Thăm ngôi từ đường của ngành Hát Bội

09:14 19/02/2014

Di tích Thanh Bình Từ Đường nằm sâu 50m trong kiệt 281, đường Chi Lăng (TP Huế). Sức hấp dẫn của ngôi từ đường được xếp vị trí loại 1 di tích văn hóa cấp quốc gia.

Biển báo hướng dẫn vào di tích.

Đường vào di tích

Khuôn viên ngôi từ đường rộng 339,9 m2 (theo bản đồ địa chính của UBND Phường Phú Hiệp, TP Huế) với bức tường bằng gạch và vữa bao quanh. Nhưng theo người dân địa phương thì ngày xưa Thanh Bình Thự rất rộng, bao trọn cả kiệt 281 Chi Lăng. Xóm Thanh Bình cũng được gọi là “xóm Hát Bội”.

Ông Trần Ngọc Lợi (84 tuổi), người giữ hương khói ngôi từ đường đã 60 năm nay hổ hởi kể cho tôi biết nhiều điều kỳ thú về ngôi từ đường Thanh Bình. Theo ông, ngôi từ đường lúc trước gọi là Thanh Bình Thự được xây dựng vào năm Minh Mạng nhị niên để dùng làm nơi luyện tập cho những nghệ nhân thuộc đội hát Bội Việt Tường trong cung cấm. Một trong hai tấm bia đá trước sân từ đường đã nói về sự việc này. Trải qua hơn 180 năm, màu rêu phong và sự ẩm mốc càng làm tăng thêm vẻ cổ kính và uy nghi cho ngôi từ đường.

Nhìn xa xa trên mái ngói hình đôi rồng uốn lượn (một theo kiểu Việt, một theo kiểu Tàu) như đang cưỡi mây đạp gió khiến tôi cảm giác như đang lâng lâng và thăng hoa trong dòng hoài cổ.

Thự Thanh Bình, kiến trúc văn hóa được triều đình Huế ngày xưa coi trọng chắc hẳn đã được các nghệ nhân thời đó xây dựng rất chi li và tính toán cẩn thận. Cách bài trí của ngôi từ đường cũng thật sự rất mẫu mực cho thuật phong thủy của người Huế xưa.

Cổng từ đường được tạo dựng theo lối hai trụ cao, có trang trí họa tiết xưa trên đỉnh trụ. Vừa bước vào cổng từ đường, tôi bỗng cảm thấy mình trở nên nhỏ bé lại, hay nói chính xác hơn là bị cánh cổng tâm linh đè nén cả người xuống. Và bức bình phong chắn ngang lối vào với điêu khắc con long mã (ngựa hóa rồng) đặc trưng của tâm linh xứ Huế lại càng khiến tôi trở nên khép nép và nhún nhường hơn. Mặc dù tôi biết kiến trúc phương Đông đặc trưng là phải như thế, nghĩa là luôn khiến con người phải khuất phục và sợ hãi.

Cách bài trí cổng và bình phong của ngôi từ đường khiến du khách như từ thế giới thực lạc sang thế giới tâm linh với những bước đi nhẹ nhàng và kính cẩn. Những cây cảnh tranh trí trong sân ngôi từ đường cũng được bài trí theo lối Âm Dương, Ngũ Hành của người xưa. Cách kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong khuôn viên ngôi từ đường đã tạo cho tôi một cảm giác “Thiền” để chiêm nghiệm và suy ngẫm.

Ông Lợi, người giữ ngôi từ đường cho biết để vào ngôi từ đường không phải là dễ dàng. Bởi xóm Thanh Bình ngày xưa toàn là con cháu của những nghệ nhân hát Bội Huế xưa và ngôi từ đường chỉ có những người trong ngành mới được bước chân đến vào những ngày giỗ tổ. Hiện tại, mặc dù ngôi từ đường đã được công nhận là di tích văn cấp quốc gia được 22 năm (1992 – 2014) nhưng du khách đến đây vẫn thưa vắng và ít ỏi.


Thanh Bình Từ Đường.

Thế giới tâm linh huyền ảo

Khó có ngôi từ đường nào ở Việt Nam có một hệ thống thờ cúng tâm linh phong phú và đa dạng như ở ngôi từ đường này. Đầu tiên, ở gian chính giữa vách tường sau từ đường là bàn thờ Tam vị thánh tổ có công khai hóa nền văn hóa dân tộc và các vị đại vương tiền khai canh, hậu khai canh. Bên trái của các vị thần này lần lượt là bàn thờ Cửu thiên huyền nữ, Ngũ vị sơn thần và bên trái lần lượt là bàn thờ Ngũ Thánh, Tổ ngành Tuồng.

