Thấy gì sau một truyền thuyết về Tản Viên

17:27 05/11/2009
NGUYỄN HỮU NHÀNTương truyền đức Thánh Mẫu (mẹ Thánh Tản Viên) là người làng Yên Sơn. Chồng bà là người vùng biển. Họ dựng nhà, sống ở ngay dưới chân núi Thụ Tinh ngày nay gọi chệch là núi Thu Tinh. Một lần bà đi qua đồng Móng làng Tất Thắng ướm chân vào hòn đá to rồi về thụ thai ba năm mới sinh nở. Vì thế khi đang bụng mang dạ chửa bà đã bị dân làng đồn đại tiếng xấu về sự chửa hoang. Chồng bà nghi ngờ rồi bỏ vợ, về quê ở miền biển sinh sống.

Đền Thính - Miếu thờ Đức Thánh Tản Viên - thanhtanvien.com

Vì không chịu được lời qua tiếng lại bà bỏ đi về phía núi Ba Vì. Bà dừng chân nghỉ lại bên gốc ruối đại thụ ở bãi Vai Chát làng Tất Thắng. Già làng ra mời tha thiết nhưng bà từ chối không ở lại làng. Dân làng bèn nắm cơm, gói theo ba con cá thiểu nướng, cử mấy người đi theo hầu hạ bà.

Ra đến bờ sông Đà bà bảo dân làng quay về. Bà đi đến động Lăng Xương làng Trung Nghĩa thì trở dạ sinh thánh Tản Viên. Ngày nay ở động Lăng Xương có đền thờ nơi Tản Viên ra đời là vì vậy.

Cánh đồng Móng nơi hòn đá to có in dấu chân người cũng được dân làng Tất Thắng xưa dựng miếu thờ Thánh Mẫu.

Tương truyền một lần vào ngày mồng 8 tháng giêng, thánh Tản Viên cùng quân lính đi đánh giặc có qua làng Tất Thắng. Người dừng chân ở bãi Vai Chát, nơi khi xưa Thánh Mẫu đã nghỉ chân trên đường từ núi Thu Tinh về động Lăng Xương.

Thánh Tản Viên sai trưởng lão gọi dân làng ra Vai Chát cùng người và quân lính mở hội cồng chiêng. Người sai dân làng bắt gà sống mổ luộc để xem tiết và chân dò chọn giờ tốt xuất quân.

Lại một lần vào ngày 12 tháng 6 âm lịch, sau khi đánh thắng giặc Thục, Tản Viên đã đưa quân về Tất Thắng mở hội khao quân.

Các ngày tiệc lớn của làng Tất Thắng hàng năm đều liên quan đến thánh Tản Viên: ngày 8 Tết mở hội tiệc cồng chiêng ở bãi Vai Chát. Ở đây lập ba bàn thờ lộ thiên để cúng Tản Viên, Thánh Mẫu và các vị thần hoàng khác được thờ ở tả, hữu hạ ban đình làng. Cỗ cúng ngoài xôi gà rượu chè hương hoa còn phải có một đĩa to cơm nén (cơm nắm) và ba con cá thiểu để tưởng nhớ đến việc dân làng xưa đưa Thánh Mẫu ra động Lăng Xương. Ngày tiệc còn có tục vào xóm đuổi bắt gà mổ cúng rồi ông từ và dân làng xem chân dò xem tiết đoán vận may rủi trong năm ở làng mình.

Ngày 12 tháng 6 âm lịch hàng năm làng mở lễ hội ở đình làng để cầu tế Tản Viên, gọi là tiệc khao quân. Tiệc 12 tháng 11 ta hàng năm ở đình là lễ hội tưởng niệm ngày hóa của Thánh.

Hầu hết các làng Mường ở vùng này đều dựng đình miếu thờ Tản Viên.

Tản Viên vừa là bộ tướng của Hùng Vương vừa là con rể vua Hùng. Người là kết tinh sức mạnh tinh thần của người Lạc Việt, khi hóa được dân tôn Thánh, linh ứng vào hồn thiêng sông núi trở thành thần Sơn Tinh, vị thần ngự trên núi Ba Vì, ngọn núi chủ cao nhất trong vùng, vì thế khắp các nơi: Sơn Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình có đến hơn trăm làng làm đình miếu thờ Tản Viên.

Thanh Sơn, đất Mường là vùng đất bản bộ thời các vua Hùng. Người Mường sau này một bộ phận thành người Kinh đều một gốc Lạc Việt (khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ học, lịch sử v.v... đã chứng minh điều này) chính họ là chủ nhân văn hóa Đông Sơn. Họ là lạc dân trồng lúa trên các ruộng nước. Họ làm nên văn minh sông Hồng. Người Mường Phú Thọ ở trên vùng đất phát tích các vua Hùng, nơi Vua Hùng, một thủ lĩnh liên minh các bộ lạc người Lạc Việt lập ra một  nhà nước sơ khai. Vùng đất Thanh Sơn là cửa ngõ canh giữ phía Tây nơi có người Âu Việt, mà cổ sử Trung Quốc gọi là nước Tây Âu do Thục Phán làm thủ lĩnh thường xuyên đem quân xâm lấn để kết cục Vua Hùng phải nghe lời Tản Viên nhường ngôi cho Thục Phán để sáp nhập hai nước Lạc Việt, Âu Việt thành ra nước Âu Lạc mở đầu trang chính sử của nước nhà.

