Ngày 11 tháng 01, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 42/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm không gian hình thành và phát triển Cố đô lịch sử, không gian cảnh quan, các địa danh, địa điểm, địa giới tự nhiên có quan hệ mật thiết trong quá trình hình thành Quần thể di tích Cố đô Huế; bao gồm: Khu vực Kinh thành Huế, Kim Long, Bao Vinh, Gia Hội, núi Kim Phụng, núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, cồn Hến, cồn Dã Viên, cửa biển Thuận An, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, lưu vực sông Hương và các chi lưu thuộc địa giới hành chính thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quy mô lập quy hoạch, bao gồm: Khu vực bảo vệ của Di sản văn hóa thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận vào năm 1993, cập nhật năm 2011; bao gồm các điểm di tích: Kinh thành Huế, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu và Võ Miếu, Hổ Quyền và Voi Ré, Đàn Nam Giao, Điện Hòn Chén, các Lăng: Dục Đức, Tự Đức, Đồng Khánh, Thiệu Trị, Khải Định, Minh Mạng, Gia Long và Trấn Hải Thành.
Khu vực bảo tồn cảnh quan sông Hương gắn với di tích; các trục, tuyến không gian cảnh quan văn hóa, các quần cư lâu đời gắn với từng di tích; các khu vực tổ chức hoạt động phát huy giá trị di tích, kết nối hạ tầng kỹ thuật nội bộ và hệ thống giao thông, hạ tầng chung có liên quan.
Quy mô và ranh giới cụ thể được xác định cụ thể tại bước lập quy hoạch. Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch gồm các giá trị văn hóa, lịch sử của Di sản văn hóa thế giới Quần thể di tích Cố đô Huế; các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu, tài liệu, hiện vật gắn với di tích; không gian cảnh quan, môi trường xung quanh từng di tích; Các yếu tố về sinh thái, cảnh quan, địa hình, địa thế tự nhiên có liên quan trong lịch sử hình thành và phát triển cố đô Huế nói chung và Quần thể di tích Cố đô Huế nói riêng; các yếu tố đô thị, nông thôn, kinh tế - xã hội, dân cư trong khu vực nghiên cứu; Các thể chế, chính sách liên quan; hiện trạng hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội; hạ tầng kỹ thuật; tình hình sử dụng đất khu vực xung quanh di tích. Công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Mối liên hệ với các di tích, công trình văn hóa, địa điểm du lịch nổi tiếng khác trong khu vực để phát triển sản phẩm và kết nối các tuyến du lịch.
Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch, nghiên cứu bối cảnh vùng, những nội dung có liên quan được nêu trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được phê duyệt. Xác định vai trò, vị thế của Quần thể di tích Cố đô Huế trong chiến lược phát triển đô thị di sản Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng.
Nội dung và định hướng quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới. Xác định ranh giới khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích, khu vực cảnh quan thiên nhiên, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực xây dựng mới; đề xuất việc xếp hạng bổ sung công trình, địa điểm di tích mới phát hiện. Định hướng giải phóng mặt bằng, giải tỏa lấn chiếm và phương án tái định cư.
Quy hoạch phân vùng chức năng theo cụm di tích hoặc từng di tích bao gồm: các khu vực bảo vệ di tích, bảo vệ cảnh quan văn hóa, sinh thái, môi trường; các khu vực phát huy giá trị di tích, hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật và giao thông. Thiết lập hoàn chỉnh các không gian chức năng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch, hạ tầng kỹ thuật, cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế, du lịch.
Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích: Đề xuất phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; danh mục công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng công trình; nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; định hướng giải pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích, cảnh quan không gian, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu liên quan đến di tích.
Đề xuất nghiên cứu khảo cổ học bổ sung trong khu vực di tích; nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, số liệu, hồ sơ khoa học cho toàn bộ quần thể Di tích Cố đô Huế và từng điểm di tích. Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững...
Nguyên Phương (BT)
Sáng ngày 08/5, tại Hội đồng nhân dân tỉnh đã diễn ra Kỳ họp bất thường thứ 8, Khóa VII nhằm thảo luận và thông qua 15 Nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phục hồi phát triển du lịch do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các Nghị quyết nhằm định hướng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Sáng 8/5, tại kỳ họp bất thường lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa VII đã thông qua nghị quyết về chính sách kích cầu du lịch nhằm phục hồi và phát triển ngành du lịch bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.
Sáng 5/5, tại hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức đại hội khóa VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và nhằm kích cầu du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành công văn về việc miễn vé tham quan Đại nội và các điểm di tích.
Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), mở đầu số báo tháng 4, Sông Hương giới thiệu bài viết của Giáo sư Phong Lê: “Sống mãi những trang Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc”. Những người lính như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc đồng thời cũng là những nhà văn đã dấn thân viết lại sự thật ở cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và truyền nhiệt huyết yêu Tổ quốc cho thế hệ mai sau. Từng trang nhật ký là cảm xúc chân thành về một thời gian khó mà hào hùng. Nhiều người lính vô danh khác cũng để lại tuổi xuân nơi chiến trường, mang theo vô vàn câu chuyện về bao số phận khác nữa. Họ đã cống hiến quá nhiều cho nền hòa bình hôm nay.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có công văn số 2426/UBND-GD ngày 26/3/2020 của UBND tỉnh về việc áp dụng các biện pháp hạn chế tụ tập đông người là giải pháp hết sức cấp thiết, nhằm mục tiêu đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác phòng ngừa, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Tháng 3 với nhiều ngày lễ lớn. Qua bài viết “Ngày và nơi ra đời Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế”, chúng ta biết được ngày ra đời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên là 03/04/1930. Những hoạt động ý nghĩa đã được triển khai, tạo bước tiến triển cách mạng mạnh mẽ. Tiếp đó là dòng hồi ức về tác phẩm “Tiếng hò vang trên Thành Huế” với niềm vui Huế được giải phóng trong ngày 26/3/1975 và bài hát này đã được phát trên Đài Truyền hình Việt Nam tối hôm đó. Ở tùy bút “Về quê mẹ, cảm nhận về “Quê mẹ” mở ra nhiều kỷ niệm cảm động của tác giả về vùng quê xưa thời giặc vây khốn. Và những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu gợi vẻ đẹp xóm làng, tình đùm bọc cưu mang, niềm tin về một ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, người người đoàn tụ và vẻ đẹp thuần khiết quê xưa lại hồi sinh.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 6
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
(11h00 ngày 11/3/2020)
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 5
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
(18h00 ngày 10/3/2020)
Thông báo danh sách các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn hiện đang bán mặt hàng gạo, khẩu trang vải kháng khuẩn, cụ thể như sau:
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa có Công văn chỉ đạo về việc miễn phí 100% giá vé tham quan di tích đối với phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống dịp 08/3.
Chiều ngày 4/3, tại trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức triển lãm “Cảm ơn Eva” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3.
Quý bạn đọc thân mến.
Mùa xuân như là sự hòa điệu giữa sắc khí trong xanh và tâm nguyện an lành. Mở đầu cho số báo, Sông Hương giới thiệu đến bạn đọc những nét tài hoa và nỗi lòng của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Hiếm người nhạc sĩ nào lại viết nhạc hay ở nhiều đề tài như ông. Từ những ca khúc về mùa xuân đất nước như Đảng đã cho ta cả mùa xuân, (một trong 3 ca khúc của ông nằm trong “tốp 10” ca khúc hay nhất về Đảng), cho đến những ca khúc viết cho thiếu nhi (Cánh én tuổi thơ), viết về nhân dân trong kháng chiến và lao động sản xuất, tiêu biểu như Bài ca người thợ mỏ, Những vì sao ca đêm, Con kênh ta đào…
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (thuộc Sở Y tế) cho biết, tính đến ngày 23/02/2020, trên địa bàn tỉnh không có ca bệnh nào dương tính với Covid-19; có 06 trường hợp nghi ngờ ca bệnh Covid-19 được làm xét nghiệm đều cho kết quả âm tính.
Sáng 24/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tin tổ chức buổi cung cấp thông tin cho báo chí về việc vụ Nữ sinh T. H X.N (lớp 12, trú xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) có biểu hiện ho, sốt, sau đó tử vong.
Đó là thông điêọ của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trong thư gửi đến các đối tác và khách du lịch ngày 20/02/2020.
Chiều ngày 17/02, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, các hiệp hội trên địa bàn tỉnh để đánh giá tác động của dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (COVID-19) đến kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó có những định hướng, giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng về phát triển kinh tế do dịch bệnh gây ra.
Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế vừa tổ chức buổi gặp mặt báo chí đầu xuân Canh Tý – 2020 nhằm thông tin một số nội dung kết quả của ngành Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế trong năm 2019 và kế hoạch năm 2020.
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại buổi họp Ban chỉ đạo tỉnh về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona vào chiều tối ngày 10/2/2020.
Sáng ngày 12 tháng 02 năm 2020, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tạp Tạp chí Sông Hương, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế.