Minh họa: Ngô Lan Hương
Buổi sớm nay, sau lễ rửa tội con bé Kun (tên con bé được gọi ở nhà). Tổng giám đốc Vũ là bố của con bé, mặc dầu hai đầu gối mỏi nhừ nhưng vẫn quì, nài nỉ cha Sinh. “Lạy Chúa, dù sao cha cũng là ông trẻ, xin cha cho chúng con một ngày vui trọn vẹn”. Cha Sinh lưỡng lự nhìn cụ bà Anna Nhỡ, bà cụ sụt sịt cặp mắt nhăn nheo cầu khẩn, cha khẽ gật đầu. Cha Sinh đưa bàn tay khô gầy, xoa nhẹ vài giọt nước từ cái bình sứ mà cậu phụ lễ đang nghiêng, làm dấu lên vầng trán hồng của con bé. Chắc là hơi lạnh, nó mở cặp mắt nhay nháy đen ngơ ngác nhìn. Hồi Vũ hai tháng tuổi cũng đã được rửa tội. Ông ngoại Vũ là cụ trùm Hậu làm cha đỡ đầu. “ Nhân danh Cha và Con và Thánh thần ta rửa cho con, Giuse Vũ”. Bà Nhỡ lúc ấy xinh và còn trẻ, quì một mình dưới bàn thờ Đức Mẹ, lầm nhầm cầu nguyện cho người chồng đang ở xa. Bố Vũ là một trong những sĩ quan cấp tá miền Bắc đầu tiên, đi ngược vào
Cha Sinh và cụ bà Anna Nhỡ được mời vào phòng VIP có bàn tròn dành cho sáu người. Vũ xếp cha Sinh ngồi giữa hai trung niên. Một giới thiệu là giám đốc kiêm nhà thơ hội viên Hội nhà văn Việt . Một nữa là phó của Vũ phụ trách về hành chính tự xưng tên là Trần Công Thắng. Đối diện cha Sinh là cô bé thư ký của Tổng giám đốc Vũ. Cụ bà Anna Nhỡ được cậu con giai dìu gần như đặt xuống ghế mắt hấp háy quáng gà vì nhiều chớp lóa trắng từ đèn flash của các loại máy ảnh. Vũ xin phép mọi người ra ngoài tiếp khách, trước khi ra Vũ nghiêm nét mặt khẽ liếc Trần Công Thắng. Phó tổng giám đốc phụ trách hành chính trịnh trọng quay sang cha Sinh. - Thưa, để dễ nói chuyện trong một bữa tiệc có nhiều tục khách, xin cho phép một cách xưng hô. Cha Sinh cười. Đài truyền hình Hà Nội có làm một phóng sự dài về việc giáo sứ quyên góp quần áo cho đồng bào bị lũ lụt. Anh chàng phóng viên hai mươi tư tuổi loay hoay chọn đại từ để bắt đầu phỏng vấn “ Thưa tôn ông, xin tôn ông cho biết quan điểm của mình về từ thiện” Chắc anh ta chưa bao giờ đi đến nhà thờ. Trong diễn từ mới đây của Đức Thánh Cha một trong những quan tâm lớn nhất của người là thế hệ trẻ. Ông nhà thơ thâm thúy. - Nee no men Deoquacras, Deus no ment est. Đừng tìm hiểu danh hiệu của Chúa. Chúa là danh hiệu. Thưa cha, tôi nói thế có đúng không ạ. - Thưa ông, vâng. Một anh chàng gầy lêu đêu đi vào cầm caméra với đèn rọi quét sáng trưng bàn ăn. Vợ Vũ đã dặn kỹ, phải “dum” ống kính đặc tả món vịt quay Bắc Kinh. Cô bé thư ký nũng nịu nhìn ông nhà thơ cất giọng oanh. - Nếu nói như vậy thì em có thể gọi cha đây là ông, là anh cũng đều được chứ ạ. Cặp mắt đen thêm sẫm bởi hàng lông mi giả dầy cong long lanh nhìn cha Sinh. Cha nhấp ngụm rượu nhỏ khẽ gật đầu. “Thưa cô, vâng”. Cụ bà Anna Nhỡ đang chập chuội nhai bật khe khẽ “Lạy Chúa”. Ông phó tổng phụ trách hành chính khéo léo tiếp một miếng vây cá cho cụ bà Anna Nhỡ rồi quay sang ép mọi người cạn hết tuần rượu. Cha Sinh đã có vẻ lâng lâng. Ông phó tổng chạm mạnh cái ly không vào ly rượu mới của cha Sinh và của nhà thơ kiêm giám đốc. - Thưa quí ngài, khách sạn có hai món nổi tiếng thì cả hai đều hiện diện trên bàn. Người ta thường nói linh mục và nhà văn thì ăn rất sành, vậy tôi đố hai quí ngài đó là hai món nào. Kế cả sau mùa chay, cha Sinh cũng rất hiếm khi ăn thịt. Có những chuyện đơn giản là thể tạng, đâu có phải là chuyện giữ gìn lề luật hay đạo đức. Ăn đồ nhiều đạm cha thấy nặng mình. Chúa đã chọn vậy thì đành phải vậy. Nhà thơ kiêm giám đốc tiếp tục thâm thúy. - Nếu đúng theo văn hóa ẩm thực thì linh mục mới sành ăn còn nhà văn chỉ được cái sành mồm. Sách quí cũng như đồ ngon không thể biết một sớm một chiều. Thưa cha, về điểm này tôi xin nhường cha. Cha Sinh sẽ sàng nhấp môi vào ly rượu vẫn nhỏ nhẹ “ Thưa ông, vâng”. Cụ bà Anna Nhỡ co người lại trên chiếc ghế ăn rộng, trông cụ càng nhỏ thó. Vũ từ ngoài vào khẽ liếc chai rượu vơi chừng hơn nửa sầm mặt nhìn Trần Công Thắng. Ông phó tổng lật đật rót một tua đầy các ly, khăng khăng bắt mọi người phải cạn mừng sức khỏe con bé Kun. Việc đạo việc đời nhiều lúc cũng giống nhau. Một linh mục ngồi giữa hai giám đốc. Trên đời Sọ, kẻ dữ cũng đóng đinh câu rút Chúa Jésus giữa hai thằng kẻ cướp. Hôm nay đâu phải là một bố cục ngẫu nhiên mà đấy là ý của Vũ. Cách đây hai tháng, Vũ bắt gặp vợ đang nức nở trong phòng ngủ, bừa bãi trên giường là những kiểu ảnh Vũ chụp với cô bé thư ký ở khách sạn Hạ Long Plazza. Vũ quì xuống xin lỗi vợ, vòng vèo gần ba tiếng mới biết mỗi bức ảnh vợ Vũ mua lại với giá 100 đô. Hôm sau đến cơ quan, Vũ vừa dập cửa phòng làm việc riêng vừa hét vào mặt cô bé thư ký. “ Đúng là giống đàn bà, tham như chó” “ Em đâu có làm chuyện gì” “ Người bán ảnh là bố cô, tôi biết cả rồi”. “ Em yêu anh, em muốn anh là của em” “ Tôi là người có đạo, đừng hy vọng tôi nghĩ chuyện ly dị vợ” Cô bé thư ký chợt cứng người nhìn Vũ rồi đột nhiên cười khẩy. “ Anh là đồ đạo đức giả” Vũ cay cú nhìn lại. Thi thoảng đọc báo công an Vũ có gặp vài vụ trọng án mà những gã vũ phu thường bóp cổ người tình “ Anh tưởng tôi không biết dạo này anh ưỡn ẹo đi lễ nhà thờ lại đấy à. Đàn ông các anh có bao giờ hết tội đâu mà mong rửa tội. Mười thằng thì như cả mười” Vũ đần mặt. Cô bé thư ký bỗng khanh khách cười, mở tủ lạnh lấy lon Tiger kề nhẹ vào miệng Vũ. “Thôi, em xin. Thế anh có muốn cá không” “ Cá cái gì” “Anh cứ bố trí đi để hôm nào em sẽ lột truồng tay linh mục mà dạo này anh ra sức khen là thánh thiện”. Vũ nhắm mắt trầm ngâm nghĩ và vô thức gật đầu. Cha Sinh bị ép thêm cốc nữa mặt nhợt nhạt thấy rõ. Trần Công Thắng dìu cụ bà Anna Nhỡ ra ngồi nghỉ xa tiếng ồn ở tít cái ghế dài phía ngoài tiền sảnh. Vũ chợt nghĩ là mình đang chơi ác và trong sâu cũng mong cha Sinh đứng dậy. Nhưng cha có vẻ lưỡng lự khi cô bé thư ký chuyển sang ngồi cái ghế sát cạnh mà nhà thơ cố ý nhường. Bộ ba tiền đạo này đã phối hợp với nhau nhiều lần và họ luôn thất bại. Vũ đột ngột thở dài, chợt nhiên như mộng du lang mang đi qua đám đông thực khách vào sâu trong hoa viên khách sạn có cái ghế đá vắng dưới ngọn đèn mờ. Vũ không có thói quen trách mình nhưng vẫn thấy thật nhiều bâng khuâng. Chợt có ai ngồi cạnh, Trần Công Thắng vẻ đắc ý thông báo - Lùa được lão vào phòng Karaoke rồi. Đề- pa bằng bài Mừng Chúa giáng sinh. Vũ nhổ nước bọt, rất nhiều lần Vũ nằm mơ thấy mình đọc quyết định cách chức phó tổng giám đốc. Giấc mộng đẹp nhưng cũng chỉ là mộng. Đường quan sự của Vũ hanh thông theo đằng ngoại. Trần Công Thắng là đệ tử ruột của bố vợ Vũ. Những chiếc ghế Vũ đã và đang ngồi đều ấm mùi mông nhạc phụ. Vũ nặng nề đứng lên, đã quá nhiều lần Vũ chứng kiến những người đạo mạo từng làm gì trong phòng hát. Thượng đế đã chết. Vũ ngước mắt nhìn mẹ mình đang loay hoay ngơ ngác đi ra đi vào ở phía cổng khách sạn. Vũ lê lết bước bỗng thấy đau hai vai. Cõng thập giá chẳng bao giờ là lao động nhẹ. Vũ đẩy cửa phòng Karaoké. Màn hình đang chạy ca từ của Trịnh Công Sơn. Nền minh họa sau là cảnh nhà thờ Đức Bà. Giám đốc kiêm thi sĩ, chắc quá say đầu chúi xuống gầm salon, một vệt nôn đậm bò vòng quanh cổ. Cô bé thư ký đang khóc, úp mặt vào hai tay nức nở. “ Xin Người tha tội cho con”. Không thấy có cha Sinh. Vũ đột ngột quỳ và vụng về làm dấu thánh. 3-7-99 N.V.H (131/01-2000)
|
NGUYỄN NGỌC LỢICây mai dáng trực đặt nơi khoảng sân lát gạch đỏ của toà nhà ấy đã làm xôn xao cả phố. Gốc cây mai to gộc, u bạnh của nó bám đầy địa y mốc xanh mốc trắng.
TRẦN THÙY MAIThấp thoáng trong văn Trần Thùy Mai là sự phô phang hình hài của linh tự. Những linh tự tủi buồn bởi hết thảy chúng đều được hoài thai từ “độ chênh” của những mối tình khó lần ra hồi kết. Điều đó khiến mỗi truyện ngắn của Mai như là một miếng hồng trần nhỏ nhắn - chị lặng lẽ vấy vá bằng sợi tầm ma trước mỗi rạng đông...
QUẾ HƯƠNGTôi băng qua đường để lên cầu Trường Tiền. Thằng Tí kéo tay tôi lại: “Cậu qua đường mần chi, xe cán chừ!”. Tôi cứ qua. Đám trẻ con đang chơi ở công viên trước mặt ném đá vào tôi. Tôi chạy lên cầu. Đám trẻ réo: “Ông điên! Ông điên!”. Tí chạy theo, vừa thở, vừa nắm tay tôi: “Ai bảo cậu qua bên ni, dắt cậu thiệt mệt!”.
NGUYỄN NGUYÊN PHƯỚC Vào một buổi tối mùa thu, Đinh Hoài Viễn, một nhà văn trẻ tuổi, một người hoàn toàn vô danh trong văn giới, trong khi bóc phong thư mới nhận được vào buổi sáng ngày hôm đó, đã phát hiện ra ở mặt sau cái phong bì rỗng ấy một văn bản kỳ lạ trong hình thức của một truyện ngắn không đề tên tác giả.
ĐỖ KIM CUÔNGQuán cà phê cây sứ của vợ chồng Tư Hiền nằm ngay mặt tiền con đường nhỏ dẫn ra biển. Quán không trang hoàng đèn xanh đèn đỏ, không quầy két, không người chạy bàn, chỉ dăm ba bộ bàn ghế nhựa rẻ tiền.
HƯƠNG LANNàng sống trong một ngôi nhà xưa, được xây cất từ đời ông cố của nàng, tính ngót nghét nó cũng hơn trăm tuổi. Ngôi nhà nằm giữa một khu vườn mênh mông.