Cuộc chiến tranh Hùng Thục ắt hẳn đã diễn ra lâu dài trong thời huyền sử. Trong cuộc chiến giữ làng giữ nước ấy đã nổi lên những vị anh hùng dân tộc, những thần tượng của cộng đồng. Tản Viên là hình tượng được cả cộng đồng xây dựng lên có cốt lõi thật của lịch sử, được tô vẽ thần thoại hóa trở thành thần thánh để tôn thờ. Vì thế Tản Viên là đại diện cho sức mạnh, sự cao cả, là hiện thân cho tài trí của cả dân tộc. Người là con trời được đầu thai khi Thánh Mẫu ướm chân vào hòn đá. Người được hồn sông núi kết tinh mà thành. Tuy thế người cũng có cha. Cha là người vùng biển, mẹ là người trên núi. Đó là sự kết hợp của hai loài rồng, tiên, sự kết hợp của âm và dương mà cả dân tộc ta đều là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ cũng cha ở biển mẹ ở rừng. Giống nòi ấy có âm có dương, biểu hiện cho sự phát triển mạnh mẽ của một dân tộc. Tản Viên hay Sơn Tinh làm thành một cặp đối lập với Thủy Tinh, đó là sự xung khắc giữa thủy và thổ. Có cả tương khắc lẫn tương sinh, nhắc nhở con người phải đấu tranh vươn lên không ngừng trong cuộc sống. Sơn Tinh Thủy Tinh cho ta thấy cuộc vật lộn chống thiên tai thủy hại của cư dân Lạc Việt xưa.

Tản Viên cũng là con người rất người, cũng yêu và lấy công chúa Ngọc Hoa làm vợ. Đó là tình yêu mạnh mẽ, quyết liệt phải trả giá bằng các cuộc đánh nhau với Thủy Tinh để bảo vệ giữ gìn tình yêu của mình. Người cũng vui chơi hội hè, hòa tấu cồng chiêng, ném còn, hát ví hát rang với nhân dân. Người tin vào lý số, biết thuật xem chân dò. Khi thắng trận thì mừng vui cho mở hội khao quân.

Tản Viên là con người vì nước mà đánh giặc. Không ham hố quyền lực danh vọng, là người sáng suốt, biết thời biết thế. Xin vua cho về núi Tản vui thú điền viên cùng vợ. Khuyên vua cha nhường ngôi cho Thục Phán để tránh cho nhân dân cái họa đầu rơi máu chảy. Âu Lạc hợp vào một mối đủ sức mạnh chống lại các cuộc xâm lược của các thế lực ngoại tộc.

Ở Tản Viên đã tập trung mọi sức mạnh, mọi ý chí, mọi tình cảm mọi quan niệm của dân tộc Việt Nam. Vùng  đất Mường Thanh Sơn, nơi sinh ra Tản Viên hẳn là vùng đất từng diễn ra nhiều biến cố ớ thời dựng nước của các vua Hùng.

Truyền thuyết ở Tất Thắng cũng như ở nhiều làng khác trong vùng về thánh Tản Viên, một trong tứ bất tử của tâm linh tâm thức Việt Nam, hẳn còn trầm tích nhiều tầng văn hóa cho ta suy ngẫm về thời mở nước của cha ông mình.

N.H.N
(128/10-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGÔ MINH Kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2011)

  • NGUYỄN QUANG HÀ Kỷ niệm 20 năm thành lập đặc khu Côn Đảo (8.1991 - 8.2011) Thế hệ chúng tôi, thời tuổi trẻ, ai mà chẳng thuộc bài hát ca ngợi chị Võ Thị Sáu: “Mùa hoa Lêkima nở, ở quê ta miền Đất Đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau...”.

  • NGÔ VĂN MINH Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Triều Nguyễn sau khi đã mở mang, hợp nhất địa giới hành chính trong toàn lãnh thổ đã có những quy định về việc bảo vệ chủ quyền, tránh các thế lực bên ngoài dòm ngó, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ chủ quyền đường biên giới và đường biển.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG Ghi chép Đến hẹn lại lên cứ đến ngày 27/3 (âm lịch) hàng năm, mảnh đất Mèo Vạc - nơi “phên dậu” của Tổ quốc lại rạo rực không khí đón Lễ hội chợ tình Khâu Vai - phiên chợ tình nổi tiếng có một không hai ở nước ta, thậm chí còn độc đáo và hiếm có trên thế giới, mà từ lâu đã trở thành huyền thoại.

