Phát hiện dấu tích kiến trúc cung điện thời Trần

14:11 07/01/2015

Sáng 6.1, Trung tâm nghiên cứu Kinh thành, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã công bố kết quả điều tra, khai quật khảo cổ học di tích hành cung Lỗ Giang tại huyện Hưng Hà, Thái Bình.

Một trong 6 hố khai quật xác định hành cung thời Trần tại Hưng Hà, Thái Bình - Ảnh: Hoàng Long

Sau hơn một tháng làm việc, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng trăm hiện vật, di vật mang dấu tích của kiến trúc cung điện thời Trần. Từ các phát hiện ban đầu, các nhà khảo cổ học đã quyết định đào 6 hố khai quật ở 2 vị trí là khu vực đền Trần (Thái Lăng) và khu vực lăng Ngói (xã Hồng Minh, H.Hưng Hà). Tại đây phát hiện được một phần nền móng của các công trình kiến trúc gỗ thời Trần khi xây dựng hành cung Lỗ Giang thế kỷ 13 - 14. Các dấu vết bó nền, móng trụ và sân gạch tìm thấy ở hố H1 và H4 là của một công trình kiến trúc rất độc đáo, có mặt bằng lớn, nằm theo chiều Đông Tây, hai bên có sân gạch được xây dựng rất qui chuẩn theo kiến trúc cổ.

Đặc biệt, tại 6 hố khai quật đã phát hiện hàng trăm di vật, hiện vật mang giá trị biểu trưng vương quyền như hàm rồng, mai rồng, riềm mái hình lá đề có hình rồng. Ngoài ra, còn có nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày như bát, đĩa bằng chất liệu sành, sứ, gốm… Các hiện vật, di vật được tìm thấy sớm nhất có niên đại thế kỷ 13, ngoài ra có niên đại thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê Trung Hưng…Điều này cho thấy, đây là quá trình phát triển liên tục, không đứt đoạn và được kế thừa, phát triển qua các triều đại phong kiến.

Theo PGS.TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, kiến trúc tại đây cho thấy giống như kiến trúc cung điện trong Hoàng thành Thăng Long. Nổi bật là đã tìm thấy các loại ngói mũi sen lợp diềm mái, các loại ngói úp nóc hay bờ dải trang trí hình rồng, cùng với đầu rồng là những biểu hiện đặc trưng thường gặp trong các cuộc khai quật di tích khu vực đền Trần. “Các hiện vật cho thấy, đây là một trong những kiến trúc hoàng gia thuộc triều đại nhà Trần, có niên đại kéo dài từ thế kỷ 13 sang thế kỷ 14”, ông Trí khẳng định.

Kết hợp với các nghiên cứu trước đây và các nguồn sử liệu lịch sử, bước đầu các nhà khảo cổ xác định khu vực đền Trần (Thái Lăng) hiện nay, chính là hành cung Lỗ Giang dưới thời vua Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông. Sau đó được đổi tên thành hành cung Kiến Xương vào thời vua Trần Hiển Tông.

Đại diện Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết kết quả khai quật trên đã cung cấp những cơ sở dữ liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu so sánh, đánh giá và lập hồ sơ khoa học về di tích, di vật thời Trần.

Theo Hoàng Long - TN
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYÊN ĐẠTNhân trở lại chùa Thiên Mụ, thăm lại những chuông cổ, tượng cổ, khánh cổ... Chúng tôi thấy trên chiếc khánh đồng có ghi: "Khánh đúc năm 1674 do Jean de la Croix người Bồ Đào Nha đúc". Chúng tôi phân vân, sao không đề ở tất cả chuông tượng ở đây mà chỉ đề ở một chiếc khánh có hoa văn kiểu dáng Việt lại người Âu đúc?

  • LÃO THƯ SINHLTS: Trong lúc đề tài cổ vật tìm thấy dưới sông Hương đang râm ran, Tòa soạn nhận được câu chuyện tự thuật hết sức thú vị dưới đây. Nhà “Gốm bể học” đã trên 30 năm “về chơi gốm bể”, vậy mà từ mảnh vườn xưa đầy lu hủ ấy lại có biết bao nhiêu nhân tình thế sự vây quanh nhà nghiên cứu Huế. Đọc câu chuyện này, có những đoạn anh em trong tòa soạn không khỏi tiếc thầm: Giá như mình có thể giúp cho nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan một điều gì đó, bởi vì những mảnh gốm ông kiếm về ấy, có phải ông dành cho riêng ông đâu, mà cho cả vùng văn hóa xứ Huế mà ông đã yêu nó biết bao nhiêu!

  • LTS: Cổ vật tìm thấy dưới sông Hương gần đây là một đề tài thú vị thu hút các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm. Trong vài năm gần đây, báo chí cả nước đã đề cập đến khá nhiều các loại cổ vật dưới sông Hương được tìm thấy, song chưa ai đưa ra những giới thiệu tổng quan một cách khoa học về chúng.

  • Thuật ngữ “cổ vật” chúng tôi nói đây là để chỉ những đồ vật do khối óc và bàn tay con người làm ra và đã được sử dụng để thoả mãn những nhu cầu tinh thần và vật chất trong cuộc sống cách nay khá lâu hay rất lâu. Những đồ vật này có cái còn nguyên vẹn, có cái đã bị vỡ do sự va chạm theo dòng chảy của thời gian hay do sự vụng về, vô tâm của những người trục vớt.

  • Toàn bộ hai tầng của đàn Xã tắc - bộ phận quan trọng bậc nhất trong quần thể di tích - di sản thế giới tại Huế, đã được xác định rõ, đặc biệt trong đó là sự xuất lộ rất nhiều tầng đất khác nhau trên khu đàn chính... Đó là kết quả bước đầu của đợt khai quật khảo cổ học di tích đàn Xã tắc triều Nguyễn - TP Huế, do Bảo tàng Lịch sử VN tiến hành từ đầu tháng 2/2008 đến nay.