Rap 'tự chế' của giới trẻ chinh phục khán giả

08:54 07/05/2013

Thời gian gần đây, những bản nhạc rap tự sáng tác, tự chia sẻ của giới trẻ đang giành được nhiều sự quan tâm của công chúng bởi ngôn từ giản dị và ý nghĩa xã hội sâu sắc. 

Khi “nhạc sỹ vô danh” lên ngôi

Những bản nhạc rap đình đám thời gian gần đây phải kể đến là Tau thích mi, Quê tôi Thanh Hóa, Người mẹ nghèo... Tất cả đều do những bạn trẻ không tên tuổi sáng tác và thể hiện. Nội dung của những bài hát này thường được các tác giả lấy ý tưởng từ chính cuộc sống thực tiễn.

Bởi vậy, tuy phần lời không ủy mị để dễ đi vào lòng người nhưng lại gây được ấn tượng bởi ý nghĩa xã hội. Ca khúc được cho là mở màn cho trào lưu nhạc bình dân ở Việt Nam là bản rap Tau thích mi của một nhóm sinh viên trường đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội.

Ngay từ khi được đăng lên YouTube vào đầu tháng 5/2011, clip này đã trở thành một hiện tượng đình đám trong cộng đồng mạng. Từ tựa đề tới những ca từ trong bài hát đều mang tới sự gần gũi và thực tế với cách xưng hô tau - mi thường ngày của người dân miền Trung.

Tuy nhiên, lý do thực sự để bản nhạc rap này chinh phục khán giả chính là câu chuyện ý nghĩa đằng sau nó. Tau thích mi chính là câu chuyện thật của Nguyễn Nhân Ái¸ (rapper Lil Pig), một học sinh cấp III mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh và cũng chính là tác giả bản rap này. Những mặc cảm về bệnh tật khiến Nhân Ái không đủ dũng khí để bày tỏ tình cảm với cô bạn cùng lớp, cậu chỉ còn biết gửi gắm những cảm xúc của mối tình học trò đơn phương vào Tau thích mi.

Những câu từ có lẽ ngại, có lẽ dị: "Tau biết tau không bằng được người ta. Tau không có sức khỏe tốt để cùng mi đi chơi. Tau không có nhiều tiền để mua cho mi những món quà..." mới thật sự là nỗi lòng sâu kín của chàng trai 18 tuổi này và nó đã khiến cho hàng triệu người cảm động.

Rap đang xuất hiện tại các sự kiện âm nhạc lớn

Ban đầu, bản rap Tau thích mi cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý, phê bình bởi cách xưng hô tau mi và lời rap địa phương đặc trưng chất Huế (quê hương của Nhân Ái) có phần khó nghe. Tuy nhiên, tác giả ca khúc đều muốn giữ nguyên những phần này bởi nó chính là những phần làm nên nét riêng không lẫn vào đâu của bản rap.

Học sinh Huế thường bày tỏ tình cảm bằng câu Tau thích mi chứ ít ai dùng ấy, tớ hoặc tôi, bạn như ở các tỉnh khác. Đó là cách xưng hô thường ngày chứ không phải cách xưng hô thô lỗ như nhiều người nghĩ. Nếu thay bằng anh - em thì đó không còn là tình cảm trong sáng của học trò nữa.

“Về việc rap bằng giọng Huế cũng vậy, em chắc chắn 100% là sẽ không bao giờ đổi giọng Huế khi rap. Tại sao phải đổi giọng khi đó là tiếng nói của quê hương, của người đã sinh ra mình?", Nhân Ái chia sẻ. Mặc dù vẫn còn những non nớt về mặt chuyên môn nhưng Tau thích mi đã chiếm được cảm tình của đông đảo người xem. Dù thích hay không thích thì ai cũng phải công nhận rằng những ca từ của ca khúc này rất thân thuộc, rất gần gũi với cuộc sống thường ngày.

Thậm chí, Tau thích mi còn được cặp đôi ca sĩ Trấn Thành - Đoan Trang mang lên sân khấu chương trình Cặp đôi hoàn hảo với phần biểu diễn nhận được nhiều sự khen ngợi của Ban giám khảo và khán giả.

Và “nghệ thuật” là phong cách phóng khoáng

Sau Tau thích mi của Lil Pig, trào lưu sáng tác và chia sẻ những bản nhạc rap trở thành món âm nhạc mới lạ thu hút sự quan tâm của đông đảo giới trẻ. Vẫn là những câu chuyện có thật tồn tại trong đời sống hiện thực được viết bằng những ca từ tự do, đơn giản, dễ hiểu.

