Nằm trong xu thế toàn cầu hóa tri thức mạnh mẽ, trong các ngày từ 12 đến 14/ 11/2016 vừa qua, tại thành phố Đài Nam (Tainan), của Đài Loan, đã diễn ra Hội thảo quốc tế về Việt Nam học và Đài Loan học do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học quốc gia Thành Công (Đài Loan) tổ chức.
Nằm trong xu thế toàn cầu hóa tri thức mạnh mẽ, trong các ngày từ 12 đến 14/ 11/2016 vừa qua, tại thành phố Đài Nam (Tainan), của Đài Loan, đã diễn ra Hội thảo quốc tế về Việt Nam học và Đài Loan học do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học quốc gia Thành Công (Đài Loan) tổ chức. Sự kiện này có ý nghĩa khu vực và quốc tế, thể hiện đường lối chính trị và cấu trúc văn hóa tại Đài Loan hướng về Nam (Việt Nam/Đông Nam Á). Qua đây, chúng ta có thể thấy vị thế của Việt Nam ngày đang trở nên quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh biển Đông đang trở nên căng thẳng. Có thể nói nhìn từ Đài Loan, chưa lúc nào, khi nào, những nhà nghiên cứu đến từ Việt Nam tham dự tại Hội thảo lại có cái nhìn về Việt Nam sâu sắc và toàn diện đến như thế. Sự kiện thú vị này sẽ được cộng tác viên Sông Hương tường thuật từ Đài Loan bởi một bài viết trong số này.
Trong tháng 11, Phật giáo Việt Nam nói chung và xứ Huế nói riêng vừa có sự mất mát lớn lao - Hòa thượng Thích Chơn Thiện viên tịch. Ngoài các công trình nghiên cứu, dịch thuật Phật học, khi còn trụ thế, Hòa thượng đã viết nhiều cuốn sách về văn hóa dân tộc, trong đó có biên khảo “Tư tưởng Việt Nam: Nhân bản thực tại luận”. Số này, SH xin trích đăng một số đoạn trong biên khảo đó, như là sự bày tỏ lòng ngưỡng vọng đến vị tỳ kheo đạo cao đức trọng vừa thu thân viên tịch.
Một trong những bài nghiên cứu đáng chú ý của số báo này: “Ảnh hưởng của ca Huế trong sáng tác ca khúc về Huế thế kỷ XX”. Tác giả đã khảo sát trên 100 ca khúc viết về Huế trong thế kỷ XX, đối sánh với các bài bản được xem là Ca Huế, và đi đến kết luận: “Trong sự phát triển của nền Tân nhạc Việt Nam, phong cách đặc sắc của âm nhạc nói chung và Ca Huế nói riêng đã gợi hứng cho nhiều sáng tác mới có giá trị… Có thể nói những ảnh hưởng của nghệ thuật Ca Huế đã tạo nên một dòng nhạc mới mang phong cách Huế trữ tình, sâu lắng như tâm hồn và lối sống của con người ở đây”. Đây là một nghiên cứu khá thú vị về âm nhạc Huế.
Cùng trôi trong tâm thức văn hóa Sông Hương, bài viết “Tâm thức văn hóa Huế trong tùy bút Nguyễn Xuân Hoàng” nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất nhà văn đăng trong số này, là nén tâm hương thay mặt cho nhiều bạn đọc, bạn văn tưởng nhớ một văn nhân tài hoa đã đi xa khi tuổi đời còn trẻ. Một trong những điều mà bài viết nhắc đến sẽ được nhiều người tâm đắc: “Những tác phẩm của Nguyễn Xuân Hoàng sẽ không đoản mệnh như cuộc đời ngắn ngủi của Hoàng bởi những vẻ đẹp văn chương và tính nhân bản trong sáng tác”.
Những sáng tác trong số này, sẽ là những trang viết đem lại cho bạn đọc những bất ngờ về kỹ thuật và ý tưởng mới mẻ không chỉ trong truyện ngắn mà cả những trang thơ.
Đang là những ngày chuẩn bị khép lại năm 2016 bề bộn công việc. Kính chúc quý bạn đọc sức khỏe và có những giờ phút thư giãn thú vị cùng Sông Hương.
