Sáng ngày 8/6, Tạp chí Sông Hương đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2018), diễn ra tại hội trường Đồng Khánh, 86 Nguyễn Sinh Cung, thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch phụ trách Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương đọc diễn văn kỷ niệm
Dự buổi lễ có ông Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội và các văn nghệ sỹ đến từ các Hội Văn học Nghệ thuật đến từ 5 vùng kinh đô xưa và nay: Phú Thọ, Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo và biên tập viên tạp chí: Xứ Thanh, Sông lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Cửa Việt; đại diện lãnh đạo các Sở ban ngành cấp tỉnh, thành phố; các nhà văn, nhà thơ nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương qua các thời kỳ; hơn 150 văn nghệ sĩ đến từ cả nước là cộng tác viên và đồng hành với Tạp chí Sông Hương trong nhiều năm qua.
Vào tháng 6 năm 1983, Tạp chí Sông Hương số 1 đã được ấn hành, ra mắt trong niềm hân hoan đón đợi của công chúng bạn đọc và những người cầm bút. Từ đó đến nay, Tạp chí Sông Hương đã có 35 năm thành lập và phát triển, ra được 352 số báo, 29 số đặc biệt, hình thành được trang thông tin điện tử có lượng truy cập lớn với trên 117 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo nên một nhịp cầu văn chương chất lượng nối liền Huế, Việt Nam và thế giới. Từ khi ra đời đến nay, Tạp chí Sông Hương đã từng bước trưởng thành với thời gian, vượt ra khỏi biên giới địa phương Thừa Thiên Huế để trở thành diễn đàn trao đổi văn hóa - văn nghệ của các lực lượng văn nghệ sỹ trong tỉnh, trong nước và cả nước ngoài.
|
Ông Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tặng hoa chúc mừng Tạp chí Sông Hương |
Tạp chí Sông Hương, với tài năng và tâm huyết của những người làm tạp chí tiên phong những ngày đầu tiên, đã nhận được sự cộng tác của những cây bút tên tuổi hàng đầu đất nước. Và suốt hơn 35 năm qua, trong lòng bạn đọc, trong trái tim của nhiều người cầm bút, Tạp chí Sông Hương bao giờ cũng là một tờ tạp chí có uy tín hàng đầu, với nội dung và hình thức chất lượng. Về sau này, dù gặp nhiều khó khăn trong cơ chế thị trường và xu hướng văn hóa đọc ngày càng xuống thấp, Tạp chí Sông Hương vẫn luôn giữ cho mình một giá trị riêng biệt. Bởi lẽ, Sông Hương biết vượt thoát không gian địa lý, và mạnh dạn tổ chức không gian tư tưởng, không gian văn hóa nghệ thuật của riêng mình.
Sự đón đợi của công chúng trong một thời điểm mà nền văn hóa đọc phát triển, tất cả đã làm cho Sông Hương vượt khỏi biên giới của một địa phương vùng Huế để đi vào thế giới văn chương Việt bằng một vóc dáng tự tin, đầy bản lĩnh trí tuệ. Từ diễn đàn Sông Hương, nhiều vấn đề lớn của văn hoá nghệ thuật nước nhà đã được đàm luận, nhiều tác phẩm có giá trị được công bố, nhiều khuynh hướng sáng tác mới được khuyến khích, nhiều cây bút được phát hiện và ươm trồng, nhiều cánh cửa văn hoá nghệ thuật thế giới đã được mở ra...
![]() |
Ông Nguyễn Dung - Tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế trao bằng khen của UBND tỉnh cho Tạp chí Sông Hương |
Thuở ban đầu, Sông Hương đã “phấn đấu là tiếng nói văn nghệ, văn hóa chính thức của một vùng đất, với những dấu hiệu riêng của nó, trong khi không ngừng vươn lên gắn bó với bước đi chung của đời sống văn nghệ đất nước”. Vào những năm tháng buổi đầu đất nước đổi mới, Sông Hương đã định hướng tiêu chí “viết cái cũ phải sâu, cái mới phải mạnh mẽ và nhìn ra thế giới”. Và hiện tại, trong bối cảnh toàn cầu hóa, đất nước hội nhập ngày một sâu sắc với thế giới, Sông Hương tự nhủ mình: “tiếp tục giữ gìn bản sắc văn hóa Huế, tôn vinh các giá trị văn học nghệ thuật đích thực, cổ súy những trào lưu sáng tác mới”.