Hai bên tả hữu trong ngôi từ đường là nơi thờ 12 vị tổ nghề (mỗi bên 6 vị). Đó là các tổ thợ rèn, thợ may, thợ nông nghiệp (2 vị), thợ nề, thợ mộc, thợ kinh doanh, buôn bán, làm ăn (2 vị), thợ máy (2 vị), thợ vàng, thợ bạc (Cao Đình Độ, Cao Đình Hưu). Chính giữa từ đường là bàn thờ vị Tổ anh hùng có công với dân tộc và các vị tổ ngành xướng ca của cả nước (chèo, cải lương, hát Bội…).

Ông Lợi kể giai thoại về vị tổ anh hùng dân tộc ở bàn thờ chính từ đường với cách biểu đạt rất hùng hồn lẫn bi tráng. Ông kể vị Tổ anh hùng dân tộc được thờ ở gian chính giữa đầu tiên là một vị tướng Việt Nam đã qua thi võ bên Tàu.

Vua Tàu đã hống hách ra một điều kiện: Nếu đánh thắng võ sĩ của ông ta thì sẽ được là phò mã, hưởng vinh hoa phú quý. Ngược lại nếu thua thì sẽ bị chém đầu trước sân rồng nhằm hạ nhục người nước Nam. Vị tổ anh hùng nhận lời và đã nhấc tên võ sĩ Tàu lên qua vài thế võ, quay nó như quay dế và xé tên võ sĩ ra làm hai mảnh. Sau đó, vì không về được quê hương ông đành phải đã tự tử ở sông Hàn Giang. Lăng của ông hiện vẫn ở núi Ngự Bình (TP Huế).

Bên ngoài ngôi từ đường còn có 2 án thờ ở hai bên tả hữu. Án bên trái thờ các nghệ nhân quá cố như Đào Duy Từ. Án bên phải thờ các anh hùng quá cố, nghĩa sĩ trận vong. Theo ông Lợi, hai án thờ này tuy được thờ ở ngoài nhưng rất quan trọng trong hệ thống tâm linh của ngôi từ đường.

Mỗi vị thần thánh, vị tổ và anh hùng, nghệ nhân ở đây đều có những điển tích kỳ lạ và thú vị. Du khách sẽ có một cách nhìn tổng quát và rất bổ ích về hệ thống bài trí thờ cúng tâm linh của tổ tiên người Huế xưa nếu tham quan được di tích này. Ông Lợi, người “hướng dẫn viên” 84 tuổi sẽ kể về từng vị trong từ đường theo sự tò mò và phát hiện của từng cá nhân du khách.


Ông Trần Ngọc Lợi - người đang hương khói và giữ gìn Từ đường Thanh Bình (Ảnh tư liệu)

Bao giờ có tour du lịch?

Ngoài thế giới tâm linh huyền ảo của ngôi từ đường và kiến trúc cổ của nó, du khách đến đây còn được dịp chiêm ngưỡng về những văn bia thời vua Minh Mạng, bức hoành phi của vua Tự Đức và các sắc phong của vua Khải Định.

Đặc biệt, nếu du khách về thăm đúng dịp Lễ tế tổ hát Bội (14 rằm tháng 3, 16 rằm tháng 7) còn có thể chứng kiến được những nét văn hóa đặc thù của ngành Hát Bội xứ Huế xưa. Bởi, gần 50 nghệ nhân của nhà Hát Duyệt Thị Đường và những gánh Hát Bội khắp cả nước đã tề tựu về đây để giỗ tổ, ôn lại lịch sử ngành và thăm hỏi lẫn nhau.

Theo o Hoàng Thiên Thu, người dân sống tại kiệt 281 Chi Lăng thì cách đây mấy năm Tỉnh đã cho phép tái diễn đúng quy trình Lễ giỗ tổ Hát Bội ở Thanh Bình Từ Đường như những năm 80 của thế kỷ XX (khi đó Lễ giỗ tổ Hát Bội lại được tổ chức ở sân chùa Triều Châu).

Ông Lợi, người giữ ngôi từ đường thì hy vọng Lễ giỗ tổ Hát Bội sẽ lại được tổ chức vào các kỳ Festival. Rồi con đường rộng vào di tích để du khách có thể nhìn thấy ngay khi đi trên đường và các tour du lịch sẽ chọn nơi đây làm điểm đến sẽ được thực hiện… Nhưng mọi việc đều còn phải chờ kinh phí đầu tư của tỉnh và sự quảng bá thông tin di tích đến với du khách và các nhà đầu tư tour du lịch.

