NGUYỄN HƯNG HẢI
Tranh của HS Võ Văn Quý
Tam nông
I
Tam Nông
Bao giờ em trở lại
Tôi vẫn đứng chờ em ngoài rặng vải
Chờ em ngoài cơn mưa
Tu hú kêu rối ruột bốn mùa
Kêu như thể em mới vừa xua đuổi
Kêu như thể rắc muối xuống ngày ôi
Đâu nhúm cỏ ngày xưa ta vặt ném lên trời
Em rách áo đi về trong khúm núm
Đêm để mất ngày tìm trong búi đũm
Cả một đời không dám lộ cùng ai
Em giấu ngày qua
Tôi sợ ngày mai
Tam Nông nhiều cái mất
Bao vội vã qua đường không để gặp
Em có về tắm lại bến Gành không?
Nếu có về nhớ gọi những hừng đông
Bến đã rủ con thuyền lên bãi sỏi
Sông Thao chảy quãng này như lầm lụi
Mẹ một đời cất chũm ngõ không trăng
II
Tam Nông
Đã khi nào ta cùng hẹn về thăm
Cái dốc nhỏ không phanh nào dừng được
Cái dốc nhỏ quanh co nhiều đoạn vượt
Ta đã từng đi trước lại về sau
Bao mất còn, thật giả ở trong nhau
Thương mến nhất là quãng đời đi học
Con đường đất không mưa mà vẫn trượt
Sắn và người ngã cạn mấy nghìn năm
III
Tam Nông
Tôi trở về thất lạc một vầng trăng
Đã hao khuyết cho tròn đầy nơi khác
Sóng của ngày hôm qua vẫn không thôi dào dạt
Bến bờ nào xa lắc
Khó hình dung?
Tam Nông
Có cái gì xua đuổi phía sau lưng
Có cái gì chặn ngang trước cổ
Mong gặp lại bàn tay quen cắt cỏ
Em đã từng chép hộ
Suốt chiều mưa!
Thôi đừng ai nhắc lại chuyện ngày xưa
Đã xưa hết cả những gì chưa tới
Đã xưa hết, dẫu đang nhiều mong đợi
Sao không quên câu ghẹo
Dắt lên đồi
IV
Tam Nông cho tôi
Tôi lại đã cho người
Bao câu chuyện của làng cười đang khóc
Bao câu chuyện chưa kể còn xanh tóc
Nghe một lần phơ phất tựa ngàn lau
Cả pha lê
Như cũng đã đổi màu
Con tu hú đã tìm đường bay mất
Em nhìn xem cây vải đã đâu rồi?
Năm em học lớp mười
Có còn trong ký ức
Năm tôi chờ hết cấp
Đã bay vù qua mặt những làng quê!
V
Cỏ còn không mọc nổi dưới vòm tre
Đừng vội trách tiếng chim ngoài rặng vải
Em có khác bao người không trở lại
Em vẫn em giữa phố sợ ao nhà
Sợ chuỗi ngày khoai sắn vẫn chưa xa
Sợ nhắc lại người chê
Quê cả nón
Ta chỉ có một quê không thể chọn
Nhưng em ơi, đừng để nhỡ hai lần
Bao giờ ta trở lại
Nếu có về rặng vải nhớ dừng chân.
(SH301/03-14)
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Em còn chờ ta ở đó không
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Tháng Chạp bông hồng vàng
Đỗ Nam Cao - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Chấn Uy - Nguyễn Văn Chương - Phùng Tấn Đông - Trần Quang Đạo - Trần Lê Văn
Hương xuân - Bài ca mùa xuân
Bạch Diệp - Nguyễn Hữu Minh Quân - Nguyên Tiêu - Nguyễn Thiền Nghi - Phan Lệ Dung - Lê Viết Xuân - Nguyễn Tấn Tuấn - Ngô Thiên Thu - Đinh Ngọc Diệp - Trịnh Bửu Hoài
LÊ HƯNG TIẾN
NGUYỄN NGỌC HẠNH
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
HUỲNH LÊ NHẬT TẤN
PHÙNG CUNG
VŨ THANH HOA
Ngô Liêm Khoan - Nguyên Hạnh - Trần Hương Giang - Hoàng Ngọc Giang - Dương Anh Đằng - Trịnh Minh Hiếu
Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Đông Nhật - Trần Thị Tường Vui - Đỗ Thượng Thế - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thanh Văn - Từ Nguyễn - Huỳnh Ngọc Phước
NGUYỄN HƯNG HẢI
NGUYỄN THIỆN ĐỨC
PHẠM ÁNH
LTS: Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1922 tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên (do đó mới có tên là Tăng Việt), Hà Bắc. Con một nhà nho không thành đạt, sống bằng nghề thầy thuốc. Hoàng Cầm (tên một vị thuốc rất đắng) là bút danh dùng từ năm 1939.
(Trích trong tập thơ sắp in: “Những vẻ đẹp khác”)
LTS: Nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ nổi tiếng "Màu tím hoa sim", tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào học sinh ở Thanh Hóa.
LTS: Trong 5 năm qua, trên những trang thơ, cùng với việc giới thiệu các tác giả có nhiều tìm tòi, có bút pháp riêng như Văn Cao, Thanh Thảo, Trần Vàng Sao, Phạm Tấn Hầu... Sông Hương đã chú ý đến những cây bút ở cơ sở - mà anh em trong tòa soạn gọi vui là "tác giả chân đất, như Phương Xích Lô, Nguyễn Thị Thái...