![]() |
Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu chúc mừng Tạp chí Sông Hương |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch phụ trách Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập tạp chí Sông Hương nhấn mạnh: "Trong suốt chặng đường 35 năm qua kể từ ngày ra số báo đầu tiên, Sông Hương luôn nỗ lực giữ vững chất lượng các số tạp chí, đảm bảo số trang đã định và gộp số, tăng trang trong những dịp đặc biệt. Các tác phẩm được Sông Hương đăng tải luôn chứa đựng những giá trị chất lượng nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan song cũng đảm bảo sáng tạo giá trị mỹ học. Song song với việc giới thiệu những nghiên cứu về các giá trị truyền thống văn hóa Huế, Sông Hương cũng giới thiệu những sáng tác giàu tình thể nghiệm, trân trọng các phong cách sáng tác khác nhau, chuyển tải nội dung qua các bút pháp khác nhau…"
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Sông Hương phát biểu chúc mừng |
Tạp chí Sông Hương qua 35 năm, bao nhiêu thăng trầm, bấy nhiêu nỗi vui buồn những trang văn Sông Hương gắn liền với hiện tình đất nước. 35 năm, nhiều thế hệ độc giả ở khắp nơi trong nước, ở nhiều nơi trên thế giới đã dành một tình cảm tốt đẹp cho tạp chí văn chương khởi đi từ miền Hương Ngự. Từ năm 2012, Thư viện Đại học Harvard (Mỹ) đã cử ngườivề Huế sưu tập toàn bộ Tạp chí Sông Hương để phục vụ việc nghiên cứu trong sinh viên. Như vậy cùng với sự xuất hiện ở Thư viện Đại học Wasington, Tạp chí Sông Hương đã có mặt trong môi trường đại học ở Mỹ, song hành cùng bạn đọc Sông Hương trên thế giới ở Pháp, Canada, Hà Lan, Đức... Trang website điện tử www.tapchisonghuong.com.vn do “Nhóm 3H” (Hà Nội) thực hiện bằng tấm lòng yêu thương từ năm 2009, đến nay có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đọc Sông Hương Online với lượng truy cập lớn đến bất ngờ.
![]() |
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ - Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương |
35 năm, là bấy nhiêu tấm lòng những bạn văn trong và ngoài nước cùng sẻ chia. Những tên tuổi lớn của nền văn học nghệ thuật nước nhà từ thế hệ tiền chiến đến thế hệ 1954, trước và sau 1975, và những cây bút đương đại sinh 1980 - 2000, đều đã yêu thương vun đắp cho dòng Hương ngày một xanh. Sông Hương thu hút được sự góp mặt của nhiều thế hệ cầm bút, tạo ra một không gian viết đa thanh, nhiều đợt sóng. Những cây bút tên tuổi góp sức làm nên văn hiệu Sông Hương có đủ các thế hệ trong văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại: từ Tiền chiến, sang thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, thế hệ sau 1975, sau Đổi mới 1986, và đương đại.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo phát biểu chúc mừng Tạp chí Sông Hương |
Một dấu ấn hiếm thấy mà Sông Hương đã làm được là sự kết nối những người cầm bút trong và ngoài nước. Hiện tại, Sông Hương đang có mạng lưới cộng tác viên quốc tế khá rộng từ các nước Cộng hòa Pháp, Mỹ, Canada, Đức, Nga, Thụy Sỹ, Áo, Bỉ, Hà Lan... Có thể nhắc đến các tên tuổi của GS. Cao Huy Thuần, Võ Quang Yến, Đặng Tiến, Bùi Minh Đức, Trần Kiêm Đoàn, Khế Iêm, Biển Bắc, Nguyễn Đức Tùng, Thái Kim Lan, Đỗ Quyên, Nguyễn Dư, Hồ Đăng Định, Linhda Lê, Hiệu Constan, Như Quỳnh dePrelle, Trần Ngọc Cư, Điểm Thọ, Trần Vũ Liên Tâm... Không chỉ người Việt Nam ở nước ngoài mà còn chính các cây bút người nước ngoài cũng tham gia... Thật đáng trân quý, khi những tác giả viết bằng ngôn ngữ nước khác trên thế giới, từ Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức… cũng đã vui vẻ đến dự phần với Sông Hương trong nhiều năm qua: Dana Gioia, Frederick Turner, W.B. Nosrworthy, Alexander Kotowske, Frederick Feistein, Angela Sauders…35 năm, Sông Hương tiếp tục là bệ phóng của nhiều bạn trẻ; từ thế hệ trẻ đầu tiên lớn lên trong khói lửa chiến tranh đến thế hệ trưởng thành trong tiếng còi tàu thời bao cấp, rồi thế hệ của những ngày đổi mới, thế hệ của những trang văn đương đại với bao nỗi niềm thế sự… Từ Sông Hương, những tên tuổi mới trên văn đàn Việt Nam xuất hiện và bước những bước tự tin, vững chãi về chân trời nghệ thuật mênh mông.
