Pháp lam Việt và dấu ấn sáng tạo

08:23 10/02/2014

Hiện nay, nghệ thuật pháp lam- Huế còn nhiều kiệt tác chưa được khám phá. Ấn tượng về sự sáng tạo tinh xảo của người nghệ nhân đi trước là động lực để người đương thời tạo nên những tác phẩm mới...

Tách trà pháp lam, vật dụng cung đình Nguyễn.

Muộn còn hơn không


Trên phạm vi cả nước, cố đô Huế hiện còn giữ được nhiều tác phẩm pháp lam nhất, và toàn là những tác phẩm đẹp nhất. Điều này cũng dễ hiểu, vì nhà Nguyễn, đặc biệt 3 vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức ưa chuộng dòng nghệ thuật này, nên cho sử dụng vào việc trang hoàng cung cấm, lăng tẩm, phủ đệ…

 

Pháp lam là danh xưng do triều đình nhà Nguyễn đặt ra để gọi những chế phẩm làm bằng đồng tráng men nhiều màu, do các nghệ nhân trong quan xưởng của triều Nguyễn, tiếp thu từ kỹ nghệ chế tác “pháp lang” (falang) của người Trung Quốc. Căn cứ vào các tài liệu, thư tịch và hiện vật pháp lam ở bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, cũng như trên các công trình kiến trúc thời Nguyễn, cho thấy kỹ nghệ chế tác pháp lam được nghệ nhân Việt Nam tiếp thu từ nước ngoài, nhưng có sáng tạo. Những sản phẩm tuyệt mỹ đó, một số đang được trưng bày, quản lý cẩn thận ở Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế và rải rác trong các di tích khác ở Huế.

 

Bình hoa pháp lam (mới) tại Festival làng nghề 2013 Huế.


Pháp lam Huế xuất hiện dưới triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, là buổi thịnh thời của triều Nguyễn: quốc gia thống nhất, kinh tế ổn định. Triều đình chăm lo việc xây dựng kinh đô, đền miếu, trang trí tô điểm cho đời sống đế vương. Để thực hiện công việc lớn lao đó, nhiều nghệ nhân đã được chọn, gửi đi học nghề ở Trung Quốc, đương thời là một quốc gia nổi tiếng về các nghề thủ công, mỹ nghệ. Do vậy, có thể dự đoán đã có một số tác phẩm pháp lam được mua về từ nước ngoài, trước khi nghề pháp lam ở Huế ra đời. Đa phần nguyên liệu phải mua từ nước ngoài rất tốn kém, kỹ thuật chế tác phức tạp, trải qua nhiều công đoạn, nên muốn học nghề pháp lam phải có kinh tế gia đình khá giả, ổn định.

 

Sản phẩm pháp lam (mới) được giới thiệu với công chúng.


Gần 150 năm tồn tại, nhà Nguyễn để lại trên đất cố đô Huế những tác phẩm pháp lam có một không hai, vừa là một loại hình trang trí, vừa là những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật pháp lam không phải là nghệ thuật phổ thông, đối tượng tiêu thụ sản phẩm là thành phần giàu có thời Nguyễn: hoàng thân quốc thích, quan lại, phú hộ... Vì thế, dòng sản phẩm này sau năm 1945 chỉ tồn tại ở bộ phận nhỏ như: phủ đệ, dinh thự.. Trong dân gian, ít gia đình nào sở hữu các tác phẩm pháp lam. Do đó sự phổ biến, kế tục nghệ thuật pháp lam phần nào bị hạn chế.


Sau này, khi xã hội bắt đầu chú ý đến các tác phẩm pháp lam, thì nghệ thuật này đã mai một, thất truyền về kỹ thuật chế tác, và không còn dấu tích các lò xưởng. Hiện nay, đang có những công trình tìm tòi, nhằm khôi phục nghề pháp lam Huế. Tuy cố gắng nhiều, song kết quả rất khiêm tốn, chất lượng sản phẩm chưa đạt chuẩn. Song cũng là tín hiệu đáng mừng về việc hồi sinh nghề pháp lam ở Việt Nam.


Tiếp thu và sáng tạo


Do hiện vật pháp lam ở Huế đa số thuộc loại hình pháp lam “họa”, chỉ được sử dụng trong hoàng cung, nên thuật ngữ pháp lam Huế được dùng để gọi chung kỹ nghệ chế tác pháp lam ở Việt Nam. Đối với người Trung Quốc, cầu kỳ hơn, pháp lam là tất cả các chế phẩm có cốt làm bằng đồng, được phủ một hoặc nhiều lớp men màu, rồi đem nung. Tùy theo phương pháp chế tác thai cốt (dán chỉ đồng hay chạm trổ trực tiếp lên cốt đồng) và phương thức tráng men (phủ men vào các ô trũng) hay trực tiếp vẽ các họa tiết trang trí bằng men màu (trên bề mặt cốt đồng) mà người ta kiểm định tác phẩm.

 

Những cổ vật pháp lam tuyệt mỹ được trưng bày.


Xét về chức năng, pháp lam Huế là một loại vật liệu kiến trúc, chịu đựng tốt các tác động ngoại lực, nhiệt độ, tác hại của mưa nắng và thời gian. Vì thế, thường được sử dụng để tạo thành các đồ án trang trí hình khối gắn trên đầu đao, đỉnh nóc, bờ quyết, mái nhà… hoặc tạo thành các mảng trang trí phẳng, hình vẽ phong cảnh, hoa cỏ, chim muông, thơ văn chữ Hán… trên các cung điện, các nghi môn hoàng cung và lăng tẩm nhà vua. Xét về mỹ thuật, pháp lam Huế là những tác phẩm nghệ thuật đa dạng, màu sắc rực rỡ, đề tài trang trí phong phú và sinh động.

Chúng đều là những cổ vật quý hiếm, sang trọng, chỉ được dùng để trang trí ở những nơi cung điện, tôn miếu uy nghiêm như điện Thái Hòa (Đại Nội, Huế), điện Hòa Khiêm (làng Tự Đức), điện Biểu Đức (làng Thiệu Trị)... , hoặc là đồ dùng trong cung đình như bát, tô, đĩa, khay, chậu hoa, bình hoa, hộp trầu, hộp phấn và những đồ tế tự như lư trầm, bát hương, quả bồng... Trình độ kỹ thuật chế tác pháp lam thời kỳ đầu chưa đạt độ sắc nét, tinh xảo, màu sắc không bằng pháp lam nước ngoài, nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, pháp lam Huế lại khẳng định dấu ấn sáng tạo của người Việt, của văn hóa Việt.


Tại Huế, trong Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình đang trưng bày 98 hiện vật pháp lam quý giá, gồm các vật dụng cung đình như: bát, ly, khay, đĩa, bình hoa, chum, hộp, quả bồng, lư hương, bát hương, chậu đựng cành vàng lá ngọc... Ngoài ra, pháp lam còn được lưu giữ trên các đồ áng rồng, máy, bát bửu, hoa điểu, thơ văn chữ Hán... tại một số công trình kiến trúc khác. Đa số những hiện vật pháp lam này đều do nghệ nhân và thợ Việt Nam làm, với sự giúp đỡ của các nghệ nhân mời từ Trung Quốc sang.

Căn cứ vào các tác phẩm còn lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, có thể thấy dòng pháp lam Huế (thời Nguyễn) có đặc trưng riêng, không rập khuôn với dòng pháp lam thời Minh và thời Thanh ở Trung Quốc. Đây chính là thành tựu đáng trân trọng của các nghệ nhân pháp lam tiền bối.

 

Theo baotintuc.vn

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Từ ngày 27/12/2019 đến 08/01/2020, thương hiệu bia Huda tiếp tục thực hiện chương trình tặng quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt với mong muốn mang tới một mùa Tết hạnh phúc và ấm áp hơn cho người dân miền Trung.

  • Chiều 28/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình VHNT xuất sắc năm 2019 nhằm ghi nhận sự đóng góp cho sự phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà của các văn nghệ sĩ.

  • Mở đầu cho số báo Chào Xuân 2020, Sông Hương giới thiệu bài viết “Nhà thơ Tố Hữu với địa danh Lao Bảo”, đây là niềm tri ân công lao người đã góp công lớn vào những mùa xuân cho thế hệ mai sau. Lao Bảo ngày xưa với Tố Hữu chỉ là hình ảnh ngục tù, nhưng đó cũng là trường học cách mạng thật sự quan trọng để hun đúc phẩm giá làm người. Tinh thần vì tự do cho mình và cho người đã khiến người tù trở thành chiến sĩ cách mạng, chiến thắng chính nỗi tham sân của mình để góp phần cho chiến thắng chung của cách mạng. Bài viết đã cho thấy rằng, cuộc chiến chống lại sự hà khắc của kẻ thù xâm lược đồng thời cũng là cuộc đấu tranh nội tâm rất dễ thương vong. Đây cũng là bài học quý đối với người lãnh đạo và cán bộ trong sự nghiệp làm cách mạng vì lợi ích chung của đất nước và của nhân dân.

