Tết trăng đầu

14:41 01/06/2009
DƯƠNG THỊ HIỀNNó là Hựu, Hựu què. Bọn trẻ con trong xóm gọi nó thế. Từ lúc sinh ra bàn chân trái của nó đã bị teo lại và tay trái cũng chỉ có 4 ngón. Đó là di chứng của chất độc da cam bố nó mang từ chiến trường về. Bọn bạn cùng lứa không chơi với nó, bọn chúng luôn đùa nó một cách cay độc: Què ơi! “Quái vật tụi bay ơi”...

Nỗi mặc cảm trong nó cứ lớn dần lên theo năm tháng. Nó sống thu mình, lặng lẽ. Cũng không biết từ lúc nào nó đánh mất hẳn bản tính trẻ con vô tư, nghịch ngợm. Đôi mắt nó lúc nào cũng đăm đăm trầm tư suy nghĩ. Nó chỉ có người bạn thân duy nhất là Bươu - con mèo xám ngoại cho nó từ lâu. Mỗi khi nó buồn con Bươu lại cuộn tròn trong lòng nó, dụi dụi vào chân nó có vẻ cảm thông. Những lúc ấy Hựu như được an ủi phần nào.

Chiều nay, lúc mặt trời sắp xuống núi, Hựu bế con Bươu ra hồ sen trước làng hóng mát. Đi qua triền đê nó thấy bọn bạn đang đánh trận giả. Nhìn chúng lăn xoài giữa cỏ nó thèm ước giá mình cũng được chơi chung với bọn nó.

Nhận thấy sự có mặt của Hựu bọn bạn hét toáng: “Quái vật đến, anh em trốn đi”. Nó cúi gằm mặt cố ngăn dòng nước mắt chực trào ra, nó bước vội vã. Nhưng bọn trẻ chưa tha cho nó, thằng Cường cùng lớp nó chạy lại chặn đường: “Đồng chí thương binh đi đâu vội thế. Mai tết trung thu nhớ múa cho anh em vài bài bằng đôi chân chấm phẩy nhé”. Cả bọn phá lên cười. Nó đứng trân người, bỗng con Bươu nhảy thốc từ tay nó sang cổ thằng Cường gầm gừ dữ tợn. Thằng Cường hoảng sợ, mặt tái xanh. Hựu bảo con Bươu: “Đừng làm thế. Đi thôi” Con Bươu ngoan ngoãn nhảy sang tay nó. Bọn bạn sợ quá vội dạt hai bên cho Hựu đi.

Ra đến hồ sen nó ngồi bệt xuống cỏ ngẫm nghĩ. Ừ nhỉ! Mai đã là tết trung thu. Thằng Cường không nói thì nó quên mất. Mà trung thu đối với nó càng buồn hơn. Khi bạn bè rước đèn chạy nhảy trước sân đình thì nó ở nhà ngồi thu lu một góc nhìn chị Hằng và chú Cuội. Thế nhưng Hựu vẫn hi vọng có một điều kỳ diệu đến với nó trong tết trăng này. Giá chị Hằng Nga giúp nó trở thành bác sĩ giỏi để chữa cho những đứa trẻ tật nguyền như nó. Nghĩ thế,bất giác nó cười một mình. Con Bươu thấy lạ giương mắt nhìn nó. Nhưng giây phút ấy trải qua thật nhanh. Nó lại khóc khi nhìn tay chân: “Thế này thì làm bác sĩ sao được”. Hựu thất vọng gục đầu xuống. Bỗng nhiên một tiếng kêu cứu làm nó sực tỉnh. Nó đứng dậy, cố lê bàn chân trái chạy thật nhanh về phía có tiếng kêu. Nó phát hiện ra bóng người đang dật dờ dưới hồ sen. Hựu nhoài người xuống nước, chân trái nó cứng đơ lại. Nó cố hết sức dùng chân phải đạp nước. Khó khăn lắm Hựu mới kéo được cái bóng nhỏ lên bờ. Lúc này Hựu đã kiệt sức, lịm dần đi...

Tỉnh dậy, Hựu thấy mình còn nằm trên giường. Xung quanh là bố, mẹ, các cô bác trong xóm và cả bọn thằng Cường nữa. Con Bươu ngủ ngon lành trên tay nó. Thấy nó mở mắt thằng Cường chìa cho nó một cây đèn ông sao và nói:

- Hựu tỉnh rồi à. May quá. Nhờ cậu mà cái Liên em tớ thoát chết.

- À, Hựu đừng giận bọn tớ những lần trước nhé. Tớ mua cho cậu cây đèn để tối mai chúng mình cùng đón tết trung thu. Tối mai cậu cứ đợi bọn tớ đến cùng đi nhé.

Cả mấy đứa nữa cũng đồng thanh: “Mai cùng đi rước đèn, phá cỗ cho vui nhé”.

Hựu lấy tay dụi dụi mặt. Không phải nó đang mơ. Hựu cười sung sướng. Lần đầu tiên trong đời nó được đón tết trăng cùng tụi bạn. Nó thấy hạnh phúc quá, cảm ơn chị Hằng. Điệp khúc bài hát “Chiếc đèn ông sao” dội vang trong nó. Hựu mong, mong đến ngày mai lắm.

D.T.H
(175/09-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HỒ TRẦN ANH THI

    Mùa đông về kéo theo cái khí hậu lạnh giá và rét buốt. Đông đến cùng những cơn mưa dai dẳng, mưa dầm đề, mưa sướt mướt.

  • TRỊNH THỊ MAI THẢO

    Người tôi sắp kể với bạn, là một người rất đỗi bình thường, với một cái tên bình thường, một khuôn mặt bình thường và một cuộc đời bất thường.


  • Nguyễn Hữu Phú - Ngàn Thương - Lê Thị Xuân


  • Trần Văn Thiên - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Minh Ngọc Hà - Lê Thị Xuân

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Cuộc thi viết văn cho tuổi thiếu nhi hè 94 của tỉnh ta do điều kiện tổ chức có hạn, chỉ tập hợp được các em ở địa bàn thành phố Huế. Tuy vậy, cuộc thi đã đạt được những thành quả đáng mừng, đã khẳng định và phát hiện thêm một số em có năng khiếu sáng tác văn học.

  • TRƯƠNG ĐỨC VỸ NHẬT
                      
                             (15 tuổi)


  • Nguyễn Thành Thi - Tô Diệu Lan - Trần Xuân Kỳ - Dương Huy - Nguyễn Thị Quý Trân - Nguyễn Thị Thanh Nhật

  • DIỆU HIỀN (13 tuổi)

    Bình minh. Biển trải dài mút mắt. Nước biển xanh như ngọc bích. Những con sóng liên tiếp vỗ bờ mang theo bao nhiêu là bọt biển.

  • NGUYỄN NGỌC THẮNG

    Cô bé bị tật từ thuở mới lọt lòng, chín tuổi rồi mà cô chỉ phát được những âm thanh méo mó. Bố mẹ không cho cô đến trường nữa, sau nửa năm đầu tiên đi học.

  • HOÀNG DẠ THI (14 tuổi)

    Trung thu đến bao giờ cũng gợi lên trong lòng tôi một nỗi buồn nhớ. "Trung thu năm trước" ư? Cái "năm trước" ấy đã trôi xa, rất xa; kể từ khi em tôi còn sống. Trung Thu với những kỷ niệm êm đềm, chẳng bao giờ quay trở lại của hai chị em mình...


  • Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh


  • Lê Thị Xuân - Hoàng Vân - Trịnh Tuấn Khanh

  • TRUNG SƠN

    Chủ nhật 5-7-1992, trong nắng sớm rực rỡ, công viên Phu Văn Lâu bỗng như xuất hiện một vườn hoa đủ màu sắc và thật sinh động. Đó là 118 em thiếu nhi tham dự cuộc thi vẽ trong sinh hoạt hè với chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" của Nhà văn hóa thiếu nhi Huế.

  • TRƯƠNG ĐẶNG THÙY ANH    

    Nơi góc phố tấp nập với hàng bằng lăng tím trải dài con đường phía trước, ngôi nhà màu vàng nho nhỏ với tấm rèm cửa trắng, lấp ló cô bé xinh xắn đang đọc sách chăm chú. 


  • Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh

  • TÔ DIỆU LIÊN

       (8 tuổi, lớp 2)


  • Su Su - Dương Thuấn - Phạm Thị Liên Minh - Vũ Năng Thi


  • Quyên Gavoye - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh