Hiện nay, nghệ thuật pháp lam- Huế còn nhiều kiệt tác chưa được khám phá. Ấn tượng về sự sáng tạo tinh xảo của người nghệ nhân đi trước là động lực để người đương thời tạo nên những tác phẩm mới...
Tách trà pháp lam, vật dụng cung đình Nguyễn.
Muộn còn hơn không
Trên phạm vi cả nước, cố đô Huế hiện còn giữ được nhiều tác phẩm pháp lam nhất, và toàn là những tác phẩm đẹp nhất. Điều này cũng dễ hiểu, vì nhà Nguyễn, đặc biệt 3 vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức ưa chuộng dòng nghệ thuật này, nên cho sử dụng vào việc trang hoàng cung cấm, lăng tẩm, phủ đệ…
Pháp lam là danh xưng do triều đình nhà Nguyễn đặt ra để gọi những chế phẩm làm bằng đồng tráng men nhiều màu, do các nghệ nhân trong quan xưởng của triều Nguyễn, tiếp thu từ kỹ nghệ chế tác “pháp lang” (falang) của người Trung Quốc. Căn cứ vào các tài liệu, thư tịch và hiện vật pháp lam ở bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, cũng như trên các công trình kiến trúc thời Nguyễn, cho thấy kỹ nghệ chế tác pháp lam được nghệ nhân Việt Nam tiếp thu từ nước ngoài, nhưng có sáng tạo. Những sản phẩm tuyệt mỹ đó, một số đang được trưng bày, quản lý cẩn thận ở Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế và rải rác trong các di tích khác ở Huế.
![]() Bình hoa pháp lam (mới) tại Festival làng nghề 2013 Huế. |
Pháp lam Huế xuất hiện dưới triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, là buổi thịnh thời của triều Nguyễn: quốc gia thống nhất, kinh tế ổn định. Triều đình chăm lo việc xây dựng kinh đô, đền miếu, trang trí tô điểm cho đời sống đế vương. Để thực hiện công việc lớn lao đó, nhiều nghệ nhân đã được chọn, gửi đi học nghề ở Trung Quốc, đương thời là một quốc gia nổi tiếng về các nghề thủ công, mỹ nghệ. Do vậy, có thể dự đoán đã có một số tác phẩm pháp lam được mua về từ nước ngoài, trước khi nghề pháp lam ở Huế ra đời. Đa phần nguyên liệu phải mua từ nước ngoài rất tốn kém, kỹ thuật chế tác phức tạp, trải qua nhiều công đoạn, nên muốn học nghề pháp lam phải có kinh tế gia đình khá giả, ổn định.
![]() Sản phẩm pháp lam (mới) được giới thiệu với công chúng. |
Gần 150 năm tồn tại, nhà Nguyễn để lại trên đất cố đô Huế những tác phẩm pháp lam có một không hai, vừa là một loại hình trang trí, vừa là những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật pháp lam không phải là nghệ thuật phổ thông, đối tượng tiêu thụ sản phẩm là thành phần giàu có thời Nguyễn: hoàng thân quốc thích, quan lại, phú hộ... Vì thế, dòng sản phẩm này sau năm 1945 chỉ tồn tại ở bộ phận nhỏ như: phủ đệ, dinh thự.. Trong dân gian, ít gia đình nào sở hữu các tác phẩm pháp lam. Do đó sự phổ biến, kế tục nghệ thuật pháp lam phần nào bị hạn chế.
Sau này, khi xã hội bắt đầu chú ý đến các tác phẩm pháp lam, thì nghệ thuật này đã mai một, thất truyền về kỹ thuật chế tác, và không còn dấu tích các lò xưởng. Hiện nay, đang có những công trình tìm tòi, nhằm khôi phục nghề pháp lam Huế. Tuy cố gắng nhiều, song kết quả rất khiêm tốn, chất lượng sản phẩm chưa đạt chuẩn. Song cũng là tín hiệu đáng mừng về việc hồi sinh nghề pháp lam ở Việt Nam.
Tiếp thu và sáng tạo
Do hiện vật pháp lam ở Huế đa số thuộc loại hình pháp lam “họa”, chỉ được sử dụng trong hoàng cung, nên thuật ngữ pháp lam Huế được dùng để gọi chung kỹ nghệ chế tác pháp lam ở Việt Nam. Đối với người Trung Quốc, cầu kỳ hơn, pháp lam là tất cả các chế phẩm có cốt làm bằng đồng, được phủ một hoặc nhiều lớp men màu, rồi đem nung. Tùy theo phương pháp chế tác thai cốt (dán chỉ đồng hay chạm trổ trực tiếp lên cốt đồng) và phương thức tráng men (phủ men vào các ô trũng) hay trực tiếp vẽ các họa tiết trang trí bằng men màu (trên bề mặt cốt đồng) mà người ta kiểm định tác phẩm.
![]() Những cổ vật pháp lam tuyệt mỹ được trưng bày. |
Xét về chức năng, pháp lam Huế là một loại vật liệu kiến trúc, chịu đựng tốt các tác động ngoại lực, nhiệt độ, tác hại của mưa nắng và thời gian. Vì thế, thường được sử dụng để tạo thành các đồ án trang trí hình khối gắn trên đầu đao, đỉnh nóc, bờ quyết, mái nhà… hoặc tạo thành các mảng trang trí phẳng, hình vẽ phong cảnh, hoa cỏ, chim muông, thơ văn chữ Hán… trên các cung điện, các nghi môn hoàng cung và lăng tẩm nhà vua. Xét về mỹ thuật, pháp lam Huế là những tác phẩm nghệ thuật đa dạng, màu sắc rực rỡ, đề tài trang trí phong phú và sinh động.
