Sự bi thảm của những con kiến

09:58 11/05/2017

HẠ NGUYÊN

Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.

Minh họa: Nhím

Cuối năm 2016, báo chí toàn cầu đã đưa tin câu chuyện cô bé cô bé Shreya Darji (12 tuổi) sống tại Deesa, Ấn Độ bắt đầu nghe thấy những âm thanh vang vọng và trong tai xuất hiện những nốt đỏ kể từ tháng 8/2016. Đám bạn ở trường đã đặt cho Darji biệt danh là “Nữ hoàng kiến”. Darji nói bị các bạn trêu chọc còn thoải mái hơn cảm giác có thứ gì đó đang chuyển động trong hốc tai mình. Các nhà khoa học đã soi tìm trong tai cô gái và đếm được cả ngàn con kiến đang sống, đi lại, ăn uống và reo hò trong đầu cô gái. Người ta không thể giải thích tại sao những con kiến có thể chui vào tai Darji. Với đàn kiến đó, thế giới của chúng là không gian trong hốc tai của Darji, như một căn phòng tăm tối trong sự ấm áp vô nghĩa bởi ngoài kia đang là không gian đầy ánh sáng và ấm áp nắng trời.

Tiểu thuyết “Căn phòng” của Emma Donoghue (2010) kể lại câu chuyện một gã đàn ông bắt cóc giam cầm cô gái xấu số lúc 17 tuổi trong nhiều năm trong một căn phòng tù túng, tách lìa thế giới bên ngoài. Gã hãm hiếp đến mức cô gái 17 tuổi sinh đứa con trai trong căn phòng và hai mẹ con sống ở đó đến 5 năm. Lo sợ cho sự sống bị gã đàn ông đe dọa hàng ngày, người mẹ đã chấp nhận sống trong căn phòng và tìm mọi cách thuyết phục con trai tin rằng căn phòng đó là cả thế giới. Nhưng tính hiếu kỳ của đứa con trai ngày càng lớn đã khiến người mẹ phải nói cho cậu bé biết sự thật là thế giới bên ngoài đáng sống hơn nhiều. Giải thích cho câu bé biết sự thật về đời sống bên ngoài cũng không hề dễ dàng, bởi cậu bé không thể hình dung được rằng, một chiếc lá có thể là màu xanh, một khi suốt nhiều năm từ khi lớn lên, cậu chỉ được nhìn vài chiếc lá khô hiếm hoi rụng bay mắc vào khung tấm mái trong nhỏ nhoi. Người mẹ cũng vạch kế hoạch trốn thoát bằng cách cậu bé giả chết để được gã đàn ông đem ra ngoài vứt xác. Cuối cùng, hai mẹ con cũng được giải thoát và cậu bé được trải nghiệm thế giới bên ngoài… (Cuốn tiểu thuyết này đã lọt vào danh sách chung kết của giải Man Booker Prize năm 2010. Sau đó được dựng thành phim bởi đạo diễn Lenny Abrahamson. Căn phòng được trình chiếu ở Liên hoan Phim Telluride vào ngày 4 tháng 9 năm 2015 và được phát hành giới hạn ở Mỹ vào 16/10/2015. Bộ phim được đề cử cho bốn Giải Oscar).

Một tùy bút của Alexander Solzhenitsyn “Đống lửa và bầy kiến” kể:

“Tôi quẳng vào đống lửa một khúc gỗ mục, không để ý trong ruột gỗ bầy kiến làm tổ đặc nghẹt. Khúc gỗ nổ lách tách, bầy kiến túa ra, tuyệt vọng chạy tán loạn, chạy trên thân gỗ rồi quằn quại cháy trong ngọn lửa. Tôi khều khúc gỗ và hất nó ra rìa. Lúc này, nhiều con kiến thoát nạn chạy xuống cát, leo lên đám lá thông. Nhưng lạ thay: chúng không chạy xa đống lửa. Vừa qua cơn kinh hoàng, chúng đã quay ngược lại, chạy loanh quanh, và như có một sức mạnh vô hình kéo chúng trở về, về chốn quê hương vừa mới rời xa! - rất nhiều con kiến, một lần nữa lại leo ngược lên khúc gỗ đang cháy, cuống quýt chạy dọc thân gỗ rồi chết ở đó...”.

