Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Lầu Tàng Thơ
Cũng chính vì khối lượng tài liệu đồ sộ này mà dưới triều Nguyễn, hệ thống các thư viện được thành lập nhằm sao chép, bảo quản nhiều tài liệu, thư tịch của Nhà nước. Dù bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng, Lầu Tàng Thơ là một trong những thư viện tiêu biểu còn tồn tại cho đến ngày nay.
Tranh thủ những ngày nắng đẹp cán bộ công nhân của Công ty Cổ phần Tu bổ dích tích trung ương đang khẩn trương hoàn thành những công đoạn trùng tu ngoài trời bao gồm xây bờ kè, tường rào bao quanh, khắc phục phần mái lợp, cũng như bóc tách những mảnh tường không còn liên kết của công trình lầu Tàng Thơ. Theo sử sách ghi chép lại, Tàng Thơ lâu được xây dựng vào mùa hè năm 1825, dưới triều vua Minh Mạng. Công trình có quy mô hai tầng, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian, hai chái, là nơi để tàng trữ tất cả văn thư, sổ sách của sáu Bộ và Nha, Sở thuộc triều đình. Tại đây, trước năm 1945, chỉ tính riêng sổ bộ Hộ thời Gia Long và Minh Mạng cũng còn lưu trữ được trên 12.000 tập mà theo các học giả, các tư liệu lưu trữ ở đây có thể cung cấp những dữ kiện rất quý cho các nhà nghiên cứu. Nhận xét về sự độc đáo của di tích này, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế cho biết: “Trong khi hầu hết các công trình di tích kiến trúc của cố đô Huế đều là kiến trúc gỗ thì lầu Tàng Thơ lại xây hoàn toàn bằng gạch đá. Vị trí xây dựng công trình cũng rất là độc đáo, chọn một hòn đảo nằm ngay trên hồ Học Hải, có thể phòng chống được mối mọt, côn trùng, chống những yếu tố xâm hại từ xa, nhất là phòng chống hỏa hoạn”.
Cùng với lầu Tàng Thơ, dưới triều Nguyễn hệ thống thư viện phát triển rất mạnh. Có thư viện nằm ngay trong Tử Cấm Thành, nhưng cũng có những thư viện nằm trong khu vực Hoàng Thành, thậm chí cả dạng thư viện, tủ sách nằm ngay trong lăng tẩm. Đáng tiếc hiện nay một số công trình đã bị phá hủy hoàn toàn, hay chỉ còn lại phần nền móng. Hiện chỉ còn Tân Thư viện, sau này đổi tên là Bảo Đại thư viện chính là Điện Long An đã được đại trùng tu và hoàn thành vào năm 2012. Điện Long An trước đây ở vị trí phí bắc sông Ngự Hà, sau khi thất thủ kinh đô vào năm 1885, bị Pháp chiếm đóng và triệt hạ, đến đầu thế kỷ 20, thời vua Duy Tân, điện Long An được chuyển về phía sau Di Luân Đường và được sử dụng làm thư viện cho học sinh trường Quốc Tử Giám. Ngày nay điện Long An là nơi Bảo tàng cổ vật cung đình Huế trưng bày những hiện vật tiêu biểu, giới thiệu đến công chúng và du khách bức tranh toàn cảnh về đời sống hoàng cung xưa qua hơn 1 vạn cổ vật quý.
Phục hồi các công trình trong hệ thống quần thể di tích cố đô Huế nói chung và hệ thống thư viện triều Nguyễn nói riêng luôn là trăn trở của lãnh đạo TT BTDTCĐ Huế và Tàng Thư Lâu chính là công trình được lựa chọn trùng tu trước tiên với mong muốn đây sẽ là nơi lưu trữ nguồn tài liệu, vừa đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu về di sản văn hóa triều Nguyễn, vừa đóng vai trò như một thư viện Hoàng cung của cố đô Huế. Để chuẩn bị cho việc trưng bày khi Tàng Thơ lâu hoàn thành dự kiến vào năm 2017, đơn vị đang từng bước sưu tầm các nguồn tài liệu. Vấn đề lớn nhất hiện nay theo TS Phan Thanh Hải – GĐ Trung tâm BTDTCĐ Huế là tìm ra, sưu tầm nguồn tài liệu để đáp ứng mục đích lâu dài là nơi lưu trữ các tài liệu về cố đô Huế: “Ngay từ bây giờ chúng tôi đã có những cuộc tiếp xúc, vận động đối với những cá nhân, những tập thể, tổ chức yêu mến di sản văn hóa Huế, hướng về cố đô Huế, hướng về quê hương đất nước để có thể hiến tặng hoặc với các hình thức chuyển nhượng. Bên cạnh đó, hiện nay chúng tôi cũng đang thực hiện các để tài số hóa các nguồn tư liệu, hệ thống sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn TT Huế và những vùng lân cận, hệ thống văn tự, thơ ca trên di tích Huế, hệ thống bia, biển.. của triều Nguyễn và các nguồn tư liệu sách vở liên quan..”- TS Hải nói thêm.