Di tích quan trọng nhất của khu phố cổ Gia Hội nếu được đưa vào khai thác du lịch sẽ khiến cho đời sống người địa phương nơi đây thay đổi khác hẳn. Rất mong điều này sớm trở thành sự thật để phố cổ Gia Hội ở Huế sớm hồi sinh và trở thành một “Hội An của Huế”, đóng góp vào ngành kinh tế “không khói” của tỉnh nhà.

Theo Nguyễn Toàn (Đời sống và pháp luật)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều 12/7, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế đã  tổ chức buổi họp báo triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) Thừa Thiên Huế năm 2019

  • Sáng ngày 12/7, tại trường Trung học cơ sở Tôn Thất Bách - xã Hương Thọ - Thị xã Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị xã Hương Trà đã tố chức khai mạc trại sáng tác văn học Hương Thọ năm 2019.

     

  • Chiều 11/7, TS. Nguyễn Hữu Liêm (là tiến sĩ luật khoa, tiến sĩ triết học ở Mỹ ) vừa có buổi ra mắt sách “Cám dỗ Việt Nam” tại 14 Phạm Ngũ Lão, TP. Huế.

  • Ngày 7/7, Câu lạc bộ Thơ Facebook xứ Huế đã ra mắt tập thơ “Sắc màu Huế thương” nhân dịp kỷ niệm một năm thành lập.  

  • Sáng ngày 06/ 07, tại khách sạn Duy Tân - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế  phối hợp với Hội VHNT Quảng Bình, Hội VHNT Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối”. Đông đảo văn nghệ sĩ Huế - Quảng Bình - Quảng Trị tham dự.

  • Tối 05/7, Tuần phim Đan Mạch 2019 đã được khai mạc tại rạp BHD - Vincom Huế. Đến dự có ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Kim Højlund Christensen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam.

  • Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019); ở Thừa Thiên Huế có một địa điểm đặc biệt quan trọng - đó là đồi A Bia. Nơi đây từng diễn ra trận đánh được giới nghiên cứu Mỹ cho là ác liệt nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, đồng thời là một trong những trận đánh quyết định trong chiến tranh Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng A Bia, bài viết “Trận đánh góp phần tạo bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam” đã đưa ra một số tư liệu quý cũng như việc xác định đúng vị trí của trận đánh. Đồi A Bia từ lâu đã làm nguồn cảm hứng cho tác phẩm thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả uy tín trong và ngoài nước.

  • Sáng 28/6, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý”. Đến dự có ông Nguyễn Thái Sơn – Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Tối 25/6, tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Viện Goethe và Hội hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đã khai mạc triển lãm “Hợp tác Đức – Việt qua ảnh”.

     

  • Sáng 18/6,  Tại Hà Tĩnh, Liên hiệp các Hội VHNT Hà Tĩnh – Tạp chí Hồng Lĩnh đã tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ 6 tỉnh Bắc Miền Trung với đề tài biển đảo. Tạp chí Sông Hương cùng đại diện các Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật các tỉnh trong khu vực và Ban Biên tập các tạp chí: Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Cửa Việt tham dự.

     

  • Sáng 14/6, tại giảng đường I trường Đại học Sư phạm Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì Môi trường của ngành Giáo dục. 

  • Trại sáng tác văn học nghệ thuật tại huyện Quảng Điền do Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức vừa bế mạc vào chiều 13/6.

  • Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành) - một nhà cách mạng, nhà thơ lớn; hai vị thế song hành quyện vào nhau khó tách biệt. Bài viết “Tố Hữu: Thơ và những ngày tháng trong ngục tù đế quốc” giúp chúng ta hiểu thêm chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Kim Thành từ khi còn là học sinh ở Huế cùng quần chúng trong không khí đòi dân chủ khá sôi nổi.

  • Chiều 4/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp Trường đại học Nghệ thuật  Huế tổ chức triển lãm Các tác phẩm tốt nghiệp năm 2019. 

  • Chiều 31/5, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2019).

  • Sáng ngày 29/5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Quảng Điền tổ chức khai mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2019. 

  • Chiều 18/5 (tức 14/4 Âm lịch), Ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản – Phật lịch 2563 đã trang nghiêm cử hành lễ Mộc dục và lễ rước Phật từ Quốc tự Diệu Đế lên Tổ đình Từ Đàm. Chương trình do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức, với hàng ngàn người gồm chư tôn hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni phật tử, đoàn khách quốc tế và người dân toàn tỉnh tham gia lễ rước.

  • Giáo sư, Dịch giả Thái Kim Lan vừa cho ra mắt tập tản văn “ Mai rồi mưa tạnh trong xuân”  tại Huế.

     

  • Sáng ngày 18/5, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế và trường Cao Đẳng Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực Chay Huế.

  • Sáng 17/5, Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật “Dấu ấn một cuộc đời sắc son”.