Câu chuyện của A. Solzhenitsyn chỉ vỏn vẹn 138 chữ, song rõ ràng thông điệp lớn hơn rất nhiều.

Chúng ta thường nói về sự phi thường, sự thông minh của kiến, rằng trong một phút, một con kiến đã bước nhiều bước chân di chuyển một đoạn đường dài hơn bản thân nó vài ngàn lần, có thể mang vác miếng mồi to lớn hơn nó gấp 50 lần… Đối với một con kiến, một phút trôi qua là cả một thời gian căng thẳng và nhọc nhằn, một ngày trôi qua là cả một đoạn đời dài gian nan, song chúng vui vẻ bởi chúng có đức tính cần cù, nhẫn nại, vị tha, lạc quan yêu đời… So với con người, một phút chưa đủ để soi gương, và trên facebook, một phút chỉ có thể thực hiện vài cái like giao hữu. Xem ra, một phút của con kiến ý nghĩa hơn một phút của con người…

Tuy nhiên khi nhìn cả ngàn con kiến sống trong lỗ tai của Darji như trong Căn phòng của Emma Donoghue, đặc biệt qua cái nhìn của A. Solzhenitsyn, kiến vẫn ngu xuẩn, và bi thảm vô cùng…

H.N
(SHSDB24/03-2017)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • “Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng. Dự án vẫn được thải bằng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro... Nếu làm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế!”.

  • AN ĐÔNG  

    Khi những hạt mưa cuối cùng của mùa đông đã ngớt trên mặt sông sóng sánh và những vạt nắng đã bắt đầu tràn đến trên đám lá cỏ tơ non, người ta biết từ đâu đó, mùa xuân đã nhẹ nhàng gõ cửa.

  • Đô thị Việt Nam vốn yếu kém về quy hoạch, kiến trúc, chắp vá, lộn xộn, những tưởng những tượng đài sẽ góp phần cải thiện môi trường văn hoá, môi trường đô thị thì ngược lại những tượng đài to, xấu và lệch chuẩn càng góp phần làm cho bộ mặt đô thị trở nên tồi tệ hơn và chắc chắn nó để lại lâu dài nhiều hậu quả xấu về thẩm mỹ, xã hội cho con em, thế hệ trẻ.

  • Vừa qua, ngày 7/1/2013, tại TP. Huế đã diễn ra Hội thảo Quốc gia về “Dạy học Ngữ văn ở Trường phổ thông Việt Nam”. Sau đấy 3 ngày, 10/1/2013, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Hội Nhà văn Việt Nam đã ký kết văn bản hợp tác giữa hai cơ quan này về “Phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học giai đoạn 2013-2020”.

  • Sự ra đời của Gangnam style đánh dấu thời điểm mà thị giác nghe nhìn của công chúng nói chung đã có những sự sa sút, mệt mỏi về mặt thẩm mỹ nghệ thuật.

  • Trong 10 năm gần đây, giáo dục Việt Nam có gì đổi mới? Đây là câu hỏi nhức nhối dành cho những nhà làm giáo dục, bao gồm cả những nhà giáo dục uyên thâm, đã từng đăng đàn đề nghị chấn hưng giáo dục.

  • Trong kháng chiến chống Mỹ, cùng với những thắng lợi trên chiến trường miền Nam, miền Bắc không chỉ làm tốt nhịêm vụ hậu phương lớn của cả nước, mà còn đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của quân đội Mỹ.