Chúng đều là những cổ vật quý hiếm, sang trọng, chỉ được dùng để trang trí ở những nơi cung điện, tôn miếu uy nghiêm như điện Thái Hòa (Đại Nội, Huế), điện Hòa Khiêm (làng Tự Đức), điện Biểu Đức (làng Thiệu Trị)... , hoặc là đồ dùng trong cung đình như bát, tô, đĩa, khay, chậu hoa, bình hoa, hộp trầu, hộp phấn và những đồ tế tự như lư trầm, bát hương, quả bồng... Trình độ kỹ thuật chế tác pháp lam thời kỳ đầu chưa đạt độ sắc nét, tinh xảo, màu sắc không bằng pháp lam nước ngoài, nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, pháp lam Huế lại khẳng định dấu ấn sáng tạo của người Việt, của văn hóa Việt.
Tại Huế, trong Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình đang trưng bày 98 hiện vật pháp lam quý giá, gồm các vật dụng cung đình như: bát, ly, khay, đĩa, bình hoa, chum, hộp, quả bồng, lư hương, bát hương, chậu đựng cành vàng lá ngọc... Ngoài ra, pháp lam còn được lưu giữ trên các đồ áng rồng, máy, bát bửu, hoa điểu, thơ văn chữ Hán... tại một số công trình kiến trúc khác. Đa số những hiện vật pháp lam này đều do nghệ nhân và thợ Việt Nam làm, với sự giúp đỡ của các nghệ nhân mời từ Trung Quốc sang.
Căn cứ vào các tác phẩm còn lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, có thể thấy dòng pháp lam Huế (thời Nguyễn) có đặc trưng riêng, không rập khuôn với dòng pháp lam thời Minh và thời Thanh ở Trung Quốc. Đây chính là thành tựu đáng trân trọng của các nghệ nhân pháp lam tiền bối.
Theo baotintuc.vn
Chiều 7/9, Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ gặp mặt kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993-2018), 15 năm Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại (2003-2018).
Sáng ngày 7/9 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc Triển lãm “Rồng- Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.
Sáng ngày 7/9, tại Sân điện Kiến Trung, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức trưng bày giới thiệu Dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung”.
Kể từ ngày 05/9/2018, quy định thời giờ làm việc hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh các cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
Dấu ấn thời khắc lịch sử qua Tuần lễ Vàng năm 1945 lần đầu tiên được chuyển thể qua kịch bản Tuồng, đã làm nổi bật ý nghĩa cộng sinh “dân với nước”, làm nổi bật tính nhân văn của Hồ Chủ tịch giữa cuộc chuyển giao của chế độ phong kiến ở nước ta cho Chính phủ Lâm thời. Sông Hương trích đăng 2 cảnh trong kịch bản tuồng lịch sử mang tính văn học này.
Sáng 31/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra Lễ trao tặng và tiếp nhận tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Ngày 31/8, tại phường Thủy Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra lễ hội trái cây thanh trà Huế lần thứ VI năm 2018 với chủ đề: “Thanh trà - Hương vị xứ Huế”.
Chiều ngày 30/8, tại hội trường Đại học Huế đã diễn ra chương trình thơ “Tổ quốc tự hào, đất nước mến yêu”. Chương trình do Hội thơ Hương Giang phối hợp với Đại học Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm 73 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh Việt Nam 2/9.
Chiều 30/8, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi bế mạc trại sáng tác Văn học Quảng Ngạn năm 2018.
Chiều ngày 30/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế đã diễn ra Lễ Tổng kết, trao giải và khai mạc Triển lãm Mỹ thuật “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình Huế”
Tối ngày 28/8/2018 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh đã diễn ra Liên hoan đưa thông tin về cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X, năm 2018. Hoạt động nhằm chào mừng 73 năm Ngày Cách mạng Tháng tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chiều ngày 28/8, Tại Trung Tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc Triển lãm về các thành tựu nổi bật của các đơn vị, địa phương trong năm năm qua. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan “ Đưa thông tin về cơ sở” lần thứ X.
Sáng 24/8, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học Quảng Ngạn 2018. Tham gia trại sáng tác có 10 nhà văn, nhà thơ là hội viên của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 23/8, Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức giới thiệu tác phẩm Tự truyện Mạ Tui của nhà giáo Nguyễn Viết An Hòa. Đây là một tác phẩm đầy ý nghĩa trong mùa Vu lan hiếu hạnh.
Tối ngày 21/8, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra chương trình kỷ niệm 5 năm thành lập Ca Huế thính phòng (20/8/2013 - 20/8/2018), chương trình đã thu hút đông đảo người đam mê nghệ thuật, du khách đến tham gia, thưởng thức.
Nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, sáng ngày 17/8, tại Bảo tàng Văn hóa Huế diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Huế những ngày Tháng Tám lịch sử năm 1945” .
Sáng ngày 15/8, tại Hội trường Đại học Khoa học Huế đã diễn ra buổi giao lưu giữa Hội nhà văn Đài Loan, Trường Đại học Thành Công của Đài Loan và Trường Đại học Khoa học Huế.
Chiều ngày 10/8, Thư viện Tổng hợp Tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban liên lạc trường thanh niên Tiền tuyến Huế tổ chức Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Trường thanh niên tiền tuyến Huế và buổi giới thiệu sách Tướng Cao Văn Khánh – Hồi ức lịch sử của tác giả Trần Bảo Vân.
Sáng ngày 07/8, tại trụ sở UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các Hội chuyên ngành thành viên.
Chiều 1/8, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Bắt vạ tri âm” của tác giả Trần Duy Phiên.