LƯƠNG VĂN CHILGT: Nhà tù, nơi chưa mảy may cải hóa được người đàn ông từng trác táng trên nền đạo đức xã hội, nhưng... Truyện được thắt nút khi Thuần “lột trần” vẻ đẹp phồn sinh xuân thì để minh chứng cho những ham muốn nguyên khai của con người là có giới hạn. Không khiên cưỡng ở nhiều chi tiết nhạy cảm, không tục trần trên từng đường cong mỹ diệu... Kịch độc đã thật sự “tiêm” những rung cảm lạ lùng vào miền hoang mê của lương tri đồng loại.
GIAO CHỈ Bão tố thường nổi dậy từ biển khơi hùng vĩ và kể cả. Những hút gió sấn sổ táp xuống mặt đất bao la quăng dội, tàn sát điên cuồng cho hả những cơn giận dồn góp lâu dài.
NGUYỄN ĐẶNG MỪNG Những người thắt đáy lưng ongVừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con (Tục ngữ)
TRẦN THÙY MAIỞ tuổi bốn mươi da mặt nàng vẫn trắng hồng, chưa thoáng một nếp nhăn. Ai nhìn kỹ lắm mới thấy những vết hằn bắt đầu hiện ra quanh cổ, thường được che rất khéo bởi những chuỗi hạt trang nhã. Mà đâu ai nhìn kỹ làm gì. Đứng trước một người đàn bà, dại gì không dán mắt vào vẻ đẹp mà lại đi săm soi tìm khuyết điểm.
NHẤT LÂMKinh thành Huế năm Bính Thìn, thiên hạ xôn xao vì một vụ án đại hình gây bất bình trong cả nước, và để lại cho hậu thế một nỗi tiếc thương khôn nguôi cho hai nhà chí sĩ.
XUÂN ĐÀILàng Tân Mỹ Đông nằm dưới chân núi Tịnh Hồng, trước năm 1975 là vùng của quốc gia, nói cho ngay ban ngày quốc gia điều khiển về hành chính, ban đêm “việt cộng” kiểm soát mọi mặt. Trong làng nhiều người đi lính hai phía, phía nào cũng có sĩ quan cấp tá, cấp úy và binh nhất, binh nhì…
TRẦN DUY PHIÊN1. Xuống tới biền, Lê và tôi thấy chú Phip và hai con bò đứng bên giàn cày. Chẳng chào hỏi, chúng tôi bắt tay vào việc. Tôi tiếp tục đắp bờ mương ngăn đất trồng rau với cái tum đổ nước vào sông Dakbla, còn Lê lo chỉ việc cho chú ấy.
QUỲNH VÂN"Lục bình vừa trôi vừa trổ bôngLục bình không kịp dừng để tím..."
TRÚC PHƯƠNGÔng già ngồi trên chiếc ghế bố làm bằng manh bao phía dưới bóng cây đa lão – trụ sở của Hội những người bán máu kia, sinh năm 1919, tròn 82 tuổi.
NGUYỄN THỊ THÁI Ngoài vườn có tiếng đánh sạt. Lại một chiếc tàu cau rơi. Con Vàng buồn bã đứng dậy, thất thểu đi ra. Hình như tiếng rơi khiến nó đau lòng.
HÀ KHÁNH LINH "Con gái PhổỞ lỗ trèo cau"
TÔ VĨNH HÀChỉ còn ít phút nữa, cái công việc căng thẳng, vừa đơn điệu vừa nặng nề của chúng tôi sẽ kết thúc: Buổi chấm thi sau cùng của một mùa tuyển sinh đầy sóng gió…
TRẦN DUY PHIÊN - Cắp vở qua bên chú Kỳ nhờ chú chỉ cho mà học! - Mẹ tôi nói. Tôi vẫn giả bộ không nghe. Những con tò he bằng đất do tôi nặn lấy chưa khô. Tôi mà bỏ đi có người phá - Nói thế mà không thủng tai ư? - Mẹ đảo mắt tìm một vật gì đó làm roi.
HOÀNG THÁI SƠN Dì Ty khép cửa rồi ngồi vào góc giường lôi tiền dưới gối ra đếm. Hai tờ hai mươi ngàn, một mới, một cũ gấp đôi gần đứt rời; hai tờ mười ngàn, một mới, một cũ dính vẩy cá; một tờ năm ngàn quăn góc; hai tờ một ngàn dính mực và âm ẩm. Sáu mươi bảy ngàn cả thảy. Đếm lần nữa: sáu mươi bảy ngàn. Rồi dì mở rương, xếp tiền vào từng ô.