  • PHẠM HỮU THU  

    Ngày 22/12/2010, nhân kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trân trọng trao tấm bằng công nhận Di tích lịch sử cách mạng cho địa điểm Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế - 1945 tại 118 đường Lê Duẩn, Huế. Người nhận là ông Đặng Văn Việt, cựu sinh viên của ngôi trường độc đáo này.

  • Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế sắp tiến hành Đại hội Hội Nhà báo lần thứ V, nhiệm kỳ 2012 - 2017. Đây là lúc toàn thể các hội viên nhà báo đang tác nghiệp ở Thừa Thiên Huế nhìn lại một chặng đường đã qua, để cùng xác định những việc cần làm trong thời gian đến.

  • Báo chí Thừa Thiên Huế: Nâng cao bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới

    Th.S. PHAN CÔNG TUYÊN
    UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

  • MINH KHUÊ - BẢO HÂN

    Sáng ngày 5/9, đại diện các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn đã có dịp chia vui với Bệnh viện Trung ương Huế (BVTƯ Huế) và gia đình bệnh nhân Hứa Cẩm Tú, người mà sau 10 lần mổ đến nỗi “người chị Tú không còn máu của chị Tú nữa” xuất viện. Thêm một thành tựu y học đã được xác lập và trở thành một y văn của Việt Nam và thế giới về ghép thận.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

    "Nói đùa thì nói, nhưng có lẽ sẽ phải mở những loại trường đặc biệt, không hạn chế tuổi cho những người đến nay chưa học được gì ngoài việc "lãnh đạo", để cho bây giờ dù đã tứ tuần, họ vẫn có thể học được một nghề có ích. Phải tổ chức việc đó trên qui mô lớn trong phạm vi cả nước".

  • MINH KHUÊ

    Thời gian gần đây đã xuất hiện tin đồn: Carlsberg đã bán Công ty Bia Huế cho đối tác Trung Quốc, hình tượng 5 ngôi sao trên vỏ lon bia Huda mới giống biểu tượng cờ Trung Quốc và do Trung Quốc sở hữu Bia Huế nên họ đã dùng chất chống say; có chất tiêu diệt tinh trùng, gây hại cho sức khỏe... Thông tin sai lệch này đã gây tâm lý bất an trong xã hội, ảnh hưởng đến sản xuất đến sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế.

  • Tham luận phát biểu của một số tác giả quen biết trong tỉnh tiến tới "Hội nghị thơ miền Trung" do Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên tổ chức năm 1986.

  • NHÂN TÀI, TẢN MẠN NHÌN TỪ HUẾ

    HỒ TRƯỜNG AN

  • ĐỖ KIM CUÔNG 

    1.
    44 năm trước khi mới chỉ là chàng trai 17 tuổi, sốt rét quặt quẹo, nằm trong căn hầm dã chiến thuộc trạm xá tiền phương sư đoàn 324, đặt dưới chân điểm cao 360, bên sông Bồ chịu trận với hàng trăm quả pháo và từng đợt máy bay B57 của không quân Mỹ phá nát rừng Hương Trà, chưa bao giờ trong tôi nẩy ra ý nghĩ một ngày kia mình sẽ viết văn.

  • HỮU THỈNH  

    Đã có lần tôi nói, mỗi lần về Huế, luôn có cảm giác đi dưới bóng mát của các tên tuổi. Đó không phải là câu nói lấy lòng, mà thực sự là một cảm nhận văn hóa.

  • PHAN CÔNG TUYÊN

    Văn học, nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

  • LTS: Như tin đã đưa, đầu tháng 4/2012 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo “Văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế” ngay tại xứ sở thi ca. Để bạn đọc tiếp cận được tinh thần hội thảo, Sông Hương giới thiệu bài tổng thuật của PV và tham luận trình bày tại hội thảo của nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịnh UBTQ LHCH VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và của đồng chí Phan Công Tuyên, UVTV - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TT Huế.

  • LÊ CUNG

    Kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế (1957 - 2012)