BAN BIÊN TẬP
Dưới đây là mục lục Sông Hương
VĂN:
- CHIẾC ÁO SECOND-HAND - Phạm Duy Nghĩa
- VỀ NHÀ - Lê Minh Phong
- MƯA AN CỰU - Nguyên Hương
THƠ:
PHẠM VĂN NUÔI - HỒ MINH TÂM - PHAN TRUNG THÀNH
NGUYỄN LÃM THẮNG - HOÀNG THỤY ANH - TIẾN THẢO - CÔNG NAM
TRẦN XUÂN AN - NGUYỄN CÔNG THẮNG - HÀ VĂN SĨ - PHAN HOÀNG PHƯƠNG
NHẠC:
- MÙA ĐÔNG THỨC GIẤC. Nhạc : Nguyễn Hoàng Dương & Thơ: Nguyễn Thánh Ngã
- LÊN ĐÀ LẠT LẠI NHỚ VỀ HUẾ. Nhạc & Lời: Lê Hưng Tiến - Bìa 4
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- TƯ TƯỞNG VIỆT NAM: NHÂN BẢN THỰC TẠI LUẬN - HT Thích Chơn Thiện
- GIỚI HẠN THÂN PHẬN CON NGƯỜI VÀ MOTIF TỰ TỬ TRONG TRUYỆN NÔM BÁC HỌC - Nguyễn Quang Huy
-TỪ ĐÀI LOAN NHÌN VỀ VIỆT NAM VÀ HƯỚNG RA TOÀN CẦU HÓA - Yến Thanh
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- Kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (2006 - 2016):
- XIN CHÀO, THÁNG 12! - Nguyễn Trương Khánh Thi
- TÂM THỨC VĂN HÓA HUẾ TRONG TÙY BÚT NGUYỄN XUÂN HOÀNG - Trần Hoài Anh
Dọc đường văn nghệ:
- NGUYỄN NGỌC HẠNH ĐẮM ĐUỐI CÙNG THƠ - Trần Dzạ Lữ
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- ẢNH HƯỞNG CỦA CA HUẾ TRONG SÁNG TÁC CA KHÚC VỀ HUẾ THẾ KỶ XX - Phan Thuận Thảo
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- TÍNH MỜ ĐỤC CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG - Tuệ Đan
- Bìa 1: Tác phẩm “NHẠC CỔ TRUYỀN” (Sơn dầu) của họa sĩ Ngô Tâm
- Phụ bản bìa 3: “THÔNG ĐIỆP TỪ NHỮNG HẠT CÁT”- Khả Hân
- Những khoảnh khắc đẹp: Tác phẩm “XÓM CHÀI VEN SÔNG” - Ảnh: Đặng Văn Trân
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Lê Minh Phong, Nhím
TG tổng hợp
Ngày 09/6, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã ký ban hành Công văn chỉ đạo các các sở, ngành triển khai thực hiện công trình bảo tồn, tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên.
Khảo sát sơ bộ cho thấy trong hành trình cứu nước, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trải qua gần 20 công việc, nghề nghiệp khác nhau. Những công việc của nhà nông, công nhân, thợ thuyền, trí thức, thương gia, Bác đều đã từng làm. Trong tất cả những danh hiệu mà Người được vinh danh, Bác chỉ nhận mình là người yêu nước và nhà cách mạng chuyên nghiệp là công việc mà Người theo đuổi suốt cuộc đời.
Ngày 28 tháng 4 năm 2021, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 892/KH-SVHTT về tổ chức cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế” năm 2021.
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996, cuốn sách nổi tiếng viết về Bác Hồ có tên "Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng" của nhà văn Trình Quang Phú đã được 6 nhà xuất bản tái bản tới 19 lần. Ở mỗi lần tái bản, tác giả đều có những chỉnh sửa, bổ sung các tư liệu mới có giá trị.
Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành tấm bản đồ mô tả lại hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ, kích cỡ ngang 1m, cao 70cm, in 4 màu trên giấy dày.
Trong suốt Triển lãm và Hội sách trực tuyến, độc giả sẽ có cơ hội mua sách với giá giảm 50-70%. Trong đó có nhiều đầu sách về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành khảo cổ khu vực hai bên chái của điện Thái Hòa.
Sáng 29/5, Ủy ban Bầu cử tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết 79/NQ-UBND về việc công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều ngày 28/5, UBND tỉnh phối hợp với Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) tổ chức khai trương Trung tâm điều hành UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/4 vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức buổi họp báo phát động “Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VII”.
Sáng 24/5, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh do ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng Đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế tại chùa Từ Đàm nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2021 – Phật lịch 2565.
Trong ngày bầu cử 23/5, đông đảo cử tri của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến 930 khu vực bỏ phiếu để thực hiện quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra từ 7h00-19h00 Chủ nhật, ngày 23/5/2021. Để thực hiện việc bỏ phiếu, Hội đồng bầu cử Quốc gia hướng dẫn cử tri cần nắm rõ các bước được tóm tắt thông qua quy trình 6Đ dưới đây.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều 06/5, tại trường Đại học Nghệ thuật (Đại học Huế), Khoa Mỹ thuật tạo hình, Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề "Đối thoại".
Sáng 17/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng lãnh đạo thành phố Huế đã có buổi khảo sát thực tế khu vực đồi Vọng Cảnh để có phương án khai thác, cải tạo, chỉnh trang và quản lý phù hợp; đồng thời, kiểm tra tiến độ xây dựng, mở rộng nhà máy nước sạch Vạn Niên.