Với tiêu chí trùng tu di tích gắn với việc tôn tạo cảnh quan và hiện vật trưng bày gắn với di tích đó, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn của mỗi di tích, hi vọng sau ba năm nữa, cố đô Huế sẽ có một thư viện Hoàng cung theo đúng nghĩa, không chỉ là nơi các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh đến nghiên cứu, tham khảo, nơi đây cũng sẽ là địa chỉ mới trong hành trình đến Huế của nhiều du khách thập phương để biết thêm về lịch sử văn hóa vùng đất Huế gắn liền với triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam…
Theo TRT
Tối 18/11, tại Trường Đại học sư phạm Huế đã diễn Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X năm 2020. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.
Về phương án tìm kiếm, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết lực lượng cứu hộ sẽ tập trung tìm kiếm các nạn nhân dưới lòng sông Rào Trăng. Khu vực tìm kiếm có chiều dài khoảng 100 m nằm cạnh hiện trường vụ sạt lở.
Chiều ngày 16/11, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Cơ quan Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam do ông Nguyễn Song Hà, Trợ lý Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam làm trưởng đoàn về chương trình hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp dành cho các hộ dân chịu ảnh hưởng nặng nề do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tháng 10 vừa qua.
Ngân hàng Nam Á và Hoàng Gia group vừa tài trợ tỉnh Thừa Thiên Huế 500 triệu đồng hỗ trợ người dân xây dựng 10 căn nhà chống lũ.
Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, tính đến 16h00 chiều ngày 15/11, thống kê thiệt hại bước đầu bão số 13 (Vamco) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không có thiệt hại về người.
gày 13/11, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 10249 /UBND-NN về việc triển khai các công tác ứng phó với cơn bão số 13.
Chiều ngày 12/11, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức chương trình giới thiệu tập thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” của nhà thơ Trần Vàng Sao do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam phát hành.
Sáng ngày 12/11, tại hội trường Đại học Huế, đã diễn ra Lễ chào đón Tân sinh viên thế hệ thứ 10 của Quỹ học bổng Vietseeds tại Huế.
áng 9/11/2020, tại Thành ủy Huế, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố quyết định của Ban thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đã đến dự và trao Quyết định. Cùng dự có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn. Về Thành ủy Huế có đồng chí Trần Hùng Nam – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; đồng chí Hoàng Hải Minh – Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế và các đồng chí trong Ban thường vụ Thành ủy Huế.
Chiều 9/11/2020, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với báo điện tử VnExpres về việc tổ chức giải chạy VnExpress Marathon Huế.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có buổi thăm hỏi và tặng quà hỗ trợ nhân dân và đoàn viên CĐ khắc phục thiệt hại do lũ lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
VĂN
- Tia nắng sau mưa - Trần Nhật
- Chông chênh ngày lũ - Lê Vũ Trường Giang
- Còn cây nảy chồi - Đông Hà
- Lớp học ở lầu 5 - Thái Hạo
- Duyên nghệp với nghề - Lê Thị Hoài Nam
Chiều ngày 03/11, tại trụ sở UBND tỉnh, tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã trao tặng số tiền 3 tỷ đồng nhằm hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả bão lụt.
Chiều ngày 03/11, đoàn công tác của Bộ Xây dựng đã trao 1 tỷ đồng cho tỉnh Thừa Thiên để khắc phục hậu quả bão lụt.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định vừa có buổi họp giao ban với điểm cầu sở chỉ huy tiền phương tại xã Phong Xuân về công tác cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3.
Sáng ngày 2/11, Tạp chí Sông Hương đã đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn Thanh niên xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tổ chức trao quà cho bà con vùng lũ tại huyện Quảng Điền.
Chiều ngày 30/10, tại trụ sở UBND tỉnh, Đoàn công tác của Công ty BaoSteel Can Making đã đến thăm hỏi và trao tặng số tiền 500 triệu đồng nhằm hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra.
Chiều ngày 30/10, Văn phòng UBND tỉnh đã trao tặng số tiền hơn 669 triệu đồng do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và anh chị em đồng nghiệp giúp đỡ cho 02 con của liệt sỹ Phạm Văn Hướng.
Ngày 31/10/2020, Liên đoàn Lao động thành phố Huế đã tổ chức Phiên chợ 0 đồng cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi những cơn bão lũ vừa qua.
Ngày 29/10, UBND Tỉnh đã ban hành Công văn số 9723/UBND-CT về việc triển khai công tác ra quân tổng vệ sinh trên địa bàn toàn tỉnh để khắc phục hậu quả lụt bão, thực hiện công tác tổng dọn vệ sinh kết hợp triển khai Đề án Ngày Chủ Nhật xanh trên địa bàn toàn tỉnh.