Quê tôi Thanh Hóa  bản rap được tung lên mạng ngay trong khoảng thời gian một nam sinh viên gây ra căng thẳng giữa các vùng miền (cuối tháng 10/2012) vì lên tiếng phân biệt người Thanh Hóa phần nào phá vỡ định kiến về địa phương này. Ca khúc Người mẹ nghèo gây sốt cộng đồng mạng mới đây thì gây xúc động  bởi đề cập tới tình mẫu tử. Bài rap kể về chuyện một người mẹ nghèo đi ăn trộm quần áo để hai đứa con thơ của mình được mặc bộ quần áo đủ đầy trong ngày Tết. Người mẹ bị chủ nhà bắt gặp và chịu những trận đòn đau nhưng vẫn im lặng không hề kêu ca.

Lời bài hát Người mẹ già ấy cắn răng chịu đựng những trận đòn roi lên thân xác, nhưng bà vẫn không kêu la mà chỉ lặng im cho dù vết thương đang đau rát. Đến khi hỏi tại sao bà lại làm thế trong khi ngày Tết đang cận kề thì bà cố gắng gượng dậy chỉ tay về phía hai đứa con nít đang đứng nhìn mẹ nó mà nước mắt dầm dề... đã khiến không ít người xem rơi nước mắt.

Việc người mẹ lấy cắp quần áo cho con có thể là hiếm có nhưng tình mẫu tử thì chắc chắn đều tồn tại ít nhiều trong mỗi người. Và đó chính là điểm để Người mẹ nghèo chinh phục người nghe. Và quan trọng là rap bình dân luôn phóng khoáng về nội dung cũng như phong cách.

Tác giả của ca khúc Tau thích mi - Nguyễn Nhân Ái (rapper Lil Pig) và chị gái.

Có thể nói, khi đến Việt Nam, rap không còn là một thể loại âm nhạc bình dân nữa. Nó đang được xem là một thể loại đáng kỳ vọng vừa có thể đứng độc lập vừa có thể hỗ trợ cho các dòng nhạc khác. Những người hát rap (rapper) tên tuổi có thể kể đến là Mr.T, Tronie, Suboi, Hoàng rapper, Kimmese, Hà Okio, Suboi, Đinh Tiến Đạt, Quân Rapsoul...

Tuy nhiên, sự thể hiện của những rapper trên sân khấu chuyên nghiệp lại không nhận được sự quan tâm của công chúng như các bản nhạc rap tự biên tự diễn trên bởi sự hời hợt và né tránh. Bản chất của rap là thể hiện những vấn đề nhức nhối, gai góc của xã hội như tham nhũng, nghiện hút, mại dâm... nhưng vì e ngại việc nói thẳng, nói thật mà các rapper vẫn chưa dám mang lên sân khấu.

Về sự phát triển của nhạc rap Việt hiện nay, nhạc sĩ Hoàng Bách cho ý kiến: "Thực tế ở nước ta, nhạc rap đang được yêu thích vì nó nói đúng hơn, thật hơn những vấn đề của cuộc sống. Tôi có nghe mấy bản nhạc rap mới nổi thời gian gần đây và thấy hầu hết đều có cách thể hiện rất trẻ, dễ thương; dám nói thẳng, nói thật.

Tất nhiên có một số ít trong đó phát triển theo hướng hơi bạo lực, thậm chí chứa yếu tố dung tục nhưng đó là vấn đề chung của tất cả các thể loại nhạc rap trên thế giới. Nhạc rap càng phổ cập đến bạn trẻ nhiều, càng thể hiện sự cá tính nhưng điều cuối cùng nó hướng đến vẫn là những vấn đề gai góc, những mặt tối của xã hội.

Tuy nhiên, nhiều rapper hiện nay được chấp nhận một cách rộng rãi nhưng vấn đề họ nói rất hời hợt, cứ phải nói theo sự kiểm duyệt và cách suy nghĩ của người khác nhiều nên họ cũng bị lụt nghề hoặc phải đi làm những công việc khác. Đó là điều rất phí của rap Việt.

Với tư cách là nhạc sĩ, tôi cũng mong các cơ quan quản lý tìm ra cách quản lý thoáng hơn, chuyên môn hơn chứ không đơn giản chỉ là cấm, cản. Sự quản lý phải theo kịp sự phát triển của xã hội thì các tài năng thực sự mới được khai thác hết. Nhiều bạn trẻ có tài năng viết, soạn nhạc nhưng không phát triển được vì không được công nhận. Nghề nào cũng vậy, nhất là làm nghệ thuật, phải mang lại tài chính và danh tiếng thì người ta mới sống trọn vẹn được với nghề".               