  • NGUYỄN MINH CHÂU Trong đời viết văn của tôi, các tác phẩm chính về truyện ngắn và tiểu thuyết đều viết về vùng đất Bình Trị Thiên.

  • NGUYỄN HOÀNG YẾNChiếc xe khách chạy chậm dần. Âm giọng đặt sệt miền Nam của gã phụ xe chợt vang lên “Đến ngã ba MaDaGui rồi… có ai xuống không” Kiểu nói oang oang của gã kèm với tiếng thắng xe rít nhè nhẹ đánh thức tôi ra khỏi vùng ký ức mơ hồ vừa nồng nàn ấm áp vừa gian khổ chua cay.

  • XUÂN ĐỨCLàng tôi cách thị trấn Hồ Xá không xa, người lớn đi bộ gần một giờ, còn trẻ con thì đủ sức níu lấy gióng mẹ mà chạy lon ton từ nhà lên chợ huyện.

  • KÊ SỬUGiá trị văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, thẩm mỹ được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề trình diễn và các hình thức lưu giữ khác.

  • NGÔ THIÊN THUPhước Yên một thời là thủ phủ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, con thứ sáu của Nguyễn Hoàng. Sau khi lên ngôi chúa ông cải tổ lại mọi công việc và được dân gọi là chúa Sãi. Sau khi Nguyễn Hoàng mất vào năm 1613, theo lời di huấn, ông ra sức củng cố sức mạnh cho mình bằng cách hoàn thiện bộ máy hành chính và quân sự... Năm 1626 ông dời phủ từ Dinh Cát vào đất Phước Yên để lập phủ mới. Mục đích chính cho việc chuyển phủ vào đây là để chuẩn bị thực lực chống quân Trịnh lâu dài.

  • NGUYỄN THAM THIỆN KẾDo xê dịch ngẫu nhiên của số phận, tuổi thơ tôi lớn lên ở mường Cự Thắng, châu Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

  • VI THÙY LINHÔ tô xanh chạy triền đê thở cùng những đợt hôn ngạt thở. Không phải Hollywood mà hơn cả Hollywood, khi mỗi nhịp vô - lăng là một scène cuồng say nơi miền không chạm đất nơi miền không lên trời. Sông Thao đang chảy trong tình yêu của tôi.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Dọc một thời trai trẻ của những năm chín mươi, khi ấy đất nước bắt đầu đổi mới, tôi đi gần như khắp các làng quê xứ Huế từ biển khơi, đầm phá đến thẳm sâu rừng núi đại ngàn.

  • KÊ SỬU1. Đặc điểm đời sống của dân tộc Ta ôi

  • HIỀN QUANGCâu chuyện của tôi về vùng núi ven đường số 9, ngay trên thung lũng Khe Sanh lịch sử này chỉ xoay quanh con cá và cây cà phê trong hướng đi lên của hợp tác xã Tân Độ.

  • NGUYỄN VĂN VINHCuối năm 1953, Pháp thực hiện kế hoạch Na-Va, chúng tổ chức nhiều cuộc càn quét có quy mô đánh sâu vào vùng hậu cứ nước ta. Quân dân ta đánh trả quyết liệt. Pháp thua to, dẫn đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vị trí chiến lược quan trọng vào bậc nhất của giặc Pháp bị tiêu diệt.

  • HÀ LẬP NHÂNLần đầu tiên người Việt phát hiện ra những điều sâu kín nhất trong chính tâm hồn mình. Đó là tích truyện An Dương Vương quay lại chém chết con gái Mỵ Châu yêu quí của Người sau khi kinh đô Cổ Loa thất thủ. Vì vậy cho dù bản thân An Dương Vương không phải là một nhà tư tưởng, nhưng tích truyện về ông thì lại có một tầm tư tưởng thật sâu sắc.

  • NGUYỄN HỮU SƠN1. Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, danh nhân thiền sư Từ Đạo Hạnh (?- 1117) là một trong những hiện tượng văn hóa chứa đựng nhiều điều nghịch lý:

  • PHONG LÊTrên các chuyến tàu xuyên Việt, từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh tôi thường xiết bao bồi hồi khi qua mảnh đất miền Trung quê tôi - xứ nghèo Nghệ Tĩnh, khô khát nắng hạn và gió Lào.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊGọi là “một ngày”, nhưng có nhiều cách tính. Thông thường, đó là quãng thời gian từ sáng đến tối; với các công chức thì chỉ gọn trong “8 giờ vàng ngọc”.

  • TRẦN HOÀI... Chiều nay ra đứng trông về, bên ven bờ Hiền Lương mây lặng lờ trôi... Phải, đến bây giờ, sau hơn 40 năm kể từ ngày nhạc sỹ Hoàng Hiệp ôm cây đàn mãng- đô- lin hát bài hát đầu tay của mình mới sáng tác "Câu hò bên bến Hiền Lương" nổi tiếng, mây vẫn lặng lờ trôi.