiều người thuộc lứa sau như Nguyễn Chí Trí, Vĩnh Ba, Nguyễn Thượng Hải, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Lê Huỳnh Lâm, Bạch Lê Quang, Phạm Tấn Hầu…
KTS Nguyễn Hữu Đống - Ảnh: gactholoc.net
Vượt qua sự chênh lệch về tuổi tác và các thứ tín kiến, anh Nguyễn Hữu Đống luôn sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của bạn bè, các sáng tác của họ với thái độ trân trọng của kẻ tâm giao.
Vốn là dân kiến trúc và là người hoạt động chính trị, nhưng anh xem thi ca như một tôn giáo.
Để tưởng nhớ đến anh, một người bạn thơ vừa đi xa nhưng còn để lại bao tâm tình; Sông Hương xin được chọn giới thiệu từ trong di cảo bài thơ “Người về muộn” của anh, viết hồi còn ở Paris (1990).
BBT
Người về muộn
Hãy cùng anh về thăm “Cổ Thành” xưa
Dù rất xa - (… đã cách nửa địa cầu!)
Ta về tìm lại những tháng ngày qua
Nơi chúng ta có một thời thơ dại
Em còn nhớ?
Đây cửa Đông Ba, đường vô Thành Nội
Rẽ bên nầy là Lục Bộ, Tôn Nhơn
Xa chút nữa có ngôi nhà rất cổ
Đố em biết vườn ta nay còn đó?
Em nhớ không, nhà em hồi thuở nhỏ
Hoa hải đường đỏ ấm bụi mưa bay
Nhà anh nghèo, bên nầy vườn lặng lẽ
Theo chân em hai buổi học đi về
Chắc em còn nhớ,
Sau nhiều năm học xa anh trở lại
Mẹ khen anh:
“Nhà tuy nghèo nhưng phúc đức…
Điều rất cần cho con cái mai sau…
“Nhưng, mẹ chỉ tiếc…”
(Không còn cho anh được
Một đóa hải đường nào
Của ngôi vườn cổ kính phía bên kia)
Bên kia sông, với ngôi trường một thuở…
Em có còn nghe… trong nắng xôn xao,
Tiếng guốc học trò… đi về hai buổi?
Ôi con đường… hương nồng mùi long não
Anh muốn biết, bạn xưa ai còn lại?
Lên chút nữa… qua Nhà Ga, Bến Ngự,
Rẽ Nam Giao, Bảo Quốc, ghé Từ Đàm…
Vùng đồi xưa có còn hoa mua dại?
Anh muốn tìm… màu tím một thời qua
(Để kể em nghe về một thời rất mộng)
Hãy tựa vai anh, để nhìn cho rõ
Trên đồi kia, có ngôi chùa rất cổ
Thông trăm năm, đứng đợi gió trăng về
Ở trên ấy, anh mơ làm Phạm Thái
Nhớ Quỳnh Như, nhập định qua ngày
Và…
Bên kia đồi là Nguyệt Biều, Long Thọ
Có bến sông, với những chiều rất rộng
Gọi hồn anh, mở ra đời lữ khách
Với những hoàng hôn… đón trễ đò…
(Vì em không đến, chưa thề chờ đợi
Nên anh còn ở lại mãi hôm nay…)
Như thế đó, chuyện anh thời thơ dại
Thời tình yêu, buồn như “Loan và Dũng”
Thời nhìn sông, sông nào cũng “Sông Đuống”
Có bãi ngày xưa… “cát trắng phẳng lì”
Đêm chiêm bao, ầm ì nghe tiếng súng
Thương chiến khu, khóc người đi không trở lại…
Như thế đó… về một thời rất đẹp
Tưởng trôi đi với năm tháng muộn phiền
Bỗng một hôm tình cờ nghe tiếng gọi
Hoa hải đường chợt nở giữa Paris
Gọi anh tới, trao một trời kỷ niệm
Thôi em, xin em đừng nhắc thêm nữa
Hãy cùng nhau trở lại Cổ Thành xưa
Hãy đến vườn em, ta cùng tìm lại
Từng gốc cây, từng bụi cỏ thiên đường
Nơi đó chắc không còn ai chờ đợi
Những người về muộn… nắng sang trưa.
Paris 1990
(SH321/11-15)
NGUYỄN THỤY VÂN ANH
Tên thật Nguyễn Thị Giáng Vân, sinh năm 1959 tại Nghệ Tĩnh. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp Hà Nội, 1980. Đã công tác tại Công trường Thủy điện Hòa Bình, biên tập viên Báo Phụ nữ Hà Nội. Tập thơ đầu tay: Năm tháng lãng quên, Nxb Thanh niên, 1990.
ĐÀO NGỌC CHƯƠNG
TRẦN HỒ THÚY HẰNG
Lê Ân - Thảo Nguyên - Thy Lan
VŨ THANH HOA
LÊ THỊ KIM SƠN
HÀ DUY PHƯƠNG
Nguyễn Thị Minh Ngân, sinh năm 1989, hiện đang sống và viết tại Daklak, ký bút danh Lâm Hạ dưới những trang viết.
LGT: Trong tháng 8 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức trại sáng tác VHNT tại huyện miền núi A Lưới (từ ngày 9/8 đến ngày 16/8/2017); Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức trại sáng tác văn học tại xã ven biển Vinh Hiền (từ ngày 24/8 đến ngày 30/8/2017).
ĐÀO DUY ANH
ĐỖ QUANG VINH
ĐOÀN TRỌNG HẢI
NGUYỄN THỐNG NHẤT
LỮ THỊ MAI
Huế những năm 70 của thế kỷ trước có những tên tuổi như Ngô Kha, Thái Ngọc San, Chu Sơn, Lê Văn Ngăn, Võ Quê, Trần Hoài, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành, Bửu Chỉ… đã làm nên sự khác biệt của ly cà phê, giàn hoa giấy, tạo thành sự tích ngôi nhà 22 Trương Định.
NGUYEN SU TU
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Trần Thị Tường Vy - Châu Thu Hà - Hoàng Thụy Anh - Nguyễn Thanh Lưu - Tạ Anh Thư
NGÔ THANH VÂN