![]() |
Nhà phê bình văn học Thy Lan - Tổng Biên tập Tạp chí Xứ Thanh chúc mừng Tạp chí Sông Hương |
Cùng với thời kỳ bùng nổ kỹ thuật số đang là xu thế tất yếu của đời sống nhân loại, Tạp chí Sông Hương đang chú ý một xu thế viết toàn cầu hóa và đang góp sức kiến tạo điều đó. Đó là lý do mà gần đây, Tạp chí Sông Hương đã chủ động tổ chức các chuyên đề về văn học hiện đại, hậu hiện đại, tân hình thức... Trên con đường mà sớm muộn gì văn chương Việt Nam cũng sẽ phải đi, việc chủ động những bước chân càng sớm, sẽ tỏ rõ tinh thần trách nhiệm cao trước công chúng bạn đọc trên hành trình phụng sự cái đẹp.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch phụ trách Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương tặng hoa cho các đại diện Tạp chí Sông Hương |
Hiện nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực duy trì vị trí trung tâm văn hóa cả nước; từ 35 năm trước, từ khi ra đời đến nay, với các giá trị của mình, tạp chí Sông Hương đã luôn mang đẳng cấp của một tờ tạp chí. Sông Hương vui mừng vì đóng góp được cho Huế một địa chỉ văn hóa sang trọng; điều đó làm cho nhiều người Huế, đặc biệt là những người con Huế ở phương xa luôn lấy đó làm niềm tự hào.
![]() |
Cựu nữ sinh Huế xưa trình bày những ca khúc mang đậm chất Huế |
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Từ những bước đi đầu tiên đầy khó khăn gian khổ của những năm đầu thập kỷ 80 khi đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh đến nay, cùng với sự đổi mới và hội nhập sâu rộng của đất nước, Tạp chí Sông Hương đã từng bước trưởng thành với thời gian, vượt ra khỏi biên giới của địa phương để trở thành diễn đàn trao đổi văn hóa văn nghệ của các lực lượng văn nghệ sỹ trong tỉnh, trong nước và cả nước ngoài, hoàn thành nhiệm vụ của một cơ quan tư tưởng văn hóa, được bạn đọc khắp nơi trên mọi miền tổ quốc đón nhận với những tình cảm yêu thương và trân trọng. Tạp chí Sông Hương là nhịp cầu văn hóa của những người yêu Huế. Đồng thời, Phó Chủ tịch tin tưởng rằng Tạp chí Sông Hương sẽ tiếp tục phát huy truyền thống 35 năm qua để không ngừng đổi mới và phát triển trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của đông đảo bạn đọc gần xa, góp phần xây dụng quê hương Thừa Thiên Huế giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, phục vụ đắc lực quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
![]() |
Nhân dịp này, Tạp chí Sông Hương đã được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thành tích trong 35 năm xây dựng và phát triển.
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi Lễ Kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông hương ra số đầu tiên |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Phương Anh
Chiều ngày 20/4, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn có buổi làm việc tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch
Sáng ngày 20/4, tại di tích Lầu Tàng Thơ, thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ Khai mạc ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy – Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định.
Sáng ngày 20/4, Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức Trao giải cho cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế”.
Ủy ban nhân dân Thành Phố Huế vừ có thông báo về việc chính thức khai trương Phố đêm Hoàng thành Huế lúc 20 giờ 00 tối ngày 22/4/2022 tại quảng trường Ngọ Môn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 3673/UBND-VH cho phép mở cửa miễn phí tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 03 Lê Trực, thành phố Huế).
Chiều 18/4, tại Làng cổ Phước Tích – Huyện Phong Điền đã diễn ra lễ Bế mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề "Giấc mơ Phong Điền" năm 2022.
Sáng 17/4, Bảo tàng gốm cổ sông Hương (địa chỉ số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức đi vào hoạt động và mở cửa đón du khách, người dân đến tham quan.
Chiều 16/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tổ chức Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất năm 2022, đồng thời, tổ chức lễ ra mắt 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế.
Sáng ngày 17/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tiếp nhận cổ vật đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine hiến tặng và thực hiện Trưng bày Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Tối ngày 16/4, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Âm sắc Huế”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2022 và hướng đến chào mừng ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiều 15/4 tại UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ, tham gia quảng bá thương hiệu với danh vị Nhà tài trợ Vàng.
Sáng 16/4, tại công viên Tứ Tượng, TP Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức khai mạc lễ hội Diều Huế 2022 “Những cánh bay Việt Nam”.
Sáng ngày 13/4 tại Nhà sáng tác Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác VHNT Đại Lải năm 2022.
Chiều 12/4, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra khai mạc triển lãm “Spraying Board Vietnam”. Triển lãm là thành quả hợp tác giữa Viện Pháp tại Việt Nam và Hội Superposition tại Lyon, Pháp nhằm giới thiệu sự giao thoa giữa trượt ván và nghệ thuật đường phố.
Sáng ngày 12/04, Nhân kỷ niệm 85 năm ngày tuần báo Nhành Lúa (15/01/1937 – 15/01/2022) và tuần báo Kinh tế Tân văn ra số đầu tiên (9/01/1937 – 9/01/2022), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học “ Vai trò chủ đạo của báo Nhành Lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) ở Thừa Thiên Huế”.
Ủy ban Nhân dân thành phố Huế vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Thuận An Biển gọi năm 2022.
Ngày 05/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế” giai đoạn 2022-2025.
Ngày 01/4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã ký văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận hai cổ vật: Mũ quan Triều Nguyễn và Áo Nhật Bình do Tập đoàn Sunshine đấu giá thành công ở Tây Ban Nha hiến tặng cho tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 132/KH-UBND tổ chức Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2022.