         Nhung Đinh

 Theo nguoiduatin.vn

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chúng ta đang trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” khi dịch bệnh hoành hành, gây nên vô số hệ lụy trong đời sống. Trên khắp thế giới và cả trong nước, các mặt kinh tế - xã hội đều ngổn ngang những vấn đề.

  • Sau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!

  • Tại nhiều trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sự nghèo nàn về đầu sách, không gian đọc khiến nhiều học sinh (HS) không có hứng thú đến thư viện. Cộng với sự phát triển các thiết bị công nghệ số, càng khiến các em hờ hững với tài nguyên sách.

  • Chiều ngày 24/7, một người bạn gửi tin nhắn qua zalo thông báo việc thành phố Đà Nẵng mới phát hiện một người nhiễm Covid trong cộng đồng. Tôi bán tín bán nghi và cũng thầm hy vọng đó là tin giả. Mặc dù những tin nhắn giả đã được hạn chế rất nhiều từ khi bùng phát dịch lần 1 nhưng việc tin lan truyền trên mạng cũng chưa chắc đã là đúng.

  • Những khó khăn từ đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm còn chưa kịp khắc phục, ngành xuất bản trong nước đang phải đối diện với đợt dịch tái bùng phát. Giải pháp nào cho ngành xuất bản trong giai đoạn hiện nay?

  • Thị trường tổ chức biểu diễn cải lương tại TPHCM những năm gần đây sôi động hẳn vì sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn, thu hút được sự quan tâm của khán giả mộ điệu. 

  • Covid-19 là gì? Nếu có người hỏi tôi câu ấy, tôi sẽ trả lời là chấp nhận và thích nghi. 

  • Nhan Hồi là đệ tử giỏi của Khổng Tử. Một lần đang khi Nhan Hồi nấu cơm trong bếp, Khổng Tử đi ngang qua, ông nhìn thấy Nhan Hồi múc cơm ăn vụng.

  • Đại dịch Corona đang tác hại một cách khủng khiếp. Từ mức tử vong 3.331 tại Trung Quốc vào đầu tháng 4-2020, theo thống kê chính thức, chỉ sau một thời gian ngắn - tính đến ngày 29-4-2020 - con số này đã vọt lên 217.596 người tử vong; tổng số ca nhiễm tăng đến 3.134.199 người (1).

  • Tương truyền, trong văn hóa Việt Nam xưa, khi gặp nhau, chào nhau các cụ ta thường úp hai bàn tay vào nhau nắm chặt và xá người đối diện. Còn cái “vụ bắt tay” mà chúng ta thường thấy lâu nay là chỉ có từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta(!)

  • VŨ NHIÊN    

    Những ngày giáp Tết, giữa rộn ràng bánh mứt, chợ hoa, giữa những cơn mưa phùn nhè nhẹ và chút gió xuân hây hẩy gợn mình, đây đó trên mặt báo đã có những tin tức về loại dịch mới khi ấy gọi là Corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

  • Người Bhutan không làm việc kiếm tiền suốt cả ngày. Đủ sống là được rồi. Họ dành nhiều thời gian rảnh để tận hưởng các niềm vui khác trong cuộc sống…

  • Lại một mùa Phật đản trở về trên quê hương chúng ta trong bối cảnh tín đồ sẽ có thể không đến chùa dự các lễ kính mừng ngày Đản sinh của Đức Thế Tôn, ngày Vesak Liên Hiệp Quốc - sự kiện văn hóa tâm linh của nhân loại, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…

  • Trong một lần xem bộ phim Cuộc đời Đức Phật, tôi còn nhớ loáng thoáng lời Ngài dạy rằng “nhìn vào trong một chiếc lá bồ-đề mà thấy được mặt trăng, mặt trời…”. 

  • Ngày thứ 4 của hai tuần triệt để ở nhà “stay home” thế giới bên ngoài hầu như sa mạc...

  • Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc cư, Thiền định, Kham nhẫn, Tri túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc.

  • Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

  • Đọc “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhiều người thích đi tìm xung đột, đi tìm bài học thời sự, đi tìm bài học có tính dự báo và vô số những bài học giá trị khác.

  • Việt Nam có một khối lượng đồ sộ các di sản đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, công tác quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. 

  • Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.