Tam nông

07:54 21/03/2014


NGUYỄN HƯNG HẢI
 

Tranh của HS Võ Văn Quý

Tam nông

I
Tam Nông
Bao giờ em trở lại
Tôi vẫn đứng chờ em ngoài rặng vải
Chờ em ngoài cơn mưa


Tu hú kêu rối ruột bốn mùa
Kêu như thể em mới vừa xua đuổi
Kêu như thể rắc muối xuống ngày ôi


Đâu nhúm cỏ ngày xưa ta vặt ném lên trời
Em rách áo đi về trong khúm núm
Đêm để mất ngày tìm trong búi đũm
Cả một đời không dám lộ cùng ai


Em giấu ngày qua
Tôi sợ ngày mai
Tam Nông nhiều cái mất
Bao vội vã qua đường không để gặp
Em có về tắm lại bến Gành không?


Nếu có về nhớ gọi những hừng đông
Bến đã rủ con thuyền lên bãi sỏi
Sông Thao chảy quãng này như lầm lụi
Mẹ một đời cất chũm ngõ không trăng


II
Tam Nông
Đã khi nào ta cùng hẹn về thăm
Cái dốc nhỏ không phanh nào dừng được
Cái dốc nhỏ quanh co nhiều đoạn vượt
Ta đã từng đi trước lại về sau


Bao mất còn, thật giả ở trong nhau
Thương mến nhất là quãng đời đi học
Con đường đất không mưa mà vẫn trượt
Sắn và người ngã cạn mấy nghìn năm


III
Tam Nông
Tôi trở về thất lạc một vầng trăng
Đã hao khuyết cho tròn đầy nơi khác
Sóng của ngày hôm qua vẫn không thôi dào dạt
Bến bờ nào xa lắc
Khó hình dung?


Tam Nông
Có cái gì xua đuổi phía sau lưng
Có cái gì chặn ngang trước cổ
Mong gặp lại bàn tay quen cắt cỏ
Em đã từng chép hộ
Suốt chiều mưa!


Thôi đừng ai nhắc lại chuyện ngày xưa
Đã xưa hết cả những gì chưa tới
Đã xưa hết, dẫu đang nhiều mong đợi
Sao không quên câu ghẹo
Dắt lên đồi


IV
Tam Nông cho tôi
Tôi lại đã cho người
Bao câu chuyện của làng cười đang khóc
Bao câu chuyện chưa kể còn xanh tóc
Nghe một lần phơ phất tựa ngàn lau


Cả pha lê
Như cũng đã đổi màu
Con tu hú đã tìm đường bay mất
Em nhìn xem cây vải đã đâu rồi?


Năm em học lớp mười
Có còn trong ký ức
Năm tôi chờ hết cấp
Đã bay vù qua mặt những làng quê!

V
Cỏ còn không mọc nổi dưới vòm tre
Đừng vội trách tiếng chim ngoài rặng vải
Em có khác bao người không trở lại
Em vẫn em giữa phố sợ ao nhà
Sợ chuỗi ngày khoai sắn vẫn chưa xa
Sợ nhắc lại người chê
Quê cả nón
Ta chỉ có một quê không thể chọn
Nhưng em ơi, đừng để nhỡ hai lần
Bao giờ ta trở lại
Nếu có về rặng vải nhớ dừng chân.


(SH301/03-14)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Nguyễn Đạt - Lê Ngã Lễ - Nguyễn Đông Nhật - Xuân Cao - Từ Hoài Tấn - Tôn Phong

  • Đinh Cường - Anh Túc - Trần Hoàng Vy - Trần Hữu Lục - Nguyễn Thiền Nghi - Đông Hương - Thanh Trắc Nguyễn Văn


  • ĐỖ TẤN ĐẠT


  • Thái Kim Lan - Nguyễn Đặng Mừng - Đông Hương

  • Tuệ Lam - Nguyễn Việt Chiến - Nguyễn Hồng Hạnh - Phạm Bá Thịnh - Võ Quê - Nguyen Su Tu

  • LGT: Thông Thanh Khánh - người bạn Chăm mới đến với trang thơ Sông Hương vốn là nhà nghiên cứu và giảng dạy văn hóa Chăm ở một số trường Đại học phía Nam.


  • PHAN TRUNG THÀNH

  • Trần Phương Kỳ - Phương Uy - Lê Thu Thùy - Lê Hưng Tiến - Trần Thu Hà - Đức Phổ - Hồng Vinh - Nguyễn Thiện Đức - Lê Hà Ngân


  • PHẠM XUÂN PHỤNG


  • TỪ HOÀI TẤN

  • LTS: Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo bước vào làng thơ từ rất sớm, nhưng phải đến sau này chị mới cho xuất bản những ấn phẩm: “Dòng sông khát vọng” (thơ - Nxb. Văn học 2010), “Hoa nắng” (thơ - Nxb. Văn học 2011), “Trao em mùa hạ” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Khúc ru nơi lưng núi” (thơ - Nxb. Hội Nhà văn 2012), “Hà Nội dấu yêu” (tản văn - Nxb. Hội Nhà văn 2013).


  • TRẦN ĐỨC LIÊM


  • Vân Nguyễn - Phạm Trường Thi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Đông Hương - Phan Như

  • Phạm Ngọc Túy - Hà Duy Phương - Ngô Thị Ý Nhi - Phan Lệ Dung - Lê Vĩnh Thái - Đức Sơn - Nguyễn Hoàng Thọ - Mai Văn Phấn - Huỳnh Ngọc Thương - Lan Hoàng Miên

  • LGT: Sinh tháng 10, tuổi con Ngựa, là tác giả truyện ngắn với tên thật Vũ Thanh Lịch, Nguyễn Hải Minh là bút danh dành cho thơ, chị hiện công tác tại Hội VHNT Ninh Bình. Hải Minh làm thơ lúc 16 tuổi, thơ của chị ăm ắp hơi thở của núi, vị mặn của biển, cùng những vui buồn mê thức trong cõi tình, cõi người mang mang… và cũng có lúc mê đắm, mải miết như con ngựa hoang rong ruổi qua từng cung bậc cảm xúc. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin giới thiệu đến bạn đọc chùm thơ tác giả trẻ Nguyễn Hải Minh.
    Tường Thi (gt)

  • LTS: “Niềm đam mê vô tận của tôi là đọc, làm thơ, viết văn và khao khát đến cháy bỏng là có đủ thời gian để thực hiện niềm đam mê ấy”. Khát khao ấy đã đi cùng năm tháng với nữ thi sĩ Vũ Thiên Kiều từ khi còn là cô học trò giỏi văn toàn quốc (1985), cho đến hôm nay, khi công tác tại Ban Dân vận huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.