  • Thừa Thiên Huế là một miền di sản, trong nỗ lực để được công nhận thành phố trực thuộc Trung ương cần phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo tồn những giá trị quý hiếm. Bộ Chính trị nhận thấy điều này và đã nêu ra rằng, các tiêu chí xét công nhận thành phố trực thuộc Trung ương cho Thừa Thiên Huế như hiện nay là không còn phù hợp, cần có thêm những Nghị quyết mới song hành. Lãnh đạo Tỉnh đã hướng đến phát triển Huế trở thành “Thành phố Di sản” quốc gia theo hướng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Bài viết “Thừa Thiên Huế: Phía trước là ‘Thành phố di sản’” sẽ phân tích tình hình kế hoạch của tỉnh cũng như tiềm năng cần phát huy của Huế trong tương lai.
     

  • Chiều 23/12, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phối hợp khai mạc triển lãm “Một thời bút nghiên” nhân dịp kỷ niệm 100 năm nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam chấm dứt.

  • Sáng 20/12, tại Khu tượng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (phường An Tây, TP Huế) đã diễn ra lễ dâng hương, kỷ niệm  231 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25/11 năm Mậu Thân 1788) và xuất binh đại phá quân Thanh

  • Sáng ngày 20/12, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh,  Sở Văn hóa và Thể thao ThừaThiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm về Quân đội Nhân dân Việt Nam. Triển lãm nhân dịp Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

  • Chiều ngày 19/12, tại tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm thơ “Gửi em cô gái đỏng đảnh” của nhà văn Nguyễn Quang Hà. 

  • Chiều 17/12, Hội đồng Nghệ thuật Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã có cuộc họp xét các tác phẩm dự Tặng thưởng tác phẩm VHNT xuất sắc của Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế năm 2019.

  • Chiều 16/12, Sở Văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi gặp mặt, tuyên dương, khen thưởng Huấn luận viên và Vận động viên Thừa Thiên Huế đã có thành tích thi đấu xuất sắc tại kỳ SEA Games 30 vừa diễn ra tại Philippines.

  • Sáng ngày 11/12, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi sáng tác âm nhạc với đề tài “Công nhân và Công đoàn Việt Nam”.

  • Chiều ngày 10/12, tại Trường Đại học Nghệ thuật, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật nhân Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12) .

  • Chiều ngày 9/12, Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn) đã được khai trương nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. Chương trình được truyền hình trực tuyến tại điểm cầu chính Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố.

  • Tháng 12, Sông Hương dành nhiều trang cho mục văn thơ nhạc tri ân người lính. Đó là nỗi niềm người lính năm xưa trở lại đường Chín, “con đường một thời căng như đạn bắn/ Máu đã từng thấm ướt đất ba dan”, nghĩ về đồng đội đã khuất khi nhìn vạt lau trắng ảo ảnh. Đó là hình ảnh vầng trăng trên đảo vương trên dàn mướp vàng tuyệt đẹp: “Đảo giữ vầng trăng giữa biển/ Như ngôi sao trên nền cờ Tổ quốc”. Đó là những nốt nhạc “dập dìu trên sóng trùng khơi xa trùng khơi, trái tim rực lửa…”; là “tình yêu người lính cảnh sát biển ở nơi đầu sóng nơi đầu gió trên biển đảo quê hương…”.

  • Sáng ngày 3/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Phát huy các giá trị văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”.

  • Sáng 30/11, tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra chương trình “Nhìn lại 20 năm lũ lớn miền Trung” với chủ đề “Kết chặt tay xây đời mới”. 

  • Sáng ngày 29/11, tại Đại học Huế, Sở Khoa học Công nghệ phối hợp với Đại học Huế tổ chức  Hội thảo“Phát triển tài sản trí tuệ, từ nghiên cứu đến thương mại hóa sản phẩm”.

  • Sáng ngày 28/11, tại TP Huế, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi khu vực II năm 2019. 

  • Sáng ngày 22/11, Tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày chuyên đề “Nông cụ truyền thống Huế” nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

  • Chiều 21/11, tại Trường THCS Thống Nhất, Tỉnh đoàn vừa tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi “Tái chế nhựa phế liệu” trong khối THCS, THPT trên địa bàn tỉnh TT-Huế năm 2019.