Ngày 26/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 108/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Theo đó, Quy hoạch nêu rõ tính chất đô thị là đô thị loại I, thành phố trực thuộc trung ương có yếu tố đặc thù; Là đô thị phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cố đô, bản sắc văn hóa Huế; đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh;
Là cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung về kinh tế biển, kinh tế du lịch, trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm du lịch quốc tế; trung tâm về phát triển công nghiệp và cảng biển của quốc gia; trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng…
Mục tiêu quy hoạch đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh;
Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc trung ương, đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao;
Đến năm 2045: Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.
Tầm nhìn đến năm 2065: Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Festival nằm trong nhóm dẫn đầu của hệ thống đô thị Việt Nam, phát triển mạnh về văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, hướng đến hội nhập với các đô thị nổi bật tầm cỡ châu Á và thế giới; có trình độ phát triển kinh tế cao trên cơ sở hệ thống hạ tầng giao thông liên hoàn, kết nối thuận lợi với quốc tế bằng đường bộ, đường thủy, đường không và đường sắt tốc độ cao; có nền sản xuất phát triển, hệ thống dịch vụ và logistics hiệu quả.
Định hướng phát triển không gian toàn đô thị
Liên quan đến mô hình, cấu trúc không gian đô thị, phát triển theo mô hình “Chuỗi đô thị theo hành lang kinh tế, hành lang giao thông kết hợp với các trung tâm động lực”. Các đô thị được phát triển đồng bộ, có vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận;
Cấu trúc không gian đô thị Thừa Thiên Huế gồm “Một hệ thống di sản đồng bộ, Hai không gian sinh thái cảnh quan, Ba hành lang kinh tế, Ba trọng điểm phát triển đô thị và Bốn phân vùng quản lý phát triển”, phù hợp với định hướng Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó:
Một hệ thống di sản gồm: Các di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận, các di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh; các di sản khảo cổ học; các di sản chiến tranh cách mạng nổi bật là di sản gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế; các di sản đô thị, đô thị cổ và làng cổ, nhà vườn, các không gian văn hóa lễ hội đặc trưng...;
Hai không gian sinh thái cảnh quan gồm: Không gian sinh thái đồi, núi phía Tây tỉnh từ Bạch Mã đến Nam Đông, A Lưới, Phong Điền và không gian đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kết hợp với vùng ven biển. Liên kết không gian ven biển và không gian đồi núi qua các hành lang cảnh quan chính của sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, hệ thống sông địa phương;
Ba hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế Bắc - Nam gắn với quốc lộ 1, cao tốc đường bộ và đường sắt Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Đông – Tây với hệ thống cảng biển gắn với các cửa khẩu qua đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ (49, 49D, 49E, 49F); Hành lang kinh tế đô thị hướng biển và thúc đẩy các liên kết về không gian nội vùng với tỉnh Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng qua hệ thống đường ven biển, quốc lộ 49B, đường sắt tốc độ cao;
Ba trọng điểm phát triển đô thị gồm: (1) Khu vực đô thị trung tâm gồm thành phố Huế hiện hữu và vùng mở rộng phía Hương Thủy, Hương Trà; (2) Đô thị cửa ngõ phía Nam tại Chân Mây; (3) Đô thị cửa ngõ phía Bắc tại Phong Điền. Các đô thị khác được gắn kết trong các vùng sinh thái với hệ thống hạ tầng đô thị hoàn chỉnh;
Bốn vùng quản lý phát triển như sau: Vùng không gian đô thị trung tâm, bao gồm quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thuỷ, quận Hương Trà (Phân vùng A); Vùng không gian phía Nam, bao gồm đô thị Chân Mây, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc - Nam Đông (Phân vùng B); Vùng không gian phía Bắc, bao gồm đô thị Phong Điền và huyện Quảng Điền (Phân vùng C); Vùng không gian phía Tây là huyện A Lưới (Phân vùng D).
