NGUYỄN HƯNG HẢI
Tranh của HS Võ Văn Quý
Tam nông
I
Tam Nông
Bao giờ em trở lại
Tôi vẫn đứng chờ em ngoài rặng vải
Chờ em ngoài cơn mưa
Tu hú kêu rối ruột bốn mùa
Kêu như thể em mới vừa xua đuổi
Kêu như thể rắc muối xuống ngày ôi
Đâu nhúm cỏ ngày xưa ta vặt ném lên trời
Em rách áo đi về trong khúm núm
Đêm để mất ngày tìm trong búi đũm
Cả một đời không dám lộ cùng ai
Em giấu ngày qua
Tôi sợ ngày mai
Tam Nông nhiều cái mất
Bao vội vã qua đường không để gặp
Em có về tắm lại bến Gành không?
Nếu có về nhớ gọi những hừng đông
Bến đã rủ con thuyền lên bãi sỏi
Sông Thao chảy quãng này như lầm lụi
Mẹ một đời cất chũm ngõ không trăng
II
Tam Nông
Đã khi nào ta cùng hẹn về thăm
Cái dốc nhỏ không phanh nào dừng được
Cái dốc nhỏ quanh co nhiều đoạn vượt
Ta đã từng đi trước lại về sau
Bao mất còn, thật giả ở trong nhau
Thương mến nhất là quãng đời đi học
Con đường đất không mưa mà vẫn trượt
Sắn và người ngã cạn mấy nghìn năm
III
Tam Nông
Tôi trở về thất lạc một vầng trăng
Đã hao khuyết cho tròn đầy nơi khác
Sóng của ngày hôm qua vẫn không thôi dào dạt
Bến bờ nào xa lắc
Khó hình dung?
Tam Nông
Có cái gì xua đuổi phía sau lưng
Có cái gì chặn ngang trước cổ
Mong gặp lại bàn tay quen cắt cỏ
Em đã từng chép hộ
Suốt chiều mưa!
Thôi đừng ai nhắc lại chuyện ngày xưa
Đã xưa hết cả những gì chưa tới
Đã xưa hết, dẫu đang nhiều mong đợi
Sao không quên câu ghẹo
Dắt lên đồi
IV
Tam Nông cho tôi
Tôi lại đã cho người
Bao câu chuyện của làng cười đang khóc
Bao câu chuyện chưa kể còn xanh tóc
Nghe một lần phơ phất tựa ngàn lau
Cả pha lê
Như cũng đã đổi màu
Con tu hú đã tìm đường bay mất
Em nhìn xem cây vải đã đâu rồi?
Năm em học lớp mười
Có còn trong ký ức
Năm tôi chờ hết cấp
Đã bay vù qua mặt những làng quê!
V
Cỏ còn không mọc nổi dưới vòm tre
Đừng vội trách tiếng chim ngoài rặng vải
Em có khác bao người không trở lại
Em vẫn em giữa phố sợ ao nhà
Sợ chuỗi ngày khoai sắn vẫn chưa xa
Sợ nhắc lại người chê
Quê cả nón
Ta chỉ có một quê không thể chọn
Nhưng em ơi, đừng để nhỡ hai lần
Bao giờ ta trở lại
Nếu có về rặng vải nhớ dừng chân.
(SH301/03-14)
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
VI THUỲ LINH
TRẦN MẠNH HẢO
Phạm Thị Phương Thảo - Trần Hữu Dũng - Bạch Diệp - Ng.H. Dao Trì - Nguyễn Đạt - Nguyễn Duy Từ - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Loan - Phạm Trường Thi
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
ĐÀM THÙY DƯƠNG
NHƯ QUỲNH DE PRELLE
Nguyên Quân - Đông Hà - Tiến Thảo - Nguyễn Hoàng Thọ - Lê Ngã Lễ - Cao Quảng Văn - Vĩnh Nguyên - Triệu Từ Truyền - Từ Hoài Tấn - Trịnh Bửu Hoài - Phạm Bá Thịnh - Ngàn Thương - Vũ Trọng Quang - Đức Sơn - Lương Viết Khiêm - Nguyễn Thiền Nghi - Ngô Đình Hải - P.N.Thường Đoan - Hoàng Xuân Thảo
Hoàng Thúy - Hào Thiện Chân - Phương Uy - Trần Huy Minh Phương - Phan Duy - Vũ Thiên Kiều - Châu Thu Hà - Trần Thị Bích Huyền
TRẦN THỊ HUÊ
TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
MIÊN ĐỨC THẮNG
Nguyễn Văn Vũ - Hường Thanh - Lê Trinh - Sơn Trần - Nguyễn Thị Nam - Trần Kiêm Thêm - Phùng Hiệu - Trần Thị Bảo Thư
Phạm Tấn Hầu - Trần Thị Tường Vy - Hồ Đăng Thanh Ngọc
Nguyễn Hoa - Lê Văn Ngăn - Y Phương - Thế Dũng
Phạm Văn Nuôi - Phan Trung Thành - Nguyễn Lãm Thắng - Tiến Thảo - Công Nam - Trần Xuân An - Nguyễn Công Thắng - Hà Văn Sĩ
Có lẽ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tác giả đã đặt vấn đề tìm kiếm câu trả lời muôn thuở: “Văn chương là gì?” Ở đây, Phan Hoàng Phương mượn ý của Trần Dần, Phùng Quán để nói về mình trong nỗ lực đó (bài Đi trong mưa gió).
HỒ MINH TÂM
HOÀNG THỤY ANH