Dự kiến hành chính đô thị
Từ nay đến năm 2025, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương với 09 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 02 quận (trong đó thành phố Huế hiện hữu chia thành quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), 03 thị xã (thị xã Hương Thủy hiện hữu, thị xã Hương Trà hiện hữu và thị xã Phong Điền thành lập mới) và 04 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới và dự kiến sáp nhập huyện Phú Lộc với huyện Nam Đông). Trong đó thị xã Phong Điền, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà là các đô thị trực thuộc có vai trò để bảo tồn, hỗ trợ khu vực đô thị trung tâm, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận;
Từ sau năm 2025 đến năm 2030: Thành phố trực thuộc trung ương với các đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 03 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy), 02 thị xã (Hương Trà, Phong Điền) và các huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới, huyện Phú Lộc - Nam Đông); đầu tư xây dựng đô thị Chân Mây (gồm Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và phần mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại III để phát triển kinh tế, bảo tồn, hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận;
Từ sau năm 2030 đến năm 2045: Thành phố trực thuộc trung ương với các đơn vị hành chính cấp huyện: 04 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy, quận Hương Trà), 01 thành phố (Chân Mây), thị xã Phong Điền và các huyện; tập trung xây dựng thành phố Chân Mây trở thành đô thị mới, động lực phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2030;
Từ sau năm 2045 đến năm 2065: Ổn định và nâng cao chất lượng đô thị với mô hình khu vực đô thị trung tâm gồm 04 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy, quận Hương Trà); 01 thành phố (Chân Mây); các thị xã và các huyện.
Theo thuathienhue.gov.vn
Sáng ngày 3/2, Công ty Cổ phần KIM LONG Motors Huế tổ chức Chương trình ra mắt xe Bus thương hiệu KIM LONG và Lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác.
Sáng 02/2, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế tổ chức lễ khai mạc Festival Tết Huế và Chương trình tết Huế năm 2024.
Sáng 2/2 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn – 2024 chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế - Tiên phong, đổi mới trước yêu cầu chuyển đổi số”.
Chiều ngày 1/2, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm tranh Mùa Xuân – Con giáp năm 2024.
Sáng 30/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018 - 2023).
Sáng 30/1, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế năm 2024 tổ chức họp báo để thông tin về mục đích, ý nghĩa và một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Tết Huế năm 2024.
Sáng ngày 29/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt hơn 1700 nhân sĩ, trí thức nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 28/1, UBND tỉnh tổ chức phát động phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" năm 2024. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Giám đốc WWF – Việt Nam, Văn Ngọc Thịnh; các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo tỉnh cùng hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân.
Chiều tối 26/01/2024, Lễ trao giải thưởng Thành phố Du lịch Sạch ASEAN đã diễn ra tại thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong ba thành phố đại diện cho Việt Nam vinh dự được trao giải (có hiệu lực từ năm 2024-2026) cùng với thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
Thường trực HĐND tỉnh vừa ban hành Quyết định triệu tập các đại biểu HĐND tỉnh về dự kỳ họp chuyên đề lần thứ 15,
Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Hội nghị Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2023.
Chiều ngày 24/1, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ Tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024.
Sáng ngày 20/01, tại Hội trường A1, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge 2024 tổ chức chương trình tập huấn tham gia Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 cho cán bộ, giáo viên đầu mối phụ trách bộ môn Tin học của các trường thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế và học sinh của các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có mong muốn tham gia Cuộc thi.
Theo kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa nổ tầm cao đón năm mới Giáp Thìn tại thành phố Huế, huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Giải thưởng Travelers’ Choice Best of the Best Destinations (Điểm đến tốt nhất trong số những điểm đến tốt nhất do du khách bình chọn) của nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor đã vinh danh Huế ở vị trí thứ 8 trong số 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới 2024.
Ngày 20/1, Tại TP Thanh Hóa, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1994 - 2024).
Chiều ngày 18/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi Truyện ngắn với chủ đề “ Truyện ngắn Sông Hương 2024”.
Chiều ngày 18/1/2024, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải cuộc thi thơ với chủ đề “ Thơ Huế 2023”.
Chiều 17/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”.